Công tác tổ chức và quản lý thu BHXH tại cơ quan BHXH thị xã Phủ Lý - Tỉnh Hà Nam - pdf 28

Download miễn phí Đề tài Công tác tổ chức và quản lý thu BHXH tại cơ quan BHXH thị xã Phủ Lý - Tỉnh Hà Nam



LỜI NÓI ĐẦU 1
Phần I: Lý luận chung về bảo hiểm xã hội 3
I/ Sự cần thiết của BHXH 3
1. BHXH trong đời sống kinh tế xã hội của người lao động 3
2. Sự ra đời của BHXH 5
II. Những nội dung cơ bản về BHXH 9
1. Bản chất, chức năng và nhiệm vụ của BHXH 9
2. Quỹ bảo hiểm xã hội 14
3. Hệ thống các chế độ BHXH 20
III. BHXH ở Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường 23
Phần II: Công tác tổ chức và quản lý thu BHXH tại cơ quan BHXH thị xã Phủ lý – Hà Nam 28
I. Vài nét về cơ quan BHXH thị xã Phủ Lý 28
1. Lịch sử ra đời và quá trình phát triển của cơ quan 28
2. Những đặc điểm kinh tế – xã hội của thị xã ảnh hưởng đến tình hình hoạt động của BHXH 29
II. Công tác tổ chức và quản lý thu BHXH của BHXH Phủ Lý 30
1. Các đối tượng tham gia BHXH 30
2. Công tác tổ chức thu BHXH 32
3. Công tác quản lý thu BHXH 34
4. Thực trạng thu và quản lý thu BHXH trong thời gian qua ở BHXH thị xã Phủ lý 35
5. Những kết quả đạt được trong công tác thu BHXH 39
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


tài khoản thu BHXH tỉnh mở tại địa phương và số liệu tài khoản của đơn vị sử dụng lao động...
- Hướng dẫn đơn vị sử dụng lao động làm thủ tục cấp sổ BHXH cho người lao động thuộc quyền quản lý của họ.
* Đối với các đơn vị sử dụng lao động đã đăng ký tham gia BHXH và các đơn vị vừa mới tham gia BHXH, các cán bộ chuyên quản lý thu được phân công phải thường xuyên tiếp xúc với họ, làm công tác điều tra cơ bản để nắm chính xác các thông tin cần thiết phục vụ cho công tác thu BHXH gồm:
- Tổng số lao động thực tế đơn vị đã sử dụng, tổng số lao động đã đăng ký tham gia BHXH. Trong tổng số lao động còn lại chưa đăng ký tham gia BHXH có còn ai thuộc diện phải tham gia BHXH bắt buộc mà đơn vị sử dụng lao động chưa đăng ký cho họ không. Nếu còn thì yêu cầu đơn vị phải đăng ký tiếp và nộp BHXH cho họ.
- Tình hình biến động tăng giảm số lao động trong quý.
- Tổng quỹ tiền lương trích nộp BHXH của những người tham gia BHXH.
Từ những thông tin trên xác định số tiền nộp BHXH phải thu hàng tháng đối với đơn vị sử dụng lao động.
Bước 5: Thu và ghi sổ BHXH.
Đây là bước quan trọng nhất trong nghiệp vụ BHXH vì có thu được tiền BHXH vào khoản thu BHXH của BHXH Việt Nam thì quỹ BHXH mới hình thành và tồn tại, việc thu và ghi sổ BHXH cho người lao động được tiến hành ở tất cả các tỉnh, huyện một cách thường xuyên theo trình tự sau:
- Hàng tháng, căn cứ vào danh sách lao động và quỹ tiền lương trích nộp BHXH do các đơn vị sử dụng lao động lập và danh sách lao động điều chỉnh tăng giảm nộp BHXH lập hàng quý, BHXH tỉnh huyện đôn đốc và tổ chức thu BHXH theo mức quy định, chậm nhất là vào kỳ lương cuối cùng trong tháng.
- Chậm nhất là vào ngày 10 tháng đầu quý sau, BHXH tỉnh, huyện cùng các đơn vị sử dụng lao động kiểm tra, lập bảng đối chiếu nộp BHXH của quý trước. Nếu có chênh lệch giữa số đã nộp và số phải nộp thì nộp tiếp vào đầu quý sau (nếu chênh lệch thiếu) hay coi như đã nộp trước cho tháng đầu quý sau (nếu chênh lệch thừa).
- Trường hợp các đơn vị sử dụng lao động nộp BHXH chậm hàng tháng thì ngoài việc nộp phạt số tiền chậm trả tính theo mức lãi suất tiền gửi tiết kiệm ngắn hạn của ngân hàng tại thời điểm truy nộp, còn phải nộp phạt theo quy định tại điều 11 trong Nghị định 38/CP ngày 25/6/1996 của Chính phủ quy định và xử phạt hành chính.
- Căn cứ vào danh sách lao động và quỹ tiền lương trích nộp BHXH, danh sách lao động điều chỉnh tăng giảm mức nộp BHXH và số tiền BHXH các đơn vị sử dụng lao động đã nộp, cơ quan BHXH tiến hành kiểm tra, đối chiếu mức nộp BHXH của từng người lao động trước khi ghi vào sổ BHXH.
Việc cấp sổ BHXH cho từng người lao động được thực hiện thường xuyên 1lần/1năm cho các lao động không thay đổi mức đóng BHXH trong năm. Đối với các trường hợp người lao động có thay đổi mức đóng BHXH hay di chuyển nơi làm việc thì phải ghi từng thời điểm, thời gian có sự thay đổi.
Bước 6: Chuyển tiền thu BHXH về cơ quan BHXH cấp trên.
Chỉ khi nào toàn bộ số tiền thu BHXH được chuyển đầu tư vào tài khoản thu BHXH Việt Nam thì lúc đó quá trình thu BHXH mới kết thúc và quỹ BHXH mới thực sự hình thành và có điều kiện để đảm bảo tồn tại và phát triển. Chính vì vậy, BHXH địa phương cần có những biện pháp nhằm tập trung nhanh số thu BHXH đồng thời làm thủ tục chuyển kịp thời số thu BHXH về tài khoản thu của BHXH Việt Nam. Số lần chuyển tiền về BHXH Việt Nam được quy định vào ngày 10,20 và 30 hàng tháng.
Bước 7: Thống kê, tổng hợp số liệu, lập và gửi báo cáo thu BHXH về cơ quan BHXH cấp trên.
Bước này được thực hiện ở tất cả các BHXH tỉnh và huyện một cách thường xuyên và liên tục. Có như vậy thì các số liệu thống kê về công tác thu BHXH do chúng ta cung cấp mới thực sự đảm bảo được chính xác và kịp thời, góp phần phục vụ cho công tác quản lý của BHXH cấp dưới được tốt. Để thực hiện được tốt đòi hỏi các cơ quan BHXH cấp dưới phải tổ chức thu thập thông tin, tổng hợp số liệu về thu BHXH qua đó gửi báo cáo nhanh (10ngày 1 lần), báo cáo hàng tháng, hàng quý cho cơ quan BHXH cấp trên. BHXH Việt Nam là cơ quan cuối cùng tổng hợp số liệu về tình hình thu và quản lý nguồn thu BHXH từ BHXH tỉnh.
3. Hệ thống các chế độ BHXH.
Chế độ Bảo hiểm xã hội là sự cụ thể hóa chính sách BHXH, là hệ thống các quy định cụ thể về đối tượng, phạm vi, điều kiện hưởng, mức hưởng trợ cấp... và nêu rõ sự bố trí, sắp xếp các phương tiện để thực hiện. Những quy định này được luật pháp hoá và thể chế hoá dưới dạng luật hay các văn bản pháp luật khác, phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của mỗi nước trong mỗi giai đoạn lịch sử cụ thể, các chế độ BHXH có tính chất pháp lý chặt chẽ với những quy định rõ ràng, chi tiết và dễ hiểu. Vì vậy, có thể chính sách BHXH của một số nước giống nhau, nhưng nội dung các chế độ BHXH thường khác nhau, thậm chí rất khác nhau.
Theo công ước Giơnever số 102 của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) thuộc liên hợp quốc tế ký ngày 28/6/1952, BHXH có 9 chế độ sau:
Chăm sóc y tế.
Trợ cấp ốm đau.
Trợ cấp thất nghiệp.
Trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.
Trợ cấp tuổi già.
Trợ cấp gia đình.
Trợ cấp sinh đẻ.
Trợ cấp khi tàn phế.
Trợ cấp ch người còn sống.
Nhưng trên thực tế không phải nước nào cũng thực hiện được toàn bộ 9 chế độ trên và không phải nước cào cũng có phạm vi, đối tượng hình thành quỹ... giống nhau. Có nghĩa là việc thực hiện BHXH ở những nước khác nhau thì khác nhau tuỳ theo điều kiện cụ thể cuả từng nước và hoàn cảnh cụ thể của mỗi giai đoạn phát triển mà mỗi nước có những hình thức áp dụng khác nhau cho phù hợp.
Trên thế giới có 35 nước thực hiện 9 chế độ, 37 nước chưa thực hiện được chế độ thứ 3 (trợ cấp thất nghiệp), 67 nước chưa thực hiện được chế độ thứ 3 và thứ 6 (trợ cấp thất nghiệp và trợ cấp gia đình).
ở Việt Nam dưới chính quyền Pháp thuộc, chúng đã thực hiện BHXH đối với công chức và quân nhân Việt Nam hưởng lương phục vụ trong bộ máy hành chính và quân đội Pháp ở Đông Dương khi họ ốm đau, tuổi già hay chết.
Còn đối với công nhân Việt Nam, việc thực hiện BHXH hết sức khó khăn, gần như chính quyền Pháp không công nhận một quyền lợi nào về BHXH. Công nhân Việt Nam chết, ốm đau, tai nạn trong các nhà máy, đồn điền cao su... không được mai táng, chữa bệnh, phụ nữ sinh đẻ vẫn phải làm việc, trẻ em sinh ra yếu ớt không được chăm sóc.
Từ khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hoà được thành lập, Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản pháp luật về BHXH. Sắc lệnh 54/SL ngày 14/6/1946 ấn định việc cấp hưu bổng cho công chức. Sắc lệnh này quy định công chức phải đóng hưu liễm và trong quỹ hưu bổng có phần đóng thêm của Nhà nước. Sắc lệnh 76/SL ngày 20/5/1950 đã ấn định cụ thể hơn các chế độ trợ cấp hưu trí, thai sản, chăm sóc y tế, tai nạn và tiền tuất đối với viên chức. Trong khu vực sản xuất, lúc này chưa thành lập quỹ BHXH, nhưng sắc lệnh 29/SL ngày 12/3/1947 và sắc lệnh 77/SL ngày 22/5/1950 đã ấn định cụ thể các chế độ trợ cấp ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, hưu trí, tử tuất đối với công nhân.
Sau khi hoà bình lập lại ở miền Bắc, thực hiện hiến Pháp năm 1949, Hội đồng Chính phủ ban hành Điều lệ tạm thời về các chế độ BHXH đối với công nhân, viên chức nhà nước kèm theo Nghị định 218/CP ra đời ngày 27/12/1961 của Hội đồng Chính phủ quy định như sau: Chế độ trợ cấp BHXH gồm 6 loại:
Trợ cấp ốm đau.
Trợ cấp thai sản.
Trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.
Trợ cấp mất sức lao động.
Trợ cấp hưu trí.
Trợ cấp tử tuất.
Do một thời kỳ dài bao cấp 6 chế độ này nhìn chung đã đáp ứng được yêu cầu của xã hội và người lao động, góp phần tích cực vào việc thực hiện nhiều chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên, khi chuyển sang cơ chế thị trường điều kiện kinh tế của Nhà nước đã thay đổi hẳn vì vậy Nghị định 43/CP ra đời ngày 22/6/1993 và Nghị định 12/CP ngày 26/1/1995 đều thống nhất một quan điểm là BHXH chỉ thực hiện 5 chế độ và bỏ chế độ trợ cấp mất sức lao động.
Hiện nay, mức sống của dân cư toàn thế giới nói chung và từng nước nói riêng ngày càng được nâng cao do sự phát triển kinh tế xã hội ở mỗi quốc gia. Bởi vậy, ngày càng có nhiều nước quan tâm nghiên cứu và áp dụng hệ thống BHXH. Tính đến nay đã có trên 160 nước thực hiện chế độ BHXH.
Bảng1: Số nước thực hiện các chế độ BHXH trên thế giới.
ĐVT: nước
Năm
Chỉ tiêu
1940
1949
1958
1967
1977
1983
BHXH nói chung.
57
58
80
120
129
140
Chế độ trợ cấp tuổi già, tàn tật,tử tuất.
33
44
58
82
114
130
Chế độ trợ cấp ốm đau, thai sản.
57
36
59
65
72
85
Chế độ trợ cấp TNLĐ và BNN.
24
57
77
117
129
136
Chế độ trợ cấp thất nghiệp.
21
22
26
34
38
40
(Nguồn: Chương trình BHXH thế giới).
Đại đa số các nước đều tổ chức BHXH cho người cao tuổi, người tàn tật và thân nhân người bị tai nạn, chỉ có khoảng 1/4 nước trong số nước áp dụng BHXH thực hiện trợ cấp thất nghiệp, chế độ này thường được thấy ở những nước công nghiệp và có nền kinh tế thị trường phát triển.
III. BHXH ở Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường.
Sau khi thành lập chính quyền dân chủ nhân dân và trong suốt thời kỳ kháng chiến, mặc dù hoàn cảnh khó khăn nhưng Đảng và Nhà nước luôn quan tâm chăm sóc đời sống cho người lao động. Riêng đối vớ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status