Tình hình hoạt động tại Công ty TNHH May Nhân Đạo - Trí Tuệ - pdf 28

Download miễn phí Đề tài Tình hình hoạt động tại Công ty TNHH May Nhân Đạo - Trí Tuệ



Tầng 1: Kho nguyên vật liệu (vật liệu chính, vật liệu phụ, phụ kiện đầu vào cho xưởng may số 2) kho thành phẩm cho xưởng may số 2 và khu điều hành sản xuất.
- Tầng 2: Xưởng may số 2 gồm 2 dây chuyền và các thiết bị phục vụ.
* Về đầu tư đổi mới và mở rộng sản xuất
Công ty TNHH may Nhân đạo Trí Tuệ trong những năm gần đây không ngừng đổi mới về các trang thiết bị máy móc mở rộng quy mô sản xuất, thị trường tiêu thụ, chất lượng sản phẩm ngày một nâng cao.
Hiện nay mặt hàng của Công ty TNHH may Nhân đạo Trí Tuệ đã và đang được các khách hàng trong và ngoài nước biết đến. Mặt hàng kinh doanh chính của Công ty chủ yếu là các sản phẩm may mặc như áo sơ mi, quần kaki, áo jacket, quần gió Công ty xuất khẩu các sản phẩm của mình sang các thị trường Đài Loan, Đức, Séc, Hàn Quốc, EU, Mỹ
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


tra mẫu, kiểm tra áo mẫu theo thông số và yêu cầu của bộ phận tiêu chuẩn kỹ thuật.
- Phải kiểm tra tất cả bộ mẫu từ trong ra ngoài, từ nhỏ đến lớn và kiểm tra áo thật kỹ lưỡng, không được phép bỏ qua một chi tiết nào dù nhỏ nhất.
- Nếu khách hàng có gì thay đổi thì phải ghi vào hồ sơ kỹ thuật và có chữ kỹ của hai bên.
3. Sao mẫu đối
Nhận bộ mẫu của khách hàng sau đó người cán bộ kỹ thuật đồng bộ tiến hành sao mẫu đối, sao từng chi tiết một, bắt đầu từ chi tiết lớn nhất đến chi tiết nhỏ nhất, các chi tiết được sao lên bìa cứng một cách chính xác nhất, không bị gỡ mép để giúp công đoạn cắt được chính xác và dễ dàng.
- Cắt mẫu
- Đồng bộ mẫu
* Nếu trường hợp không có bộ mẫu đôi thì các bước công việc như sau:
- Thiết kế dựng hình
- Xây dựng mẫu móng
- Chè thử
- Nhận mẫu
d. May mẫu đối:
Sau khi kiểm tra hoàn chỉnh ta tiến hành may mẫu, công việc may mẫu được tiến hành như sau:
- Kiểm tra lại toàn bộ các chi tiết cắt xem có chuẩn xác không về màu sắc, kích thước.
- Sang dấu những vị trí, những điểm khớp cần thiết phục vụ cho việc may mẫu.
- Tiến hành may mẫu: Nếu khách hàng đưa ra quy trình may thì may theo quy trình của khách hàng, còn nếu không ta sẽ gia công theo một trình tự hợp lý logic khoa học sao cho việc may mẫu đạt hiệu quả cao nhất và năng suất , chất lượng.
Trong quá trình may mẫu phải luôn luôn có sự kiểm tra.
- Bấm giờ: Nhằm giúp xây dựng định mức thời gian cho các bước nguyên công và tổng định mức thời gian cho một sản phẩm
- Hoàn thiện sản phẩm: Nếu sản phẩm yêu cầu là thì đưa đi là, nếu yêu cầu giặt mài thì đưa đi giặt mài.
e. Duyệt mẫu đối.
Sau khi may xong mẫu đưa sản phẩm cho khách hàng duyệt: Khi khách hàng duyệt được mẫu thì lúc đó mới tiến hành đi vào sản xuất hàng loạt. Nếu khách cho nhu cầu điều chỉnh mẫu thì chỉnh sửa cho đến khi đạt yêu cầu nhưng luôn phải so sánh, đối chiếu yêu cầu của khách với khả năng đáp ứng của Công ty về trang thiết bị máy móc. Nếu có khó khăn vướng mắc thì phải báo cho giám đốc để giám đốc giải quyết. Nếu đồng ý theo yêu cầu của khách thì tiến hành đưa vào sản xuất.
f. Giác sơ đồ.
- Lựa chọn phương pháp giác cho phù hợp với khổ vải, định mức và yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm.
- Sao và cắt hoàn chỉnh bộ mẫu về giác sơ đồ, đồng bộ mẫu.
- Tiến hành giác: Khi giác sơ đồ cần chú ý sao cho định mức nguyên liệu là thấp nhất, đúng canh sợi. Công việc giác sơ đồ chia làm 2 bước:
+ Bước 1: Giác sơ đồ định mức trên cơ sở báo khổ, giác sơ đồ theo khách hàng đòi hỏi, duyệt sơ đồ nguyên liệu với khách hàng và nhận định mức trên cơ sở sơ đồ.
+ Bước 2: Sơ đồ sản xuất trên cơ sở kế hoạch và tác nghiệp sản xuất của xí nghiệp. Giác tất cả các sơ đồ theo cỡ và khổ vải thực tế để phục vụ, sản xuất. Khi giác sơ đồ để sơ đồ đạt yêu cầu kỹ thuật thì tất cả các chi tiết phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lý khoa học. Chi tiết chính trước, chi tiết phụ sau. Các chi tiết phải đúng theo chiều canh sợi, đối với sản phẩm có tuyết, có hình trang trí có hướng, có kẻ thì phải giác sao cho khi may có hình trang trí theo đúng áo mẫu.
- Đo mẫu, ghi kí hiệu các chi tiết, các cỡ lên các chi tiết giác trên mẫu.
g. Xây dựng định mức
Trên cơ sở dựa theo tài liệu của khách hàng tiến hành may mẫu, giác sơ đồ để xây dựng định mức cho mã hàng.
- Định mức nguyên liệu: Từ sơ đồ giác sản phẩm.
- Định mức phụ liệu: Trên cơ sở thực tế của sản phẩm may mẫu, cần có những phụ liệu gì, số lượng như thế nào như: khóa, cúc, chỉ.
h. Thiết kế dây chuyền.
Căn cứ vào phía công nghệ may lắp sản phẩm, nhân viên thiết kế dây chuyền tiến hành phân công công việc trong dây chuyền may. Việc thiết kế dây chuyền này phải được thiết kế tỉ mỉ kỹ lưỡng, phân chia công việc sao cho hợp lý nhất, phù hợp với điều kiện máy móc, nhà xưởng của các tổ may, cũng như phù hợp với trình độ, năng lực của các công nhân trong dây chuyền.
k. Xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật mã hàng.
* Xây dựng bản tiêu chuẩn kỹ thuật: Hệ thống toàn bộ các yêu cầu kỹ thuật được xây dựng ở các công đoạn của quá trình sản xuất. Nhưng phải chú trọng luôn luôn kiểm tra đều công đoạn may lắp sản phẩm. Bản tiêu chuẩn kỹ thuật bao gồm các nội dung.
+ Hệ thống đặc điểm, hình dáng, cấu tạo mã hàng.
+ Quy định sử dụng nguyên phụ liệu (bảng màu)
+ Quá trình chế thử và xác định kích thước thành phẩm
+ Kỹ thuật cắt
+ Kỹ thuật may
+ Quy cách công nghệ cho công đoạn hoàn thành.
* Xây dựng tiêu chuẩn bao gói hoàn thành mã hàng.
Xây dựng tất cả các văn bản kỹ thuật để hướng dẫn các bước công việc của phân xưởng hoàn thành như sau:
- Phương pháp là sản phẩm: là như thế nào, nhiệt độ, độ ẩm ra sao, là chi tiết nào trước, chi tiết nào sau.
- Phương pháp gấp: gấp như thế nào, kích thước bao nhiêu?
- Quy cách đóng gói, đóng thùng: Quy định kích thước của túi PE, của thùng (hòm) cotton, phương pháp đóng gói, thùng các sản phẩm
3. Công tác tổ chức sản xuất.
Hình thức tổ chức sản xuất của phòng kỹ thuật là chuyên môn hóa các bước công việc tới từng người lao động, phù hợp với khả năng chuyên môn nghiệp vụ của mỗi người.
4. Phân công lao động.
Sau khi nhận tài liệu của khách hàng, tổ trưởng tổ kỹ thuật tiến hành xem xét và phân công công việc theo chức năng và nghiên cứu của mỗi người trong tổ kỹ thuật. Mặc dù vậy trong quá trình thực hiện các bước công việc các lao động phải phối hợp với nhau chặt chẽ để trao đổi thông tin, để thực hiện tố các công việc của mình. Cụ thể như sau:
STT
Tên các bước công việc
Thiết bị sử dụng
Loại lao động
1
Nhận hồ sơ kỹ thuật
Thủ công
Trưởng phòng Kỹ thuật
2
Kiểm tra mẫu
Máy, thủ công
Tổ trưởng, nhân viên
3
Sao mẫu đối
Thủ công
Nhân viên thiết kế
4
May mẫu đối
Máy, thủ công
Tổ trưởng
5
Duyệt mẫu đối
Máy, thủ công
Trưởng phòng kỹ thuật
6
Xây dựng bộ mẫu
Thủ công
Nhân viên đồng bộ
7
Giác sơ đồ
Thủ công, máy
Nhân viên giác sơ đồ
8
Xây dựng định mức
May, thủ công
Nhân viên định mức
9
Thiết kế chuyền
Nhân viên thiết kế chuyển
10
Xây dựng bản tiêu chuẩn kỹ thuật mã hàng
Máy, thủ công
Nhân viên tiêu chuẩn
III. Công nghệ sản xuất của công đoạn cắt bán thành phẩm.
1.Nhiệm vụ :
Công đoạn cắt bán thành phẩm có nhiệm vụ chuẩn bị và cung cấp bán thành phẩm cho công đoạn may đảm bảo về số lượng, chất lượng đáp ứng cho kế hoạch sản xuất.
2. Quy trình cắt bán thành phẩm
Chuẩn bị bàn cắt -> Trải vải -> Truyền hình cắt lên vải -> Khoan dấu, khoan dính -> Cắt phá, cắt gọt -> Đánh số - > Phối kiện -> Hạch toán bàn
a. Chuẩn bị bàn cắt.
* Bước 1: Nhận kế hoạch cắt
+ Nhận mẫu sơ đồ cắt
+ Nhận phiếu cắt (phiếu hành trình công nghệ cắt)
* Bước 2: Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị và kê bàn cắt phù hợp với mẫu sơ đồ cắt.
* Bước 3: Kiểm tra mẫu sơ đồ
+ Kiểm tra kích thước mẫu sơ đồ (dài x rộng mẫu) đối chiếu voíư số liệu ghi trên đầu mẫu.
+ Kiểm tra số lượng các chi tiết ghi trên mẫu
* Bước 4: Mực bàn cắt
+ Khung mẫu sơ đồ lên bàn cắt.
+ Sang dấu chiều dài mẫu sơ đồ lên bàn cắt, đánh dấu 2 mép biên và đánh dấu mép bằng bên cạnh bàn phía phải. Trên 2 cạnh của bàn cắt đánh dấu khu vực trên bề mặt của sản phẩm để trong quá trình trái vải có thể tận dụng những nỗi nhỏ trùng với khu vực A, B, C của sản phẩm khi trải vải phải trải vải, một cách chính xác để tiết kiệm vải, hạn chế phát sinh đầu tấm.
* Bước 5: Nhận vải và xếp vải ở đầu bàn cắt.
- Nhận từng tấm vải hay từng cây, ghi chiều dài tấm vải vào phiếu cắt, kiểm tra đối chiếu màu sắc chất lượng của vải.
- Xếp vải ở đầu bàn cắt thì phải xếp vải theo một chiều tấm vải có khổ hẹp nhất đặt ở dưới sau đó chuẩn bị dao xén đầu vai thước gạt vải, phấn đánh số.
b. Trái vải.
*Mục đích: Nhằm tạo ra những bàn vải đảm bảo đủ số lượng lớp vải theo quy định. Các lớp vải phải êm, ba cạnh của bàn vải phải đứng thành trong đó 2 cạnh là 2 đầu bàn vải và một cạnh ở mép bàn bên phải
* Quy trình trải vải.
- Ke mẫu: Căn cứ vào phiếu bàn cắt công nhận lấy mẫu và phối mẫu so sánh chiều dài, vóc cỡ, khổ vải, loại vải, đơn hàng, mã hàng và số sản phẩm được giác trên mẫu.
- Xác định mặt trái, mặt phải rồi xiên vào trục.
- Trước khi trải vải công nhân phải trải 1 lớp giấy mỏng lên trên mặt bằng cắt để tránh cho sản phẩm bị bẩn và để máy cắt, cắt chính xác, khổ giấy và chiều dài giấy bằng sơ đồ cắt.
- Trải thử mẫu:
+ Trải thử 3 lá vải rồi áp sơ đồ lên thử khổ vải so mép bàn vải sao cho vuông góc với mẫu rồi ke chiều dài cắt đầu bàn để lại dư 1cm khi chuẩn bị.
+ Trái tiếp 30 lá vải nữa tiếp tục đặt mẫu sơ đồ lên kiểm tra
+ Khi kiểm tra song yêu cầu công nhân tiến hành trải theo số lượng ghi ở phiếu trong quá trình trái vải công nhân thường xuyên kiểm tra 2 mép vải để phát hiện sản mẫu. Nếu trên lá vải lỗi sợi loang ố phải đánh dấu từng lá vải.
- Công nhân phải kiểm kê số m của từng cuộn vải, hạch toán số lá nhân với chiều dài mẫu để phát hiện kịp thời thừa thiếu trong cuộn khi trải xong bàn vải phải đo đầu tám và kích kê từng loại theo quy định rồi hạch toán nếu thiếu phải cùng tổ trưởng cắt, KCS thủ kho nguyên liệu lập biên bản ngay xong mới ghi êtêket và dắt êtêket vào đầu bàn.
- Trong êtêket ghi chiều dài, rộng sơ đồ cắt, ghi sổ bảng cắt, ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status