Vai trò của ý thức pháp quyền trong đời sống xã hội và ứng dụng trong quá trình xây dựng ý thức pháp quyền ở Việt Nam hiện nay - pdf 28

Download miễn phí Tiểu luận Vai trò của ý thức pháp quyền trong đời sống xã hội và ứng dụng trong quá trình xây dựng ý thức pháp quyền ở Việt Nam hiện nay



Như chúng ta đó biết Việt Nam là một đất nước cú lịch sử văn húa lõu đời,ngay từ xa xưa ụng cha ta đó phải khẳng định rằng:phộp vua”thua”lệ làng”.Suy nghĩ này đó ăn sõu vào tiềm thức cua người dõn tạo nờn một cản trở khú khăn cho việc xõy dựng ý thức phỏp quyền ở Việt Nam.Như V.I>LeNin đã từng nói “ người ta có thể đập tan ngay một thiết chế nhưng không bao giờ đap tan ngay được một tập quán”.Bên cạnh nạn “sứ quân” trên nhiều lĩnh vực pháp chế và hành chính công quyền ở Việt Nam là một vấn nạn lớn cho nhu cầu trật tự pháp chế quốc gia. Khi mà thẩm quyền của quốc gia bị dừng lại ở cổng làng thì nạn thao túng và lạm dụng quyền lực ở cấp độ địa phương là hệ quả không thể tránh khỏi. Nạn sứ quân có nhiều hình thức.Tinh thần che chở bè quái, quen biết trên căn bản cá nhân và tổ chức là trọng tâm; tinh thần thượng tôn luật pháp là thứ yếu. Chúng ta có thể nói rằng những phạm vi luật pháp trầm trọng ở Việt Nam hiện nay ( ma tuý, buôn lậu, phá rừng, ô nhiễm môi trường, kinh doanh phi pháp) phần lớn đều được chủ động từ những phần tử ảnh hưởng đến chính quyền địa phương dưới nhiều hình thức. Chính quyền trung ương chỉ có thể càm thiệp vào khi mà vấn đề đã trở nên quá lớn và không thể còn che đậy được nữa. Hiện tượng bất mãn, đấu tranh của quần chúng nông thôn ở các vùng ở Vịêt Nam gần đây vì nhiều vấn đề ở nhiều địa phương khác nhau đang báo động đến vấn đề trật tự pháp chế lớn lao này. Nếu có một nguy cơ nào lớn nhất để làm tiêu huỷ biện minh cai trị của Đảng Cộng sản và tan vỡ cơ chế công quyền Việt Nam thì đó là sự bất lực của chính quyền trung ương đối với các vấn đề địa phương này.





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ệt trong việc xây dựng ý thức pháp quyền của công dân
II-NHỮNG TIỀN ĐỀ XÂY DỰNG Ý THỨC PHÁP QUYỀN TRONG XÃ HỘI
1-Tiền đề kinh tế
Sự ra đời và vận hành của một nền mới tạo ra bước chuyển mạnh mẽ trong đời sông kinh tế-xã hội của đất nước.Trình độ mới của lực lượng sản xuất phát triển làm thay đổi và xuất hiện nhiều quan hệ kinh tế mới trong sản xuất,kinh doanh,cung ứng dịch vụ,phân phối,lưu thông hàng hóa tiền tệĐiều này tất yếu dẫn đến nhu cầu khách là nhà nước phải thực hiện các biện pháp mà trước hết là xây dựng hệ thống pháp quyền,tạo ra cơ chế đảm bảo quyền sản,kinh doanh,cạnh tranh trên thị trường.Hay nói khác đi,buộc nhà nước phải thay đổi cách quản lí kinh tế-xã hội bằng pháp luật,phải xây dựng một nền ý thức pháp quyền đủ ở mức tạo thành hành thang pháp lí kiện toàn cho mọi hoạt động kinh doanh,tạo cơ sở pháp lí cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế
Hơn nữa,việc chỉ ra một cách đúng đắn những hạn chế của cơ chế quản lí cũ giúp chúng ta tìm được cách khắc phục nó một cách hiệu quả.Việc xóa bỏ cơ chế cũ phải diễn ra đồng thời với việc xây dựng cơ chế quản lí mới,từ đó tạo ra động lực mạnh mẽ để giải phóng năng lực sản xuất từng bước hoàn thiện nền pháp quyền khi các điều kiện kinh tế,chính trị của đất nước phát triển đến một trình độ nhất định,tạo điều kiện vật chất và tinh thần cần thiết để các quyền cơ bản của công dân trên mọi lĩnh vực của xã hội được đảm bảo thực thi một cách đầy đủ và triệt để
2-Tiền đề chính trị xã hội
Cùng với quá trình đổi mới kinh tế,những tác đọng về mặt chính trị-xã hội cũng tạo ra tiền đề quan trọng trong quấ trình hình thành tư duy,lí luận về ý thức pháp quyền.pháp luật là phương tiện triệt để củng cố,duy trì trật tự văn hóa xã hội.Giữa pháp luật và nhà nước phải có mối quan hệ hữu cơ với nhau.Để tạo nên sự ổn định của nhà nước,làm cho hệ thống bộ máy nhà
nước vận hành đúng quỹ đạo,phát huy được hiệu lực quản lý , điều hành thì phải xây dựng một hệ tư tưởng pháp luật đúng đắn
Trong hệ thống chính trị nhà nước và các tổ chức chính trị xã hội là những bộ phận cấu thành cơ bản . Việc xây dựng ý thức pháp quyền phải được đặt trong bối cảnh đổi mới đồng bộ các thành tố cơ bản của hệ thống chính trị , trong mối quan hệ tác động qua lại giữa nhà nước và các tổ chức chính trị . Ngoài ra hệ thống chính trị xã hội cũng góp phần tạo ra tiền đề môi trường chính trị xã hội đặc biệt quan trọng trong việc nhận thức lý luận về xây dựng pháp luật nói riêng và ý thức pháp quyền nói riêng
III-VAI TRÒ CỦA Ý THỨC PHÁP QUYỀN TRONG ĐỜI SÔNG
XÃ HỘI
Ý thức pháp quyền có vai trò hết sức quan trọng trong đời sống xã hội nói chung và đời sống pháp luật nói riêng . Pháp luật và hệ tư tưởng pháp quyền là tiền đề tư tưởng trực tiếp và tham gia vào tất cả các quá trình xây dựng pháp luật , thực hiện pháp luật và áp dụng pháp luật . Việc xác định vai trò của ý thức pháp quyền chính là xác định vai trò ý thức pháp luật của con người đối với xã hội hay cụ thể hơn là vai trò của con người trong ý thức về pháp luật , về tính hợp pháp và không hợp pháp trong hành vi của mình được quy định trong pháp luật . Về việc chấp hành và thực thi pháp luật . Từ đó tạo ra nhu cầu cần nắm vững pháp luật , tạo điều kiện cho các tầng lớp nhân dân nắm pháp luật làm công cụ bảo vệ xã , bảo vệ chế độ và bảo vệ các quyền lợi hợp pháp của mình . Pháp luật là một hiện tượng khách quan nhưng sự ra đời hình thành và phát triển của nó lại phải thông qua nhân tố chủ quan là con người , nói cách khác là thông qua ý thức pháp luật của con người . Xã hội càng phát triển thì pháp luật càng có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội , do đó ý thức pháp luật của con người cũng dần trở thành nguyên tắc và tiền đề của việc quản lý xã hội . Những thay đổi khách quan trong đời sống xã hội trước hết được phản ánh trong ý thức pháp luật rồi sau đó mới thể hiện các quy phạm pháp luật tương ứng . Pháp luật chính là sự thể hiện những nhận thức về các hiện tượng pháp lý tồn tại trong đời sống xã hội , từ đó đưa ra những cách xử sự chung cho các chủ thể
Ý thức pháp luật là tiền đề tư tưởng trực tiếp để con người dưới sự lãnh đạo của chính Đảng , thiết lập trật tự xã hội bằng các xây dựng hệ thống pháp luật phù hợp với điều kiện của đất nước , cũng cố và phát huy hiệu lực của nhà nước và pháp luật trong việc quản lý các lĩnh vực của đời sống xã hội . Việc từng bước phát triển hệ thống , quan điểm , nguyên tắc cơ bản về xây dựng hệ tư tưởng pháp quyền tạo khuôn khổ pháp lý để nhà nước quản lý bằng pháp luật trên các lĩnh vực : kinh tế , xã hội , anh ninh quốc phòng . Điều đó có ý nghĩa quan trọng trên lĩnh vực xây dựng nhà nước và pháp luật
, làm cơ sở cho đổi mới hệ thống chính trị , đổi mới tổ chức hoạt động của bộ máy nhà nước phù hợp hơn với hoàn cảnh lịch sử
Ý thức pháp luật là biểu hiện khả năng nhận thức của con người trong lĩnh vực pháp luật . Nếu ý thức pháp luật tích cực nó trở thành điều kiện trực tiếp quan trọng để xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật . Ngược lại nếu ý thức pháp luật còn ở trình độ thấp không đầy đủ thì việc xây dựng hệ thống pháp luật sẽ không phù hợp với yêu cầu khách quan của xã hội , từ đó kìm hãm sự phát triển của xã hội . Có thể nói trong quá trình xây dựng và phát triển của một đất nước việc xác định và phát huy hiệu lực điều chỉnh của vấn đề ý thức pháp quyền có một ý nghĩa hết sức quan trọng , không những góp phần cũng cố bảo vệ một cách có hiệu quả những thành tựu của cách mạng mà còn nhằm phát huy những thành tựu đó , tạo đà cho bước phát triển mới của xã hội trong bối cảnh chính trị thế giới đã và đang biến đổi sâu sắc
PHẦN II
QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG Ý THỨC PHÁP QUYỀN
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
I-BẢN CHẤT CỦA QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG Ý THỨC PHÁP QUYỀN Ở VIỆT NAM
Ý thức pháp quyền là một hệ thống các tư tưởng quan điểm của một giai cấp về bản chất, vai trò của pháp luật, quyền và nghĩa vụ của nhà nước, tổ chức cá nhân về tính hợp pháp và không hợp pháp của hành vi con người trong xã hội, nhận thức và tình cảm của con người trong việc thực thi luật pháp của nhà nước.Xây dựng ý thức pháp quyền cũng chính là xây dựng một
nền tảng pháp chế căn bản, thể hiện rõ được tất cả những vấn đề liên quan đến pháp luật, nhà nước và con người trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội
Ở Việt Nam, quá trình xây dựng ý thức pháp quyền gắn liền với quá trình xây dựng nhà nước Pháp quyềnViệt Nam xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân. Chỉ khi có một nhà nước như vậy mới có thể phát huy được quyền dân chủ của nhân dân, đảm bảo quyền sống, quyền được làm việc, được lao động, được học hành, được đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội
Chính vì vậy, bản chất của quá trình xây dựng ý thức pháp quyền ở Việt Nam chính là quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN của dân, do dân, vì dân.
Nghiên cứu về vấn đề ý thức nghĩa pháp quyền ở Việt Nam, ta đi vào nghiên cứu những đặc điểm, yêu cầu, bối cảnh thực trạng và giải pháp của việc xây dựng nhà nứơc pháp quyền ở Việt Nam trong thời kỳ hiện nay.
II-YÊU CẦU CỦA QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG Ý THỨC
PHÁP QUYỀN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
1. Đối với Việt Nam, vấn đề xây dựng nhà nước pháp quyền đang đựơc đặt ra như một tất yếu lịch sử và tất yếu khách quan
Tính tất yếu lịch sử của việc xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam bắt nguồn từ chính lịch sử xây dựng và phát triển của Nhà nước ta.Ngay từ khi thành lập và trong quá trình phát triển,Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đã và luôn là một Nhà nứơc hợp tiến, hợp pháp. Nhà nước được tổ chức và hoạt động trên cơ sở các quy định của Hiến pháp và pháp luật.Các đạo luật tổ chức Quốc hội, Chính phủ,Toà án nhân dân,Viện kiểm soát nhân dân và các đạo luật về chính quyền địa phương được xây dựng trên cơ sở các Hiên pháp năm 1946, năm 1959, năm 1980 và năm 1992.Những lần Hiến pháp được sửa đổi và thông qua là những bước củng cố cơ sở pháp luật cho tổ chức và hoạt động của bản thân các cơ quan Nhà nước.Vì vậy, có thể nói quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam là một quá trình lịch sử được bắt đầu ngay từ Tuyên ngôn độc lập năm 1945 và Hiến pháp năm 1946.Quá trình này đã trải qua hơn nửa thế kỷ với nhiều giai đoạn phát triển đặc thù.Ngày nay, quá trình này đang được tiếp tục ở một tầng cao phát triển mới với nhiều đòi hỏi và nhu cầu cải cách mới.
Tính tất yếu khách quan của việc xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam xuất phát từ định hướng xã hội chủ nghĩa mà mục tiêu cơ bản là xây dựng một chế độ dân giàu, nứơc mạnh, xã hội công bằng dân chủ,văn minh.Chúng ta ý thức sâu sắc rằng, để xây dựng được một chế độ xã hội có
mục tiêu như vậy, công cụ, phương tiện cơ bản chỉ có thể là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và một nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trên cơ sở chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.Tính tất yếu khách quan ấy còn xuất phát từ đặc điểm của thời đại với xu thế toàn cầu hoá.Nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi chúng ta phải tiếp tục đẩy mạnh cải cách Nhà nứơc,cải cách pháp luật,bảo đảm cho Nhà nước không ngừng vững mạnh,cơ hiệu lực để...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status