Nâng cao hiệu quả công tác tuyển mộ và tuyển dụng lao động - pdf 28

Download miễn phí Đề tài Nâng cao hiệu quả công tác tuyển mộ và tuyển dụng lao động



LỜI NÓI ĐẦU. 1
PHẦNI: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TUYỂN MỘ VÀ TUYỂN DỤNG
 LAO ĐỘNG. 4
 I. Các học thuyết về quản lý và sử dụng lao động. 4
1. Học thuyết của F.W. Taylor. 4
2. Học thuyết của Henry Mayo. 6
 II. Vai trò và các nhân tố ảnh hưởng đến tuyển mộ và
tuyển dụng lao động. 7
1. Vai trò. 7
2. Các nhân tố ảnh hưởng đến tuyển mộ và
 tuyển dụng lao động. 8
III. Tuyển mộ lao động. 13
1. Nguồn nội bộ. 14
2. Nguồn bên ngoài. 15
IV. Quy trình tuyển dụng lao động. 20
1. Phỏng vấn sơ bộ. 21
2. Xem xét mẫu đơn xin việc. 21
3. Trắc nghiệm. 23
4. Phỏng vấn sâu. 29
5. Điều tra lý lịch. 39
6. Khám sức khoẻ và quyết định tuyển dụng. 39
PHẦNII: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYỂN MỘ VÀ TUYỂN
 DỤNG LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CMC. 41
I. Khái quát.





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


khuynh hướng đào tạo phỏng vấn viên chuyên nghiệp. Công việc đào tạo phỏng vấn chuyên viên rất cần thiết vì được huấn luyện, những phỏng vấn viên này có thể rút tỉa được những điểm chính, yêu cầu phải biết, phải diễn dịch, cần phối hợp chứng minh, cũng như tránh được những lầm lẫn để đi đến những nhận xét khách quan về một ứng viên.
Tuy nhiên bên cạnh những phỏng vấn viên chuyên nghiệp, Công ty cũng không nên quên việc huấn luyện cho một số các vị trí là những phỏng vấn viên trong một số trường hợp nào đó, đó là tổng giám đốc, trưởng phòng tổ chức, trưởng phòng kỹ thuật, chuyên viên tâm lý... Điều này có vẻ xa lạ đối với người Việt Nam. Trên thực tế các Công ty lớn trên thế giới hàng năm đều bắt buộc từ tổng giám đốc xuống các trưởng phòng đều phải qua các khoá huấn luyện. Tuy nhiên hình thức khác hẳn với các khoá huấn luyện nhân viên thông thường.
4.3. Vai trò của phỏng vấn viên.
*Chuẩn bị cuộc phỏng vấn
Để chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn đạt kết quả tốt, không những phỏng vấn viên mà cả người được phỏng vấn cũng cần chuẩn bị chu đáo. Về phía ứng viên thì các giấy tờ cần thiết như văn bằng chứng chỉ, giấy giới thiệu... đều phải mang theo để chứng minh các dữ kiện đã khai trong hồ sơ. Đối với phỏng vấn viên thì cần chuẩn bị một số vấn đề sau: Trước tiên cần chú giải hồ sơ. Hồ sơ cần có đơn xin việc của ứng viên, học bạ... Nghĩa là phỏng vấn viên phải ghi ra những điểm thắc mắc của mình đối với ứng viên, bởi vì cần làm sáng tỏ thì công việc phỏng vấn mới khách quan được. Dĩ nhiên là việc chú giải những nghi ngờ khó hiểu phải được thực hiện ngay sau khi nhận được hồ sơ của ứng viên. Ngoài ra, phỏng vấn viên sửa soạn những tài liệu và vật dụng để trình bày cho ứng viên xem như hợp đồng, hình ảnh, phiếu điều kiện làm việc, những chi tiết liên quan đến Công ty mà ứng viên cần biết. Đọc kỹ lại những hồ sơ để có một khái niệm tổng quát về một ứng viên trước khi phỏng vấn.
* Không khí buổi phỏng vấn
Cuộc phỏng vấn phải có tính cách hai chiều nghĩa là ứng viên đến dự không phải chỉ để nhận xét, mà ngược lại ứng viên đến là để thăm dò cũng như tìm hiểu về Công ty và các điều kiện làm việc của Công ty.
Sự chênh lệch trình độ giữa phỏng vấn viên và ứng viên quá cao sẽ gây ra không khí căng thẳng trong buổi phỏng vấn. Do đó buổi phỏng vấn cần được thoải mái và dễ chịu. Sau đây là một số điểm cần lu ý:
- Phỏng vấn viên phải điều chỉnh như thế nào để ứng viên có dịp đặt những câu hỏi vì đa số ứng viên đều có khuynh hướng thụ động, họ chỉ trả lời câu hỏi hơn là đặt câu hỏi.
- Phỏng vấn viên không nên tiếp đón ứng viên trong phòng làm việc của ông ta vì như vậy ứng viên sẽ có cảm tưởng e dè sợ sệt... vì khung cảnh phòng làm việc của phỏng vấn viên có thể chứng minh phần nào uy quyền của ông ta.
- Trong khi phỏng vấn viên dành tất cả thời gian cần thiết vào buổi phỏng vấn, nghĩa là phỏng vấn viên nên thu xếp một thời khoá biểu thuận lợi nhất để không bị quấy rầy trong suốt cuộc phỏng vấn và làm cho ứng viên không có cảm tưởng là mình bị coi thường. Nói cách khác phỏng vấn viên phải tạo ra một khung cảnh thích hợp, tạo sự thông cảm cũng như đừng bao giờ làm cho ứng viên cảm giác e dè nghi ngờ hay sợ hãi khi đối thoại.
* Một số điều chú ý khi đặt câu hỏi
Phỏng vấn viên có thể hỏi nhiều nội dung nhng những nội dung sau đây là chủ yếu
+ Những yếu tố liên quan đến quá trình nghề nghiệp của ứng viên có những điểm sau:
- Chức vụ trước đây
- Làm sao ứng viên đã xin được việc làm đó?
- Cách xử sự của ứng viên đối với cấp chỉ huy trực tiếp với đồng nghiệp như thế nào?
- Những lý do khiến ứng viên xin nghỉ việc ở cơ sở cũ.
+ Những yếu tố liên quan đến trình độ học vấn của ứng viên
- ứng viên thích những môn học nào nhất và cho biết lý do?
- ứng viên ghét những môn học nào nhất và cho biết lý do?
- Trong thời gian đi học, ứng viên có làm thêm những công việc phụ nào không. Nếu có xin cho biết lý do.
- Những công trình của ứng viên (nếu có)
- Đã thi hành nghĩa vụ quân sự chưa và ứng viên nghĩ thế nào về vấn đề này.
- ứng viên có học thêm những khoá tu nghiệp, huấn luyện, hàm thụ nào không?
- Ai đã đài thọ học phí
- Những sở thích cá nhân của ứng viên như các môn thể thao, sách báo, du lịch, âm nhạc, nghệ thuật...
+ Những yếu tố liên quan đến nhân sinh quan của ứng viên
- ứng viên có theo đuổi một mục đích nào trong cuộc sống không? Và ứng viên đã làm gì để đạt được mục đích đó?
- Theo quan niệm của ứng viên, để thành công trong cuộc sống phải có những mục đích nào?
- Cái gì kích thích và lôi cuốn ứng viên nhất như thiện cảm, những trở ngại khó khăn, sự sợ hãi, tiền bạc, sự mạo hiểm, sự tò mò...
- Cảm nghĩ của ứng viên về những vị cấp trên cũ
- ứng viên quan niệm thế nào về vai trò của mình đối với cấp dới?
- Làm thế nào để có thể điều khiển, hướng dẫn cấp dới.
- Có khi nào người khác tìm đến ứng viên để tâm sự và có khi nào ứng viên tâm sự với người khác không?
- Để nhận xét một cá nhân, ứng viên dùng trực giác hay suy luận
- ứng viên có khả năng nhận xét một người ngay trong buổi gặp gỡ đầu tiên không? ứng viên theo phương pháp nào? Dựa theo từng nguyên tắc nào để ứng viên có thể kết luận về cá nhân đó.
- ứng viên có khi nào kiểm soát những hành vi của mình không? Bằng cách nào?
- Nghề nghiệp nào ứng viên đánh giá là phù hợp với mình nhất.
- ứng viên có khi nào mua chịu hàng hoá không? Bằng tín dụng hay ghi sổ nợ?
- Theo ứng viên yếu tố nào khiến cho một tổ chức thành công. Trên đây là những nội dụng mang tính cách hướng dẫn mà phỏng vấn viên thường hay sử dụng. Tuy nhiên cũng tuỳ vào vị trí mà phỏng vấn viên hỏi những nội dung có liên quan.
* Thời gian phỏng vấn
Chúng ta có thể loại bỏ những ứng viên kém sau 15 đến 20 phút phỏng vấn. Nhưng đối với những ứng viên suất sắc thì phỏng vấn viên dành một thời gian dài hơn (có thể đến 45 phút) để có thể đánh giá chính xác về ứng viên này. Nhng cũng không nên kéo dài cuộc phỏng vấn quá đáng vì sẽ gây sự nhàm chán cho cả phỏng vấn viên cũng như ứng viên. Nói tóm lại phỏng vấn viên phải uyển chuyển thời gian cần thiết cho thích hợp.
4.4. Phân loại phỏng vấn.
Các nhà khoa học ngày nay đã đưa ra nhiều loại phỏng vấn khác nhau nhưng về cơ bản, chỉ có hai loại phỏng vấn thường được áp dụng phổ biến trong việc tuyển nhân viên đó là phỏng vấn theo mẫu hay phỏng vấn không theo mẫu.
+ Phỏng vấn theo mẫu
Bảng phỏng vấn dựa vào những câu hỏi đã được soạn sẵn và áp dụng cho tất cả ứng viên. Phương pháp này vẫn rất hữu dụng khi ta muốn tuyển nhiều ứng viên vào cùng một công việc và nhất là Công ty không có đủ thời gian để phỏng vấn sâu. Dưới đây là bảng phỏng vấn mẫu do Mc.Murray lập ra. Bảng phỏng vấn này sẽ giúp cho phỏng vấn viên khai thác một số khía cạnh có liên quan đến quá trình nghề nghiệp của ứng viên.
Bảng 2:Bảng phỏng vấn mẫu
Công ty... địa chỉ... Điện thoại...
Tại sao ứng viên tìm được công việc tại cơ sở này...
Bản chất công việc lúc khởi đầu... Lương bổng nhận được lúc bắt đầu công việc... Công việc đã thay đổi nh thế nào... Lương bổng nhận được lúc thôi việc... Liệt kê những đặc điểm trong chức vụ đảm nhiệm... Tên vị chỉ huy trực tiếp của đương sự... Địa chỉ của vị chỉ huy trực tiếp... Lý do đương sự thôi việc... Trong lúc làm việc ở đây đương sự có xin một công việc bán thời gian nào không... Nếu có hãy cho biết các chi tiết về sở làm, chức vụ và bản chất của việc làm...
+ Phỏng vấn không theo mẫu
Trong một số trường hợp phỏng vấn viên muốn tìm hiểu sâu về một vấn đề nào đó hay đối với vài chi tiết mà nếu phỏng vấn viên hỏi trực tiếp thì có thể ứng viên không trả lời hay trả lời miễn cưỡng vì một lý do bí mật hay tự ái...Do đó phỏng vấn viên phải dùng phương pháp hỏi gián tiếp. Nghĩa là, phỏng vấn viên "lái" câu chuyện xung quanh những điểm mà ông ta muốn biết.
Trong cuộc phỏng vấn gián tiếp này, ứng viên sẽ vô tình cung cấp những tin tức hay những dữ kiện cần thiết. Sau đó phỏng vấn viên sẽ phối hợp những câu trả lời để biết rõ về ứng viên hơn đối với một số lĩnh vực nào đó.
Đây là một loại phỏng vấn rất phức tạp, nhưng tế nhị đòi hỏi phỏng vấn viên phải là người có năng khiếu, có tài khéo léo riêng biệt, và nhất là có kinh nghiệm phong phú. Ngoài ra loại phỏng vấn gián tiếp đòi hỏi thời gian khá dài, bởi vậy phương pháp này chỉ nên áp dụng khi tuyển dụng những nhân viên cao cấp trong xí nghiệp hay tổ chức mà thôi.
4.5. Phương pháp phỏng vấn.
* Phỏng vấn hội đồng
Đây là phương pháp nhiều người phỏng vấn một người trong một buổi phỏng vấn. Công ty sẽ đa ra một vài người để phỏng vấn ứng viên. Bởi vì phỏng vấn kiểu này khá tốn kém nên nó thường được áp dụng để phỏng vấn ứng viên xin chức vụ quản trị.
* Phỏng vấn căng thẳng
Hầu hết các cuộc phỏng vấn đều hạn chế tới mức tối thiểu sự căng thẳng của ứng viên. tuy nhiên đôi khi Công ty lại cố ý tạo sự căng thẳng của ứng viên để xem ứng viên phản ứng như thế nào trong một số tình huống. Phỏng vấn này được gọi là phỏng vấn căng thẳng. Loại phỏng vấn này chỉ áp dụng đối với các phỏng vấn viên có trình độ v...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status