Học thuyết tuần hoàn và chu chuyển tư bản và sự vận dụng nó vào nền kinh tế nước ta - pdf 28

Download miễn phí Đề tài Học thuyết tuần hoàn và chu chuyển tư bản và sự vận dụng nó vào nền kinh tế nước ta



Lời mở đầu 1
Mục lục 3
I.Chương I: Lí luận tuần hoàn và chu chuyển tư bản 4
 1.1 Lí luận tuần hoàn của tư bản 4
 a. Giai đoạn 1 4
 b. Giai đoạn 2 5
 c. Giai đoạn 3 6
 d. Sự biến chuyển của tư bản 6
 1.2 Chu chuyển tư bản 7
 a. Thời gian chu chuyển 8
 b. Tốc độ chu chuyển 9
 c. Tư bản cố định và tư bản lưu động 10
 1.3 Tác dụng , ý nghĩa, phương pháp của việc rút ngắn thời gian 11
chu chuyển
 II.Chương II. Vận dụng của học thuyết tuần hoàn và chu 14
chuyển tư bản vào thực tế của việc quản lý,sử dụng vốn .
 2.1 Vận dụng thực tế của học thuyết 14
 2.2 Vốn –vai trò của việc quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả 15
 2.3 Khái niệm, đặc điểm, phân loại vốn 16
 2.4 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn 18
III.Chương III : Thực trạng, một số đánh giá và biện pháp về 21
vốn ở Việt Nam
 3.1 Nhu cầu về vôn ở nước ta 21
 3.2 Kết qủa thực hiện vốn đầu tư toàn xã hội 22
 3.3 Một số tồn tại và yếu kém trong sử dụng vốn. 29
 3.4 Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn 29
 3.5 Các giải pháp huy động vốn 31
 3.6 Biện pháp sử dụng vốn hợp lý và tiết kiệm 35
 3.7 Biện pháp nâng c hiệu quả vốn đầu tư 36
Kết luận 39
Tài liệu tham khảo 40
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


hụ sản phẩm. Để rút ngắn thời gian tiêu thụ cần có các xúc tiến marketing hỗn hợp. Việc quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả trong giai đoạn này được thể hiện qua hiệu quả của các chiến lược marketing. Chiến lược marketing phù hợp sẽ giúp làm tăng doanh thu, giảm chi phí lưu thông và đương nhiên lúc đó, hiệu quả của tư bản sẽ là cao nhất.
2.2. Vốn – vai trò của việc quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả.
Như đã trình bày ở trên, việc quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả là một chìa khoá quan trọng cho thành công của các doanh nghiệp nói riêng và của cả nền kinh tế nói chung. Tuy nhiên do có những hạn chế nhất định, đề án này chỉ nghiên cứu về vốn và việc quản lý và sử dụng vốn ở phương diện vĩ mô.
Để thấy được vai trò của việc quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả, chúng ta hãy nhìn lại tình hình kinh tế nước ta thời kỳ kế hoạch hoá tập trung. Với tham vọng mau chóng xây dựng một nền kinh tế phát triển toàn diện tự chủ, trong đó công nghiệp hiện đại, giao thông, bưu điện, thương nghiệp quốc doanh tiên tiến, các nhà hoạch định chính sách đã đưa ra chiến lược “ưu tiên phát triển công nghiệp nặng”. Như chúng ta đều biết, công nghiệp nặng là ngành đòi hỏi phải có một lượng tư bản ứng trước lớn, thời gian chu chuyển của các tư bản cố định rất dài, do đó hiệu quả của tư bản đương nhiên không cao và hiệu quả kinh tế thu được rất chậm. Trong điều kiện nước ta lúc bấy giờ, nền kinh tế tăng trưởng chậm, lạm phát gia tăng, vốn đầu tư hầu hết chỉ dựa vào ngân sách quốc gia. Với điều kiện nguồn vốn ít ỏi, thực lực kinh tế còn yếu, đáng ra tư bản phải được đầu tư vào các ngành có thời gian chu chuyển hay tốc độ chu nhanh, còn việc phát triển công nghiệp nặng chỉ có thể phát triển một cách có hiệu quả khi nền kinh tế đã đạt được một số thành tựu nhất định, nguồn vốn lớn. Chính vì sai lầm này, mọi nguồn lực đều được sử dụng vô tội vạ, các nguồn vốn vay nước ngoài, các nguồn viện trợ đều được đổ vào công nghiệp nặng bất chấp hiệu quả, bất chấp quy luật cung cầu. Hậu quả là ngân sách nhà nước cạn kiệt, nợ nước ngoài chồng chất, lạm phát tăng, hệ thống công nghiệp nặng đồ sộ không còn được nuôi dưỡng bỗng chốc trở thành gánh nặng kinh tế.
Như vậy, có thể thấy rằng việc quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả là hết sức quan trọng, đặc biệt là trong việc xác định mục tiêu và hoạch định chiến lược kinh tế, từ đó có chiến lược huy động vốn và sử dụng vốn thích hợp. Nước ta hiện nay đang trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, với một nền kinh tế hết sức nhạy cảm với các tác động chủ quan cũng như khách quan. Vì thế việc xác định chính sách công nghiệp hay chiến lược công nghiệp hoá, hiện đại hoá sao cho phù hợp là bước quan trọng đầu tiên và quan trọng nhất.
2.3. Vốn kinh doanh của doanh nghiệp.
a)Khái niệm : Vốn là một trong những nhân tố có tầm quan trọng quyết định đối với hoạt động của nền kinh tế .Đặc biệt là đối với các doanh nghiệp.Vốn được biểu hiện dưới dạng vật chất và giá trị. Về phương diện vật chất, vốn bao gồm các loại máy móc thiết bị, nhà xưởng, nguyên vật liệu, nhiên liệu,thành phẩm hàng tồn khovốn là nhân tố đầu vào đồng thời bản thân nó là kết quả đầu ra của kinh tế.Vốn luôn chuyển động và chuyển hoá hình thái vật chất, cũng như từ hình thái vật chất sang hình thái tiền tệ.Vốn là tiền tệ là “trung gian” cần thiết để đảm bảo cho quá trình tái sản xuất diễn ra liên tục. Trong cơ chế thị trường, ngoài sự tồn tại dưới dạng vật chất, còn có loại vốn tồn tại dưới dạng tài sản có giá trị vô hình như: bằng phát minh,sáng chế, kinh nghiệm tay nghề,bí quyết. Xét trên diện rộng, người ta có thể coi tài nguyên lao động cũng là vốn.
Chính vì thế vốn là một nhân tố quan trong không thể thiếu được đối với một doanh nghiệp. Bởi vì phải có vốn thì doanh nghiệp mới đảm bảo được sự vận hành thường xuyên và có khả năng tăng trưởng trong tương lai. Nói một cách khác vốn chính là một tất yếu khách quan của doanh nghiệp.Như vậy chúng ta có thể hiểu một cách khái quát như sau:
Vốn là toàn bộ giá trị ứng ra cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh với mục đích đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Vốn được biểu hiện ở nhiều hình thái và tài sản vô hình, cũng như mọi kiến thức tích luỹ của doanh nghiệp, trình độ quản lý và tác nghiệp của cán bộ công nhân viên chức. Sự bảo tồn và tăng trưởng của vốn là nguyên lý và là điều kiện đảm bảo cho sự phát triển của doanh nghiệp.
b)Đặc điểm của vốn:
Vốn kinh doanh là phương tiện để đạt mục đích phát triển kinh tế nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người lao động.
- Vốn kinh doanh có giá trị và giá trị sử dụng.
- Khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, vốn vận đông không ngừng tạo ra sự tuần hoàn và chu chuyển vốn theo sơ đồ sau:
T-H
SLĐ
TLLĐ
SX .H’
..T’(T’>T)
ĐTLĐ
Sức lao động tiềm ẩn trong mỗi con người
c)Phân loại vốn kinh doanh.
Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn của doanh nghiệp người ta chia thành các loại vốn sau.
+ Vốn cố định
+ Vốn lưu động
Vốn cố định của doanh nghiệp
Khái niệm vốn cố định .
Vốn cố định của doanh nghiệp là một bộ phận của vốn đầu tư ứng trước về tài sản cố định mà đặc điểm của nó là luân chuyển dần dần trong nhiều chu kì sản xuất và hoàn thành một vòng tuần hoàn khi tài sản cố định hết hạn sử dụng.
Đặc điểm
Vốn cố định tham gia vào nhiều quá trính sản xuất kinh doanh
Vốn cố định được luân chuyển dần dần từng phần trong quá trình sản xuất khi tham gia vào quá trình sản xuất.
Sau nhiều chu kì sản xuất vốn cố định mới hoàn thành một vòng luân chuyển sau mỗi chu kỳ sản xuâts phần vốn đươc lưu chuyển vao giá trị sản phẩm dần dần tăng lên, song vốn đầu tư ban đầu vào tài sản cố định lại dần giảm xuống
cho tới khi tài sản cố định hết thời gian sử dụng giá trị của nó dược chuyển dịch hết vao giá trị sản phẩm đã sản xuất thì vốn cố định mới hoàn thành một vòng luân chuyển.
Vốn lưu động của các doanh nghiệp
*Khái niệm
Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động trong doanh nghiệp.
Tài sản lưu động có ba bộ phận :
TSLĐ lưu trữ.
TSLĐ trong sản xuất.
TSLĐ trong lưu thông.
Tài sản lưu động của doanh nghiệp trong doanh nghiệp sản xuất là những vật tư dự trữ như nguyên vật liệuvà sản phẩm dở dang trong quá trình sản xuất.
TSLĐ trong lưu thông bao gồm: sản phẩm hàng hoá chờ tiêu thụ, các loại vốn bằng tiền, vốn trong thanh toán,cac khoản chi phí chờ kết chuyển,chi phí trả trước
Đặc điểm:
- Khởi đàu vòng tuần hoàn vốn lưu động từ hình thái tiền tệ chuyển sang hình thái vạt tư, hang hoá dự trữ. Qua giai đoạn sản xuất vật tư hàng hoá trở thành bán thành phẩm và thành phẩm kết thúc vòng tuần hoàn khi sản phẩm được tiêu thụ, vốn lưu động lại trở về hình thái tiền tệ ban đầu nhưng với một lương lớn hơn (T’ > T).
Quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra một cách thường xuyên, liên tục lên cùng một thời điểm vốn lưu động thường tồn tại dưới tất cả các hình thái khác nhau trong các giai đoạn dự trữ sản xuất lưu thông của quá trình sản xuất .
Vốn lưu động hoàn thành một vòng tuần hoàn sau một chu kỳ sản xuất .
2.4. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp
Xuất phát từ vai trò của vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp .
Một doanh nghiệp với bát kỳ quy mô nào cần có mmột lượng vốn tiền tệ nhất định và việc huy động kịp thời các nguồn vốn có ý nghĩa vô cùng qúa trình quan trọng để các doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất và chớp được cơ hội kinh doanh. Trong nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển cạnh tranh gay gắt. Do đó để tồn tại và phát triển trong cơ chế này tất yếu các doanh nghiệp phải năng động nắm bắt nhu cầu thị trường ,đổi mới máy móc thiết bị , cải tiến quy trình công nghệ, đa dạng hoá sản phẩm , nâng cao chất lượng sản phẩm và giá thành hợp lý nhằm tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá ,mang lai lợi nhuận cao. Muốn vậy doanh nghiệp phải có vốn .Vốn trở thành một nhu cầu cấp thiết đối với tất cả các doanh nghiệp cho qúa trình sản xuất kinh doanh phát triển nghành nghề mới.
*Xuất phát từ ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
Mục đích hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là cung ứng sản phẩm lao động, dịch vụ cho xã hội nhằm đạt được lợi nhuận cao nhất . Để đạt được mục đích đó các doanh nghiệp phải phối hợp tổ chức ,phải thực hiện đồng bộ mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, trong đó vấn đè nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp có ý nghĩa hết sức quan trọng.
Trong cơ chế bao cấp các doanh nghiệp nhà nước coi nguồn vốn cấp phats từ ngân sách nhà nước đồng nghĩa với việc “cho không” nên tìm mọi cách để xin được nguồn vốn ,vì tiền không phải “mua” mà được cấp phát nên khi sử dụng nguồn vốn, doanh nghiệp không cần quan tâm đến hiệu quả kinh doanh. Vì nếu thua lỗ đã có Nhà nước bù đắp trang trải mọi thiếu hụt. Sự ỷ lại vào nhà nước, không quan tâm đến hiệu qủa sử dụng vốn là căn bệnh phổ biến của các doanh nghiệp nhà nước trong cơ chế thị trường hiện nay.
Chuyển sang nền kinh tế thị trường các khoản bao cấp về vốn không còn nữa. Cùng với việc chuyển giao quyền tự chủ sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status