Thực trạng về mối quan hệ với các nhà cung cấp ở Hà Nội của công ty Vinatour - pdf 28

Download miễn phí Đề tài Thực trạng về mối quan hệ với các nhà cung cấp ở Hà Nội của công ty Vinatour



CHƯƠNG 1 1
NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KINH DOANH 1
LỮ HÀNH VÀ MỐI QUAN HỆ VỚI NHÀ CUNG CẤP 1
1.1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN . 1
1.1.2. DOANH NGHIỆP LỮ HÀNH VÀ PHÂN LOẠI. 2
1.1.3. HỆ THỐNG SẢN PHẨM CỦA CÁC CÔNG TY LỮ HÀNH 6
1.1.4. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY LỮ HÀNH . 9
1.1.5.QUAN HỆ GIỮA DOANH NGHIỆP VỚI CÁC NHÀ CUNG CẤP 12
1.2- Vai trò của các nhà cung cấp với các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành. 12
1.2.1- KHÁI NIỆM CHUNG VỀ NHÀ CUNG CẤP CỦA DOANH NGHIỆP KINH DOANH LỮ HÀNH. 12
1.2.2- PHÂN LOẠI NHÀ CUNG CẤP CỦA DOANH NGHIỆP KINH DOANH LỮ HÀNH . 14
1.2.3. MỐI QUAN HỆ CỦA CÁC NHÀ CUNG CẤP VỚI CÁC CÔNG TY LỮ HÀNH . 18
1.2.3.1. CƠ SỞ CỦA MỐI QUAN HỆ GIỮA DOANH NGHIỆP KINH DONH LỮ HÀNH VỚI CÁC NHÀ CUNG CẤP 18
1.2.3.2 VAI TRÒ CỦA MỖI NHÀ CUNG CẤP ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP LỮ HÀNH 20
1.2.4. HÌNH THỨC CỦA MỐI QUAN HỆ GIỮA CÔNG TY LỮ HÀNH VỚI CÁC NHÀ CUNG CẤP 22
CHƯƠNG 2. 25
THỰC TRẠNG VỀ MỐI QUAN HỆ VỚI CÁC NHÀ CUNG CẤP Ở HÀ NỘI CỦA CÔNG TY ĐIỀU HÀNH HƯỚNG DẪN DU LỊCH VINATOUR 25
2.1. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY ĐIỀU HÀNH HƯỚNG DẪN DU LỊCH( VINATOUR) 25
2.1.1. QUÁ TRÌNH HÌNH LẬP, PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY ĐIỀU HÀNH HƯỚNG DẪN DU LỊCH VINATUOR. 25
2.1.2. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY 27
2.1.2.1. MÔ HÌNH CƠ CẤU TỔ CHỨC . 27
2.1.2.2. CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA MỖI BỘ PHẬN 29
2.1.3. CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT VÀ VỐN CỦA CÔNG TY. 31
2.1.4. KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY VINATOUR. 33
2.2.Thực trạng về mối quan hệ với các nhà cung cấp ở Hà Nội của công ty Vinatour. 40
2.2. 1. MỐI QUAN HỆ CỦA CÔNG TY VINATOUR VỚI CÁC NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ THAM QUAN, VUI CHƠI GIẢI TRÍ Ở HÀ NỘI. 40
2.2.1.1.THỰC TRẠNG VỀ CÁC NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ THAM QUAN, VUI CHƠI GIẢI TRÍ Ở HÀ NỘI . 40
2.2.1.2. MỐI QUAN HỆ CỦA CÔNG TY VINATOUR VỚI CÁC NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ VUI CHƠI GIẢI TRÍ Ở HÀ NỘI. 42
2.2.2. MỐI QUAN HỆ CỦA CÔNG TY VINATUOR VỚI CÁC NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ LƯU TRÚ VÀ ĂN UỐNG Ở HÀ NỘI. 44
2.2.2.1. THỰC TRẠNG VỀ CÁC NHÀ CUNG CẤP CƠ SỞ LƯU TRÚ VÀ ĂN UỐNG Ở HÀ NỘI. 44
2.2.3. MỐI QUAN HỆ CỦA CÔNG TY VINATUOR VỚI CÁC NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN Ở HÀ NỘI. 51
2.2.3.1. THỰC TRẠNG CỦA CÁC NHÀ CUNG CẤP PHƯƠNG TIỆN VẬN CHUYỂN Ở HÀ NỘI 52
2.2.3.2.MỐI QUAN HỆ CỦA CÔNG TY VINATOUR VỚI CÁC NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN Ở HÀ NỘI. 60
2.2.4. MỐI QUAN HỆ CỦA CÔNG TY VINATOUR VỚI CÁC NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ KHÁC TRÊN Ở HÀ NỘI . 66
2.2.5. MỐI QUAN HỆ VỚI CÁC CƠ QUAN CHỨC NĂNG Ở HÀ NỘI . 67
2.3. nhận xét và đánh giá về những điểm mạnh và yếu của công ty trong thời gian qua. 70
2.3.1.VỀ KINH DOANH. 70
2.3.2.VỀ MỐI QUAN HỆ VỚI CÁC NHÀ CUNG CẤP Ở HÀ NỘI . 72
KẾT LUẬN 74
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO. 76
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ó hiệu quả để hoàn thành tất mọi nhiệm vụ được giao. Chức năng nhiệm vụ của mỗi bộ phận được quy định như sau:
+ Ban Giám đốc công ty
- Giám đốc công ty: Là người đứng đầu bộ máy của công ty, có trách nhiệm quản lý toàn diện các mặt hoạt động của đơn vị và chịu trách nhiệm trước nhà nước và tổng cục du lịch Việt Nam về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
- Phó giám đốc công ty: Giúp việc Giám đốc công ty có 2 phó Giám đốc. Các Phó Giám đốc được Giám đốc phân công phụ trách một hay một số lĩnh vực công tác và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về kết quả và hiệu suất công tác được giao.
+ Các phòng quản lý
- Phòng tổ chức hành chính: Chịu trách nhiệm về toàn bộ lĩnh vực lao động tiền lương cho cán bộ công nhân viên chức, phân công, phân nhiệm cán bộ công ty theo sự chỉ đạo của ban Giám đốc.
- Phòng tài chính kế toán: Chịu trách nhiệm phân tích các hoạt động tài chính của công ty theo đúng quy chế hiện hành của nhà nước, xây dựng, phân bổ kế hoạch kinh doanh, chỉ đạo việc thực hiện hạch toán kế toán trong công ty. Hàng tháng, quý phải thường xuyên có báo cáo kịp thời về kết quả hoạt động kinh doanh, tài chính cho ban lãnh đạo công ty.
+ Các phòng và đơn vị trực tiếp sản xuất kinh doanh.
- Phòng thị trường nước ngoài.
Cung cấp mọi thông tin về các tour du lịch, tuyến du lịch chương trình du lịch như giá cả, thời gian...các thông tin về du lịch trong nước Việt Nam cho các hãng du lịch quốc tế.
Tham mưu cho ban giám đốc về các dịch vụ quảng cáo, hội chợ, tuyên truyền để thu hút khách nước ngoài vào Việt Nam.
Cố vấn cho các hãng nước ngoài về khách sạn, tuyến điểm tham quan, tình hình về kinh doanh du lịch tại Việt Nam hiện tại.
- Phòng thị trường trong nước:
Phân loại và phân đoạn thị trường du lịch nội địa để xây dựng các chương trình du lịch cho phù hợp để phục vụ khách du lịch Việt Nam đi du lịch trong nước
Nhận các thông tin của các hãng du lịch nước ngoài mời chào để lựa chọn các tours, các chương trình du lịch phù hợp với thị hiếu của người Việt Nam nhằm đưa khách du lịch Việt Nam đi du lịch ra nước ngoài.
Xây dựng các tours, các chương trình du lịch sao cho phù hợp với các tổ chức, cá nhân nước ngoài đang công tác tại Việt Nam đi du lịch trong nước.
Phải tuyên truyền quảng cáo, tham gia các hội chợ trong nước để thu thập thông tin xây dựng các chương trình du lịch mới cho phù hợp hơn.
* Các chi nhánh và đại lý du lịch: Có nhiệm vụ tham mưu cho các phòng ban của công ty, bán các chương trình du lịch cho khách du lịch trong và ngoài nước. Điều hành các đoàn khách do công ty mẹ gửi vào tiến hành thâm nhập thị trường và mở rộng phạm vi hoạt động kinh doanh của công ty .
* Phòng hướng dẫn: Là phòng làm nhiệm vụ lễ tân, đón, tiễn khách, trực tiếp phục vụ khách trong suốt chương trình du lịch, là nơi giới thiệu cho khách về văn hoá Việt Nam, có trách nhiệm làm kế toán viên trong chương trình du lịch, có trách nhiệm thanh tra, đôn đốc về tình hình phục với các đối tác như phòng ở, ăn uống, giải trí, tham quan.
Phối hợp với các cơ quan chức năng, các đơn vị du lịch trong và ngoài ngành đón tiếp khách để bảo vệ an toàn tính mạng và tài sản cho khách du lịch đồng thời giữ gìn an ninh quốc gia. Thu thập các ý kiến của khách trong suốt một chương trình du lịch để có thêm thông tin về chất lượng phục vụ cũng như chất lượng các chương trình du lịch.
Phối hợp với phòng thị trường, phòng điều hành để nâng cao chất lượng sản phẩm của công ty với khách du lịch. Vì vậy, hướng dẫn viên phải hiểu biết đầy đủ thông tin về Việt Nam như địa lý, pháp luật, tôn giáo, văn hoá,...
* Phòng điều hành: Là đầu mối triển khai toàn bộ các chương trình, các dịch vụ du lịch do phòng thị trường trong và ngoài nước ký kết, do các công ty lữ hành trong và ngoài nước có quan hệ yêu cầu.
Trên cơ sở kế hoạch khách, thông báo khách do các đơn vị trên gửi đến, có kế hoạch triển khai các kế hoạch liên quan theo đúng yêu cầu về thời gian và chất lượng như khách sạn, ô tô máy bay, hướng dẫn viên, xin giấy phép đi lại, đăng ký lưu trú, gia hạn Visa, vui chơi giải trí.
Ký kết hợp đồng đưa đón khách với các đơn vị trong và ngoài nước, thiết lập quan hệ với các cơ quan hữu quan như công an, hàng không, ngoại giao, hải quan để thực hiện tốt các công tác điều hành.
Căn cứ vào Voucher thông báo cho kế toán làm hoá đơn thanh toán với hãng, lập hoá đơn thanh toán với các công ty lữ hành trong và ngoài nước có quan hệ gửi khách cho công ty, giải quyết các phát sinh trong quá trình phục vụ khách như: các thay đổi chương trình, bổ sung dịch vụ, khiếu nại về chất lượng phục vụ khách.
Quản lý phòng máy vi tính. Là đầu mối theo dõi các thông tin về khách cho các đơn vị phục vụ. Là đơn vị quản lý chất lượng phục vụ của một chương trình du lịch, có những chiến lược nhằm nâng cao chất lượng phục vụ .
* Phòng vận chuyển: chịu trách nhiệm đưa đón khách theo sự điều động của phòng điều hành và tự khai thác nguồn khách cho công ty đảm bảo cho sự hoạt động liên tục cho đội xe.
2.1.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật và vốn của công ty.
* Khả năng về vốn của công ty: Tuy hoạt động kinh doanh lữ hành không yêu cầu nhiều về vốn, đặc biệt là vốn cố định, nhưng để hoạt động được một cách có hiệu quả, công ty nhất thiết phải cần một lượng vốn nhất định. Hơn nữa để đáp ứng yêu cần phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh thì yếu tố vốn là cần thiết. Tính đến thời điểm này thì vốn của công ty như sau:
- Vốn cố định : 8.522.722.000 đồng.
-Vốn đầu tư xây dựng cơ bản : 558.031.000 đồng
-Vốn lưu động : 88.478.000 đồng.
* Về cơ sở vật chất kỹ thuật: Nếu chỉ kể riêng hoạt động kinh doanh lữ hành thì nhu cầu về cơ sở vật chất kỹ thuật không yêu cầu nhiều nhưng nhiều khi nó lại yêu cầu kỹ thuật cao. Chính những hoạt động kinh doanh bổ sung đôi khi lại có yêu cầu lớn hơn về cơ sở vật chất kỹ thuật. Hiện nay công ty Vinatour có 14 xe ô tô du lịch (gồm 1 xe 47 chỗ, 4 xe 30 chỗ, 2 xe 15 chỗ, 1 xe 6 chỗ, 6 xe 4 chỗ ); có một cơ sở dịch vụ và nhà ở 2.500 m2, có văn phòng tại thành Phố Hồ Chí Minh với diện tích 280 m2. Toàn bộ các bộ phận trong công ty được trang bị máy vi tính và thực hiện các công việc bằng máy. Có nhiều bộ phận do yêu cầu sử dụng mà mỗi nhân viên được sử dụng một máy (như bộ phận thị trường nước ngoài) và công ty cũng đã nối mạng Internet. Nhờ vào hệ thống này mà toàn bộ công việc của công ty được thực hiện một cách nhanh chóng và dễ dàng. Độ trễ trong việc truyền tin giữa các bộ phận dường như được giải quyết một cách triệt để, hệ thống vi tính trong công ty đựơc sử dụng trong gần như toàn bộ hoạt động của công ty bao gồm: xây dựng chương trình, tính giá, làm thông báo cho khách, đặt trước các dịch vụ điều động hướng dẫn viên, xe, lái xe ... Nói tóm lại gần như tất cả các nghiệp vụ của công ty lữ hành đều được thực hiện qua máy vi tính, nhờ vậy mà công ty có thể tránh được tối đa những nhầm lẫn không đáng có, đảm bảo tìm kiếm và cập nhật, thay đổi theo những yêu cầu của khách, quản lý các đoàn khách, hướng dẫn viên, xe, lái xe một cách hiệu quả nhất. Hơn nữa cùng với chế độ báo cáo đi đoàn và lấy ý kiến của khách sau khi đi đoàn, hệ thống vi tính cho phép quản lý được chất lượng những sản phẩm do công ty cung cấp, nhanh chóng có những chấn chỉnh các nhà cung cấp sản phẩm đầu vào để phù hợp tối đa nhu cầu của khách.
2.1.4. Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty Vinatour.
Để đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Vinatour chúng ta cùng nhau xem xét kết quả mà công ty đã đạt được trong giai đoạn 1998-2001.
Kết quả sản xuất kinh doanh giai đoạn 1999-2001
(Theo báo cáo tổng kết các năm của vina tour)
STT
Chỉ tiêu
Đơn vị
1999
2000
2001
1
Số lượng khách
-Khách DL quốc tế.
-Khách DL quốc tế tại chỗ.
-KháchVNđi DLnước ngoài.
-Khách DL nội địa
Khách
Khách
Khách
Khách
Khách
9.814
7.970
254
563
1.027
9.987
7.816
404
608
1.159
10.428
7.920
620
658
1.230
2
Số lượng ngày khách.
-Khách DL quốc tế.
-Khách DL quốc tế tại chỗ.
-KháchVNđi DLnước ngoài.
-Khách DL nội địa
NK
NK
NK
NK
NK
30.864
22.543
670
4.284
3.367
43.098
32.920
1.870
3.570
4.738
46.057
35.254
2.624
3.254
4.925
3
Doanh thu
1000Đ
25.273.000
26.308.000
27.838.000
4
Lợi nhuận
1000Đ
1.300.000
1.141.000
1.260.000
*Kết quả hoạt động kinh doanh năm 1999.
Bước vào năm 1999, nền kinh tế nước ta đang trên đà giảm sút nhịp độ tăng trưởng, hàng hoá sản xuất tiêu thụ chậm, ứ đọng sức mua giảm sút, thiên tai xảy ra liên tiếp và nghiêm trọng. Cuộc khủng hoảng tài chính, tiền tệ trong khu vực tiếp tục gây nhiều bất lợi cho nền kinh tế nước ta. Thu nhập tính theo đầu người giảm, tiết kiệm chi tiêu ngoại tệ của các nước trong khu vực và các nước công nghiệp phát triển dẫn đến tình trạng khách du lịch vào Việt Nam giảm, khách du lịch Việt Nam ra nước ngoài hạn chế, chính sách tiết kiệm của chính phủ đã hạn chế việc đi lại , tham quan du lịch , tổ chức các hội nghị của các cơ quan trong nước.Tiến độ phát triển kinh tế chậm, đầu tư nước ngoài giảm, lượng khách du lịch vào Việt Nam giảm. Đó là toàn cảnh bức tranh du lịch Việt Nam nă...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status