Quản lý ngoại hối ở Việt Nam – Thực trạng và giải pháp - pdf 28

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

MỤC LỤC
Trang
Lời nói đầu 3
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý ngoại hối 4
1. Khái niệm ngoại hối và quản lý ngoại hối. 4
1.1. Khái niệm và vai trò của ngoại hối: 4
1.2. Vai trò của ngoại hối 4
1.3. Khái niệm quản lý ngoại hối: 5
1.4. Vai trò của quản lí ngoại hối: 5
2. Mục đích của quản lí ngoại hối: 5
2.1. Điều tiết tỉ giá, thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia: 5
2.2. Bảo tồn quĩ dự trữ ngoại hối Nhà nuớc: 6
2.3. Cải thiện cán cân thành toán quốc tế: 6
3. Cơ chế quản lí ngoại hối: 6
3.1. Cơ chế tự do ngoại hối: 6
3.2. Cơ chế quản lí: 7
3.2.1. Cơ chế Nhà nước thực hiện quản lí hoàn toàn: 7
3.2.2. Cơ chế quản lí có điều tiết: 7
4. Hoạt động quản lí ngoại hối của NHTƯ: 7
4.1. Hoạt động mua bán ngoại hối: 7
4.1.1. Mua bán trên thị trường tronh nước: 7
4.1.2. Mua bán trên thị trường quốc tế: 7
4.2. Hoạt động quản lí của NHTƯ: 8
Chương 2: Thực trạng quản lý ngoại hối ở Việt Nam 9
1. Một số các chính sách về quản lý ngoại hối, các hoạt động liên quan tới ngoại hối và tỷ giá hối đoái 9
1.1. Về quản lý ngoại hối: 9
1.2. Các qui định về giao dịch ngoại hối và quản lí kinh doanh ngoại hối: 10
1.3. Quản lí hoạt động liên quan đến ngoại hối, vay nợ trả nợ nươc Ngoài: 10
1.4. Về điều hành tỷ gía hối đoái: 11
2. Tổ chức, điều hành thị trường ngoại tệ liên ngân hàng và thịu trường ngoại hối trong nước: 12
2.1. Cơ chế điều hành tỷ giá: 12
2.2. Qui định giới hạn tỷ giá mua, bán ngoại tệ trên thị trường ngoại tệ: 13
2.3. Cơ chế diều hành lãi xuất: 14
2.4. Kiểm soát hoạt động ngoại hối của các tổ chức tín dụng bàn đổi ngoại tệ: 15
Chương 3: Nhận xét và đánh giá 17
1. Những thành tựu đã đạt được trong việc quản lí ngoại hối của NHNN Việt Nam: 17
1.1. NHNN tiếp tục hoàn thiện hệ thống các văn bản, chính sách: 17
1.2. Tiếp tục Cải cách thủ tục hành chính, đổi mới cơ chế diều hành: 18
1.3. Sự can thiệp của NHNN giảm bớt tình trạng khan hiếm ngoại tệ: 18
1.4. Bảo quản và phát triển quĩ dự trữ ngoại hối: 19
1.5. Thúc đẩy ứng dụng công nghệ tin học và đào tạo để nâng cao chất lượng công tác quản lí ngoại hối: 19
2. Những tồn tại trong vấn đề quản lí ngoại hối: 20
2.1. Các chính sách, văn bản: 20
2.2. Tình trạng đô la hoá: 20
2.3. Hệ thống quản lí các luồng vốn ngắn hạn và dài hạn hiện nay có một số điểm không lành mạnh: 21
2.4. Tình trạng ngoại tệ trôi nổi: 22
2.5. Những hạn chế khác: 22
Chương 4: Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lí ngoại hối của NHNN Việt Nam. 24
1. Tiếp tục hoàn chỉnh hệ thống văn bản, chính sách về quản lí ngoại hối: 24
2. Tăng cường xuất khẩu: 24
3. Cần duy trì cơ chế tỷ giá thả nổi có sự điều tiết của Nhà nước: 25
4. Đẩy mạnh việc sử dụng công nghệ tin học: 25
5. Tăng cường công tác quản lý hoạt động xuất nhập khẩu. . 25
6. Xây dựng một quỹ dự trữ ngoại tệ quốc gia vững mạnh 25
7. Cần có những biện pháp dịp thời để phát triển thị trường ngoại tệ trong nước 26
Kết luận 27
Tài liệu tham khảo 28

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
VỀ QUẢN LÝ NGOẠI HỐI

1. KHÁI NIỆM NGOẠI HỐI VÀ QUẢN LÝ NGOẠI HỐI.
1.1. Khái niệm và vai trò của ngoại hối:
Ngoại hối là tiền nước Ngoài, vàng tiêu chuẩn quốc tế, các giấy tờ có giá và các công cụ thành toán bằng tiền nước Ngoài.
Ở Việt Nam theo điều 28 – luật ngân hàng Nhà nước tháng 12/1997. Dự trữ ngoại hối của nhà nước bao gồm:
- Ngoại tệ, tiền mặt, sử dụng ngoại tệ trên tài khoản tiền gửi ở nước Ngoài.
- Hối phiếu, giấy chứng nhận nợ của nước Ngoài, ngoại tệ
- Các chứng khoán do chính phủ, ngân hàng nước Ngoài, tổ chức tín dụng hay ngân hàng thế giới bảo lãnh và phát hành
- Vàng
- Các loại ngoại hối khác của Nhà nước
1.2. Vai trò của ngoại hối
Ngoại hối có vai trò đặc biệt quan trọng. Nó vừa là phương tiện dự trữ của Cải, thành toán hạch toán quốc tế, vừa là cơ sở cho việc phát hành tiền, đảm bảo cho mối tương quan tiền hàng trong nước.
Mặt khác, khi nền kinh tế phát triển với một tốc độ nhành chóng, quan hệ quốc tế ngày càng được mở rộng thì không một quốc gia nào có thể tồn tại, phát triển đơn độc, khép kín được đặc biệt khi xu hướng toàn cầu hoá đang diễn ra ngày một sâu rộng hơn, từ đó đòi hỏi mỗi quốc gia phải mở rộng quan hệ kinh tế với nước Ngoài. Chính vì vậy dự trữ ngoại hối cũng là một trong những mục tiêu quan trọng là một công cụ quan trọng và cần thiết trong tay Nhà nước nhằm phục vụ cho việc thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô.
Hơn nữa, việc dự trữ ngoại hối cũng thể hiện vị trí thế lực của quốc gia trên thị trường quốc tế. Đối với những nước mà đồng tiền được tự do chuyển đổi, dự trữ ngoại hối là công cụ để can thiệp, điều chỉnh nhằm thiếp lập thế cân bằng giữa các đồng tiền trong trật tự tiền tệ quốc tế nhằm phục vụ chính sách kinh tế còn đối với những nước mà đồng tiền không được tự do chuyển đổi thì dự trữ ngoại hối tốt sẽ làm cho Nhà nứơc có thể chủ động can thiệp, điều tiết thị trường tiền tệ nhằm thực hiện mục tiêu kinh tế đã định, duy trì sự ổn định tỷ giá hối đoái của đồng bản tệ.
1.3. Khái niệm quản lý ngoại hối:
- Quản lý ngoại hối là việc Nhà nước áp dụng các chính sách, biện pháp tác dụng vào quá trình nhập, xuất ngoại hối (đặc biệt là ngoại tệ) và việc sử dụng ngoại hối theo những mục tiêu nhất định.
- Ở Việt Nam, ngân hàng trung ương là cơ quan duy nhất có nhiệm vụ phát hành tiền xây dựng và thực thi chính sách tiền tệ, lập và theo dõi cán cân thành toán quốc tế, ngân hàng trung ương cũng được giao nhiệm vụ quản lý Nhà nước và kiểm soát ngoại hối trên thị trường. Điều này đã được đề cập trong pháp lệnh ngân hàng Nhà nước năm 1990 (Điều 30), luật ngân hàng nhà Việt Nam quản lý ngoại hối.
1.4. Vai trò của quản lí ngoại hối:
Quản lí ngoại hối là yếu tố hết sức quan trọng và không thể coi thường trong việc thực thi chính sách tiền tệ quốc gia,Một đất nước trên thị trường lưu thông nhiều loại ngoại tệ, nhất là các ngoại tệ mạnh sẽ làm suy yếu, giảm sức mua của tiền tệ trong nước, nguy hại hơn là giảm lòng tin của công chúng, gây tâm lí né tránh, đùn đảy đồng bản tệ, cất trữ ngoại tệ. Một nền lưu thông tiền tệ mất tính độc lập, tự chủ, lệ thuộc vào tiền của nước Ngoài sẽ dẫn đến lưu thông tiền tệ trong nước rối loạn, lạm phát, sức mua đồng tiền sụt giảm, ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, lưu thông hàng hoá và đời sống xã hội.
2. MỤC ĐÍCH CỦA QUẢN LÍ NGOẠI HỐI:


31RBx7DjL6OxeTp
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status