Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu tại nhà máy nhựa Thăng Long - pdf 28

Download miễn phí Đề tài Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu tại nhà máy nhựa Thăng Long



Lời nói đầu 1
Chương I: Lý luận chung về tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp sản xuất 3
1.1. Sự cần thiết phải tổ chức kế toán nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp sản xuất trong nền kinh tế thị trường 3
1.1.1. Vị trí, vai trò của nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp sản xuất 3
1.1.2. Đặc điểm và yêu cầu quản lý nguyên vật liệu 4
1.2. Tổ chức kế toán nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp sản xuất 8
1.2.1. Phân loại, đánh giá nguyên vật liệu 8
1.2.2. Tổ chức kế toán nguyên vật liệu 13
Chương II: Thực tế tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu tại nhà máy nhựa Thăng Long 28
2.1. Đặc điểm tình hình sản xuất kinh doanh và quản lý sản xuất kinh doanh tại Nhà máy nhựa Thăng Long 28
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Nhà máy nhựa Thăng Long 28
2.1.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh 28
2.1.3. Đặc điểm tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh 32
2.1.4. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán ở nhà máy nhựa Thăng Long 33
2.2. Thực tế tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu ở Nhà máy nhựa Thăng Long 36
2.2.1. Đặc điểm nguyên vật liệu của Nhà máy nhựa Thăng Long 36
2.2.2. Phân loại và đánh giá nguyên vật liệu tại Nhà máy nhựa Thăng Long 38
2.2.3. Tổ chức kế toán nhập nguyên vật liệu 40
2.2.4. Tổ chức kế toán xuất nguyên vật liệu 44
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


liệu gốc được cập nhật voà máy tính thông qua thiết bị nhập và được lưu giữ trên thiết bị nhớ ở dạng tệp tin dữ liệu chi tiết, từ các tệp chi tiết được chuyển vào các tệp cơ sở cái để hệ thống hoá các nghiệp vụ theo từng đối tượng quản lý. Định kỳ, các sổ cái được xử lý để lập báo cáo kế toán:
Chứng từ ban đầu
Nhập dữ liệu vào máy tính
Sổ kế toán tổng hợp
Sổ kế toán chi tiết
Các báo cáo kế toán
Xử lý tự động theo chương trình
Trình tự ghi sổ kế toán trong kế toán máy:
Quy trình xử lý, hệ thống hoá thông tin trong hệ thống kế toán tự động:
Chứng từ kế toán
Tệp số liệu chi tiết
Tệp sổ cái
Tệp số liệu tổng hợp tháng
Báo cáo sổ sách kế toán
Nhập dữ liệu
Tổng hợp dữ liệu cuối tháng
chương II
Thực tế tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu tại nhà máy nhựa thăng long
2.1 Đặc điểm tình hình sản xuất kinh doanh và quản lý sản xuất kinh doanh tại nhà máy nhựa thăng long
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của nhà máy nhựa Thăng Long
Nhà máy nhựa Thăng Long, địa chỉ: Km 6 - Đường Giải Phóng – Quận Thanh Xuân – TP Hà Nội, là một doanh nghiệp trực thuộc Tổng Công ty Nhựa Việt Nam. Nhà máy được thành lập ngày 15/ 07/ 1994, do đồng chí Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ký quyết định thành lập.
Những năm đầu kể từ khi được thành lập, nhà máy gặp rất nhiều khó khăn. Nhà máy được thành lập trong điều kiện không được cấp vốn, mọi chi phí đều phải đi vay và chịu lãi, hơn nữa đầu năm 1996, Tổng Công ty Nhựa Việt Nam đã điều động toàn bộ hệ thống thiết bị sản xuất của nhà máy vào Tp.HCM, buộc toàn bộ CBCNV của nhà máy phải nghỉ việc. Đứng trước tình hình đó, Nhà máy đã được Bộ Công nghiệp, UBND TP Hà Nội và Ngân hàng Công thương Việt Nam tạo điều kiện để nhà máy phục hồi trở lại bằng việc cho nhà máy vay : 200.000 USD để nhập 2 dây chuyền thiết bị hiện đại của Đài Loan, được tự động hoá từ khâu cấp nguyên liệu đến ra sản phẩm. Nhờ nỗ lực vượt khó, sau khi nhận 2 dây chuyền trên, chỉ trong 1 tháng nhà máy đã đưa vào sản xuất và phát huy được hiệu quả. Nhà máy liên tục hoàn thành kế hoạch năm sau cao hơn năm trước và đảm bảo thu nhập ổn định cho CBCNV. Thành công này đã tạo được uy tín với cấp trên và với các đối tác.
2.1.2 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh
Năm 1996, Tổng Công ty nhựa Việt Nam điều động toàn bộ hệ thống thiết bị sản xuất của nhà máy vào Sài Gòn và nhà máy phải đầu tư toàn bộ từ đầu. Để bắt kịp trình độ công nghệ tiên tiến trên thế giới, nhà máy đã quyết định đầu tư những máy móc thiết bị mới, hiện đại với mức độ tự động hoá cao. Vì vậy máy móc thiết bị của nhà máy rất đồng bộ và được vận hành tốt. Hiện nay, tất cả các máy móc thiết bị của nhà máy đang được huy động để sản xuất sản phẩm với công suất tương đối cao.
Đặc điểm của các dây truyền công nghệ này là có thể sản xuất được nhiều loại sản phẩm nhựa khác nhau, và khi thay đổi việc sản xuất sản phẩm này sang sản xuất sản phẩm khác không đòi hỏi phải thay đổi nhiều bộ phận của dây truyền công nghệ mà chỉ cần thay đổi khuôn sản phẩm, còn bộ phận ép phun hoàn toàn không thay đổi. Nhờ vậy, danh mục sản phẩm của nhà máy ngày càng đa dạng. Các loại sản phẩm của nhà máy có thể kể ra là:
- Két bia 20 chai
- Két bia 24 chai
- Két nước ngọt 35 chai
- Chậu đại
- Thùng 80 lít
- Ghế đẩu ( Cao + thấp)
- Cánh quạt, thân quạt
- Hộp kem
- Các đồ gia dụng khác
Ngoài các sản phẩm truyền thống như két bia, két nước ngọt, thùng, chậu... Những năm gần đây, nhà máy đã nhận những đơn đặt hàng để sản xuất các loại sản phẩm mới như : mắc áo, cánh quạt, thân quạt, hộp kem... Đặc biệt các sản phẩm hộp kem, cánh quạt và thân quạt chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng sản lượng của nhà máy.
Hầu hết máy móc thiết bị của nhà máy được nhập từ Đài Loan và Nhật Bản, đây là hai quốc gia đi đầu trong lĩnh vực các sản phẩm nhựa .Các loại máy móc thiết bị chủ yếu được nhà máy sử dụng trực tiếp vào việc sản xuất và chế tạo sản phẩm là:
- Máy ép phun UF 550, UF 240, UF 110, 255T.
- Máy lạnh KT 1000
- Cẩu trục 8 tấn
- Máy trộn NL
- Máy nghiền phế liệu
- Máy nén khí
- Máy trộn cao tốc IKEGAI
- Máy nén khí IKEGAI
- Máy ép 250T
- Máy ống
*) Quy trình công nghệ sản xuất:
Chu kỳ sản xuất một sản phẩm của dây chuyền công nghệ được thực hiện như sau: Sau khi nguyên liệu (các hạt nhựa), bột màu và các chất làm bóng được đưa vào máy trộn, máy trộn sẽ tự động trộn nguyên liệu, trong một khoảng thời gian theo quy định (30 phút), sau đó nguyên liệu sẽ được hút lên phễu chứa. Trước khi nguyên liệu từ phễu chứa đi vào xilanh, nguyên liệu sẽ được sấy khô. Nguyên liệu được hoá lỏng trong xi lanh và phun vào khuôn. Trong khuôn sản phẩm được định hình nhờ khuôn và bộ phận làm lạnh. Sau một thời gian định hình, sản phẩm được tự động đẩy ra khỏi khuôn, tiếp đó sản phẩm được hoàn thiện và đóng kiện. Cùng với thời gian định hình sản phẩm, xilanh lại tiếp tục quay lấy keo để thực hiện tiếp chu kỳ sản xuất mới. Một chu kỳ sản xuất một sản phẩm có thời gian từ 30 giây đến 1 phút, tuỳ từng trường hợp vào từng loại sản phẩm và đặc điểm của sản phẩm.
Chu trình sản xuất sản phẩm của dây truyền công nghệ:
Kiểm tra
chất lượng
Máy trộn
Cân định lượng
Bột màu, chất làm bóng
Nguyên liệu (Hạt nhựa)
Phễu chứa
Sấy khô
Quay lấy keo vào
Xilanh
Hoá lỏng
(t˚)
Phun nhựa vào khuôn
Làm lạnh
(4˚C)
Đóng khuôn định hình sản phẩm
Đóng kiện
Máy làm lạnh
Hoàn thiện
sản phẩm
Đẩy sản phẩm
Mở khuôn
* Những biện pháp quản lý nhà máy sử dụng:
Để nâng cao hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Nhà máy nhựa Thăng Long đã sử dụng các biện pháp sau:
- Rút ngắn khoảng cách giữa nơi cung cấp nguyên vật liệu cho dây chuyền bằng cách pha trộn nguyên liệu ngay tại phân xưởng. Công việc này được thực hiện bằng máy pha trộn tự động, ngoài ra còn tận dụng những công nhân tạm thời nhàn dỗi tại phân xưởng. Với biện pháp này nhà máy tiết kiệm được thời gian và chi phí cho việc vận chuyển nguyên vật liệu.
- Nhà máy lắp đặt các dây chuyền sản xuất chủ yếu là tự động hoá, cho nên nhà máy đã sử dụng các biện pháp tăng năng lực sản xuất của máy, rút ngắn thời gian sản xuất một sản phẩm như : đảm bảo đủ nguyên liệu và liên tục cho máy, đồng thời cài đặt các thông số kỹ thuật (như : nhiệt độ, áp suất...) hợp lý cho từng loại sản phẩm, giảm tỷ lệ phế phẩm.
- Ngoài ra nhà máy còn rút ngắn chu kỳ sản xuất sản phẩm bằng cách sử dụng máy làm lạnh, làm cho sản phẩm định hình nhanh và sản phẩm được tự động đưa ra khỏi khuôn.
2.1.3 Đặc điểm tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh
Nhà máy nhựa Thăng Long tổ chức bộ máy quản lý, điều hành theo mô hình trực tuyến. Mô hình này phù hợp với những doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ. Tổ chức quản lý của nhà máy thống nhất từ trên xuống dưới, mọi hoạt động được chỉ đạo từ giám đốc tới các phòng ban điều hành và tới các phân xưởng, các ca sản xuất, các tổ đội. Bộ máy quản lý của nhà máy gọn nhẹ với đội ngũ cán bộ quản lý là những người có năng lực nên hoạt động khá linh hoạt. Toàn bộ hoạt động của nhà máy đặt dưới sự chỉ đạo của giám đốc, giúp việc cho giám đốc là phó giám đốc, các trưởng phòng tài chính kế toán và trưởng phòng kế hoạch nghiệp vụ. Các trưởng phòng đồng thời là các tham mưu cho giám đốc, các thông tin được quản lý và kiểm tra chặt chẽ, việc xử lý thông tin cũng nhanh chóng, thuận tiện. Vì vậy các quyết định quản lý được đưa ra luôn kịp thời với các tình huống kinh doanh.
P. Giám đốc
Giám đốc
P. Kế hoạch nghiệp vụ
P. Kế toán
Phân xưởng sản xuất
Bộ fận KD
Bộ fận
điều hành
SX
Bộ
fận
văn
thư
Bộ
fận
KCS
Bộ
fận
kỹ
thuật
Bộ
fận
vật

Bộ fận nhà ăn
Bộ
fận
bảo vệ
Tổ công nghệ
Tổ cơ điện
Tổ in
Tổ chế biến nguyên liệu
Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý nhà máy nhựa Thăng Long:
2.1.4 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán ở nhà máy nhựa Thăng Long
Phòng tài chính kế toán đặt dưới sự điều hành trực tiếp của giám đốc nhà máy. Phòng kế toán có chức năng tham mưu cho giám đốc về kế hoạch tài vụ, kế hoạch lưu chuyển tiền tệ, kế hoạch sản xuất, nộp ngân sách, chỉ đạo thực hiện và theo dõi tình hình kế toán của đơn vị. Kế toán trưởng kiêm trưởng phòng là người điều hành theo dõi, quản lý và chịu trách nhiệm về các lĩnh vực tài chính kế toán, thuế, ngân hàng, và pháp lý trước ban giám đốc.
Nhà máy nhựa Thăng Long là một đơn vị hạch toán độc lập, tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình tập chung.
Sơ đồ bộ máy kế toán tại nhà máy nhựa Thăng long
Kế toán trưởng
Kế toán thanh toán, công nợ, kế toán lương, kế toán tổng hợp
Kế toán vật tư, công nợ phải trả, thủ quỹ
Phòng tài chính kế toán bao gồm 3 nhân viên :
+ Kế toán trưởng chịu trách nhiệm về công tác kế toán tài chính. Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc, phụ trách chung các hoạt động, ký các lệnh thu - chi, giấy đề nghị tạm ứng, chỉ đạo cách hạch toán, chịu trách nhiệm trước giám đốc về toàn bộ các hoạt động của phòng.
+ Kế toán theo dõi vật tư, nguyên vật liệu mở sổ TK 151, 152 Theo dõi chi tiết từng loại vật tư, nguyên vật liệu, tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế phát sinh có liên quan đến nguyên vật liệu. Đồng thời là thủ quỹ kiêm kế toán c...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status