Tình hình thực hiện Luật thuế giá trị gia tăng đối với sản phẩm xây dựng tại Tổng công ty Xây dựng Công trình Giao thông 1 - pdf 28

Download miễn phí Đề tài Tình hình thực hiện Luật thuế giá trị gia tăng đối với sản phẩm xây dựng tại Tổng công ty Xây dựng Công trình Giao thông 1



LỜI CẢM ƠN
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ THUẾ - THUẾ GTGT
I. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THUẾ 1
1. Bản chất của thuế 1
2. Phân loại thuế 1
3. Vai trò của thuế trong nền kinh tế thị trường ở nước ta 2
4. Hệ thống chính sách thuế hiện hành ở nước ta 2
II. THUẾ GTGT - NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA THUẾ GTGT 3
1. Khái niệm 3
2. Sự ra đời và phát triển của thuế GTGT 3
3. Sự cần thiết phải áp dụng thuế GTGT tại Việt Nam 4
4. Nội dung cơ bản của thuế GTGT 5
4.1. Đối tượng chịu thuế 5
4.2. Đối tượng không chịu thuế 5
4.3. Đối tượng nộp thuế GTGT 7
4.4. Căn cứ tính thuế GTGT 7
4.5. Phương pháp tính thuế 11
 
CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN LUẬT THUẾ GTGT TẠI TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG 1
I. KHÁI QUÁI CHUNG VỀ TỔNG CÔNG TY 14
1. Quá trình hình thành và phát triển của TCT 14
2. Ngành nghề kinh doanh 15
3. Sơ đồ bộ máy TCT và phòng TC-KT 16
4. Sơ bộ về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 18
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


uy định tại Điều 6 luật thuế GTGT số 02/1997/QH9 ngày 10/05/1997 và Điều 5 Nghị định số 79/2000/NĐ - CP ngày 29/12/2000 thì căn cứ tính thuế GTGT là giá tính thuế và thuế suất.
a. Giá tính thuế GTGT
Được quy định chi tiết đối với các loại hàng hoá, dịch vụ tại Điều 7 luật thuế GTGT số 02/1997/QH9 và Điều 6 nghị định số 79/2000/NĐ - CP.
Giá tính thuế là một căn cứ quan trọng để xác định số thuế GTGT phải nộp, giá tính thuế là giá bán chưa có thuế được ghi trên hoá đơn bán hàng của người bán hàng, người cung cấp dịch vụ hay người nhập khẩu.
Giá tính thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ được xác định cụ thể như sau:
Đối với hàng hoá, dịch vụ do cơ sở sản xuất, kinh doanh bán ra hay cung ứng cho đối tượng khác là giá bán chưa có thuế GTGT. Giá tính thuế đối với các loại hàng hoá, dịch vụ bao gồm cả khoản phụ thu và phí thu thêm ngoài giá hàng hoá, dịch vụ mà cơ sở kinh doanh được hưởng, trừ các khoản phụ thu và phí cơ sở kinh doanh phải nộp NSNN.
Đối với hàng hoá nhập khẩu là giá nhập khẩu tại cửa khẩu cộng với thuế nhập khẩu; giá nhập khẩu tại cửa khẩu làm căn cứ tính thuế GTGT được xác định theo các quy định về giá tính thuế hàng nhập khẩu.
Sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ dùng để trao đổi, biếu tặng hay để trả thay lương, giá tính thuế GTGT được xác định theo giá tính thuế của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ cùng loại hay tương đương tại cùng thời điểm phát sinh các hoạt động này.
Đối với sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ cơ sở kinh doanh xuất để tiêu dùng không phục vụ cho sản xuất, kinh doanh hay cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ không chịu thuế GTGT thì phải tính thuế GTGT đầu ra. Giá tính thuế tính theo giá bán của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ cùng loại.
Đối với dịch vụ do phía nước ngoài cung ứng cho các đối tượng tiêu dùng ở Việt Nam, giá tính thuế GTGT là giá dịch vụ phải thanh toán cho phía nước ngoài.
Đối với hoạt động cho thuê tài sản, giá tính thuế là giá cho thuê chưa có thuế.
Đối với hàng hoá bán theo cách trả góp, giá tính thuế là giá bán trả một lần chưa có thuế GTGT của hàng hoá đó (không bao gồm lãi trả góp), không tính theo số tiền trả góp từng kỳ.
Đối với gia công hàng hoá, giá tính thuế là giá gia công chưa có thuế.
Đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt là giá xây dựng, lắp đặt chưa có thuế GTGT của công trình, hạng mục công trình hay phần công việc thực hiện (không phân biệt có bao thầu hay không bao thầu vật tư, thiết bị).
Đối với cơ sở kinh doanh được Nhà nước giao đất xây nhà, cơ sở hạ tầng kỹ thuật để bán, chuyển nhượng gắn với chuyển quyền sử dụng đất, giá tính thuế GTGT đối với nhà, cơ sở hạ tầng bán ra hay chuyển nhượng là giá bán, giá chuyển nhượng chưa có thuế, trừ tiền sử dụng đất phải nộp NSNN (theo giá đất quy định khi giao đất).
Đối với hoạt động kinh doanh bất động sản, giá tính thuế GTGT được trừ giá đất chịu thuế chuyển quyền sử dụng đất.
Đối với dịch vụ đại lý tàu biển, dịch vụ môi giới, uỷ thác xuất nhập khẩu và dịch vụ khác hưởng tiền công hay tiền hoa hồng, giá tính thuế là tiền công hay tiền hoa hồng được hưởng chưa có thuế GTGT.
Đối với vận tải, bốc xếp, giá tính thuế là giá cước vận tải, bốc xếp chưa có thuế GTGT, không phân biệt cơ sở trực tiếp vận tải, bốc xếp hay thuê lại.
Đối với hàng hoá, dịch vụ có tính đặc thù dùng các chứng từ như tem bưu chính, vé cước vận tải, vé xổ số kiến thiết ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT thì giá chưa có thuế được xác định như sau:
Giá thanh toán (tiền bán vé, bán tem)
Giá chưa có thuế GTGT =
1 + thuế suất của hàng hoá, dịch vụ đó
Đối với dịch vụ cầm đồ, giá tính thuế là tiền phải thu từ dịch vụ này bao gồm tiền lãi phải thu từ cho vay cầm đồ và chênh lệch thu được từ bán hàng cầm đồ.
Đối với sách, báo, tạp chí bán theo đúng giá phát hành (giá bìa) theo quy định luật xuất bản thì giá bán đó được xác định là giá đã có thuế GTGT để tính thuế GTGT và doanh thu của cơ sở (đối với loại chịu thuế GTGT). Các trường hợp bán không theo giá bìa thì thuế GTGT tính trên giá bán ra.
Đối với dịch vụ in, giá tính thuế là tiền công in không bao gồm tiền giấy in.
Đối với dịch vụ đại lý giám định, đại lý xét bồi thường, đại lý đòi người thứ ba của dịch vụ kinh doanh bảo hiểm, giá tính thuế là tiền công hay tiền hoa hồng được hưởng, bao gồm cả khoản phí tổn cơ sở kinh doanh bảo hiểm thu được.
b. Thuế suất thuế GTGT
Được quy định chi tiết tại Điều 8 Luật thuế GTGT và Điều 7 Nghị định số 79/2000/NĐ - CP của Chính phủ. Hiện nay có 4 mức thuế suất: 0%, 5%, 10% và 20% được áp dụng đối với từng loại hàng hoá, dịch vụ sản xuất, kinh doanh trong nước hay nhập khẩu. Việc quy định các mức thuế suất khác nhau nhằm thể hiện chính sách điều tiết thu nhập và hướng dẫn tiêu dùng với các loại hàng hoá, dịch vụ khác nhau.
- Thuế suất 0%: Được áp dụng đối với hàng hoá xuất khẩu, kể cả hàng hoá gia công xuất khẩu, hàng hoá thuộc diện chịu thuế TTĐB xuất khẩu; dịch vụ sửa chữa máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải cho nước ngoài; phần mềm máy tính xuất khẩu; dịch vụ xuất khẩu lao động. Mức thuế suất này có ý nghĩa kích thích sản xuất hàng xuất khẩu, tạo điều kiện cho hàng hoá xuất khẩu có thể cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Khi cơ sở sản xuất kinh doanh có hàng xuất khẩu không những không phải nộp thuế GTGT đầu ra mà còn được hoàn lại số thuế GTGT đầu vào đã trả khi mua các yếu tố đầu vào để sản xuất hàng xuất khẩu.
- Thuế suất 5%: Mức thuế suất này được áp dụng đối với các hàng hoá, dịch vụ thiết yếu cần khuyến khích, hay sản xuất kinh doanh còn đang gặp nhiều khó khăn (40 nhóm sản phẩm, dịch vụ) như than đá; sản phẩm cơ khí; nước sạch phục vụ sản xuất và sinh hoạt; phân bón, thuốc trừ sâu; thuốc phòng và chữa bệnh; sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản chưa qua chế biến (không phải do cơ sở trực tiếp sản xuất, khai thác bán ra); lâm sản chưa qua chế biến; thực phẩm tươi sống và lương thực; xây dựng, lắp đặt; vận tải, bốc xếp,
- Thuế suất 10%: Là mức thuế suất phổ biến, áp dụng cho các loại hàng hoá, dịch vụ thông thường, không quy định trong các mức thuế suất 0%, 5%, 20% (khoảng 17 nhóm sản phẩm, dịch vụ).
- Thuế suất 20%: Là mức thuế suất cao được áp dụng đối với các hàng hoá, dịch vụ không thiết yếu, cần có sự điều tiết cao như vàng, bạc, đá quý; xổ số kiến thiết; đại lý tàu biển, dịch vụ môi giới.
4.5. Phuơng pháp tính thuế
Theo quy định tại Điều 9 luật thuế GTGT và Điều 8 Nghị định số 79/2000/NĐ - CP ngày 29/12/2000 thuế GTGT cơ sở kinh doanh phải nộp được tính theo một trong hai phương pháp: phương pháp khấu trừ thuế (sau đây gọi là phương pháp khấu trừ) và phương pháp trực tiếp trên GTGT (sau đây gọi là phương pháp trực tiếp).
Đối tượng áp dụng và thuế phải nộp được xác định theo từng phương pháp như sau:
4.5.1. Phương pháp khấu trừ
a. Đối tượng áp dụng
Là các đơn vị, tổ chức kinh doanh, doanh nghiệp thành lập theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước, Luật doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các đơn vị, tổ chức kinh doanh khác, trừ các đối tượng áp dụng tính thuế theo phương pháp trực tiếp trên GTGT.
b. Xác định thuế GTGT phải nộp như sau:
Số thuế GTGT = Thuế GTGT - Thuế GTGT đầu vào
phải nộp đầu ra được khấu trừ
Trong đó:
Thuế GTGT đầu ra được xác định như sau:
Giá tính thuế của Thuế suất thuế
Thuế GTGT đầu ra = hàng hoá, dịch vụ x GTGT của hàng
chịu thuế bán ra hoá, dịch vụ đó
Cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng tính thuế theo phương pháp khấu trừ thuế khi bán hàng hoá, dịch vụ phải tính và thu thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ bán ra. Khi lập hoá đơn bán hàng hoá, dịch vụ, cơ sở kinh doanh phải ghi rõ giá bán chưa có thuế, thuế GTGT và tổng số tiền người mua phải thanh toán. Trường hợp hoá đơn chỉ ghi giá thanh toán, không ghi giá chưa có thuế và thuế GTGT thì thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ bán ra phải tính trên giá thanh toán ghi trên hoá đơn, chứng từ . Doanh thu chưa có thuế được xác định bằng giá bán trừ (-) thuế tính trên giá bán.
Thuế GTGT đầu vào được xác định như sau:
Tổng số thuế GTGT ghi trên hoá đơn GTGT Thuế GTGT đầu vào = mua hàng hoá, dịch vụ hay chứng từ nộp thuế GTGT
hàng hoá nhập khẩu
Căn cứ Thông tư số 116/2002/TT-BTC ngày 25/12/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 108/2002/NĐ-CP ngày 25/12/2002 của Chính phủ về việc bãi bỏ quy định khấu trừ thuế GTGT đầu vào theo tỷ lệ (%) đối với một số hàng hoá, dịch vụ sau đây kể từ 01/01/2003:
- Hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT mua của cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT của hoá đơn bán hàng (hay là hoá đơn bán hàng thông thường).
- Hàng hoá là nông, lâm, thuỷ sản chưa qua chế biến mua của cơ sở sản xuất không chịu thuế GTGT ở khâu sản xuất sử dụng hoá đơn GTGT.
- Hàng hoá là nông, lâm, thuỷ sản chưa qua chế biến; đất, đá, cát, sỏi, các phế liệu mua của người bán không có hoá đơn, có bảng kê (nay là hoá đơn thu mua hàng nông, lâm, thuỷ sản đối với hàng nông, lâm, thuỷ sản).
- Tiền bồi thường kinh doanh bảo hiểm của nghiệp vụ bảo hiểm thuộc đối tượng chịu thuế GTGT (tính trên giá trị bồi thường bảo hiểm) thuộc trách nhiệm bồi thường của...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status