Nguồn lực thông tin kinh tế tại Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia - pdf 28

Download miễn phí Chuyên đề Nguồn lực thông tin kinh tế tại Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 4
CHƯƠNG I
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TRUNG TÂM THÔNG TIN KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ QUỐC GIA 9
 1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia 9
 1.1.1 Chức năng của Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia 11
 1.1.2 Nhiệm vụ của Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia 11
 1.1.3 Các nhiệm vụ ưu tiên mang tính đột phá và mối quan hệ hợp tác 13
 1.2 Cơ cấu tổ chức của Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia 13
 1.3 Nguồn lực thông tin tại Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia 19
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG NGUỒN LỰC THÔNG TIN KINH TẾ TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUỐC GIA 21
 2.1 Khái niệm về thông tin, thông tin kinh tế, nguồn lực thông tin, nguồn lực thông tin kinh tế 21
 2.2 Vai trò của nguồn lực thông tin kinh tế trong xã hội hiện đại. 25
 2.3 Điều tra về nguồn lực thông tin kinh tế tại Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia 30
 2.3.1 Nội dung của nguồn lực thông tin kinh tế tại Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia 30
 2.3.2 Loại hình nguồn lực thông tin kinh tế tại Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia 36
 - Sách. 37
 - Tạp chí. 40
 - Cơ sở dữ liệu. 42
 - Tài liệu không công bố. 44
 - Tổng luận, tổng quan. 46
 - Tài liệu điện tử. 47
 2.4 Phân tích và đánh giá hiệu quả phục vụ nguồn lực thông tin kinh tế cho sự phát triển kinh tế-xã hội của Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia 48
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN VÀ HOÀN THIỆN NGUỒN LỰC
THÔNG TIN KINH TẾ TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUỐC GIA 53
 3.1 Đẩy mạnh công tác bổ sung các nguồn lực thông tin kinh tế tại Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia 54
 3.2 Cụ thể hóa hướng phát triển nguồn lực thông tin kinh tế tại Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia 55
 3.3 Tăng cường ngân sách nhà nước và kinh phí của Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia cho kế hoạch phát triển nguồn lực thông tin kinh tế 56
 3.4 Xây dựng kế hoạch nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ thông tin ở Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia 57
 3.5 Tăng cường hợp tác quốc tế 58
 3.6 Tin học hoá nguồn lực thông tin kinh tế tại Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia 60
KẾT LUẬN 62
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 64
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


hực hiện các hoạt động kinh tế của mình.
Thông tin kinh tế nói chung đang trở thành một nhân tố cạnh tranh quan trọng nhất mà bất kỳ nguời lãnh đạo công ty nào cũng phải cố nắm lấy để cạnh tranh với các công ty khác trên thế giới, để xác định cho mình hướng kinh doanh mới, cũng như phát huy đuợc lợi thế vốn có của mình.
Trong nền kinh tế thị trường, mỗi chủ thể kinh tế, dù là người sản xuất, người tiêu dùng, người chủ nguồn lực kinh tế hay những người trung gian, đều chịu sự chi phối của cơ chế thị trường. Các quyết định kinh tế của họ có liên quan đến những người còn lại thông qua các quan hệ thị trường. Việc đề ra và triển khai thực hiện các quyết định đòi hỏi chủ thể kinh tế phải hiểu rõ những gì diễn ra trong các quá trình kinh tế của họ cũng như của những người khác liên quan đến họ. Vì vậy, thông tin kinh tế trước hết và chủ yếu phục vụ cho quá trình ra quyết định về các hành vi kinh tế trong nền kinh tế thị trường. Những xu hướng phát triển kinh tế thị trường ngày nay làm cho thông tin có nhiều vai trò mới.
Tuy nhiên, mỗi giai đoạn lịch sử đều gắn với một trình độ phát triển nhất định của loài người. Sự kế tiếp giữa hai nền văn minh xuất hiện hiện tượng chuyển giao tri thức. Tri thức là nguồn tài nguyên của nhân loại, biểu hiện của trí tuệ con người và công nghệ. Tri thức cũng là nguồn tài nguyên quan trọng để giúp đem lại sự thịnh vượng của các quốc gia ở những giai đoạn khác nhau. Vì nó là động lực để thúc đẩy kinh tế và đổi mới công nghệ mang tính xuyên ngành và xuyên quốc gia. ở xã hội hiện đại, vai trò của tri thức nổi lên như một nguồn lực kinh tế. Các nước đều dựa vào tri thức làm sức mạnh chủ yếu đem lại giá trị kinh tế-xã hội. Việc góp mặt của thông tin kinh tế đã làm cho tri thức đi sâu áp dụng vào đời sống con người, làm cho quá trình chuyển giao tri thức nhanh hơn, đạt hiệu quả cao.
Bên cạnh đó, thông tin kinh tế làm cho người nhận được thông tin hiểu biết nhiều hơn về đối tượng để ra các quyết định hợp lý hơn.
Với vai trò này, thông tin kinh tế luôn gắn liền với hoạt động quản lý kinh tế, nó vừa là "nguyên liệu", vừa là "sản phẩm", vừa là công cụ để thực hiện quá trình quản lý kinh tế cả ở tầm vi mô và vĩ mô. Đồng thời, thông tin kinh tế dưới dạng các thông lệ, qui tắc ứng xử, những quy luật được tổng kết về các mối quan hệ, các quá trình vận động kinh tế đóng vai trò tiền đề cho các hoạt động quản lý. Những thông tin đó làm tăng năng lực, kỹ năng của những người ra quyết định ở các doanh nghiệp, gia đình, cơ quan của chính phủ trong sự vận hành kinh tế thị trường. Nó là tiền đề để những nhà quản lý ra quyết định tránh chủ quan, cảm tính và xa lạ với thực tế.
Thông tin không đầy đủ, thiếu chính xác làm cho doanh nghiệp đánh giá sai về tiềm lực của mình hay về cơ hội, hay nguy cơ môi truờng hoạt động từ đó ra các quyết định kém hiệu quả. Cơ sở thông tin đầy đủ, cung cấp các thông tin chính xác, kịp thời sẽ giúp cho doanh nghiệp đáp ứng với thị trường một cách phù hợp và hiệu quả. Quá trình ra quyết định ở các doanh nghiệp không chỉ sử dụng thông tin như "nguyên liệu" mà kết quả của quá trình đó là các quyết định.Chính là những thông tin sẽ được truyền đạt đến đối tượng quản lý. Tuy nhiên, thông tin không chỉ được sử dụng như cơ sở, và công cụ của quá trình quản lý ở các doanh nghiệp. Thông tin còn là tiền đề tạo ra các khả năng, kỹ năng của người ra quyết định. Sự vận động liên tục của doanh nghiệp, của thị trường và môi truờng xung quanh đòi hỏi người ra quyết định ở các doanh nghiệp phải luôn cập nhật với những tri thức mới để có năng lực, phẩm chất mới, từ đó có thể hiểu được xu hướng vận động chung, có thể theo kịp được bước tiến của thời đại.
Thứ ba, thông tin kinh tế giúp các nhà kinh tế, các nhà sản xuất kinh doanh phân tích sự kiện, hiện tượng, hiểu được những gì đang xảy ra trong công ty của mình và môi trường rộng lớn bên ngoài; sáng tạo ra các yếu tố kinh doanh, rút ngắn thời gian phát hiện quy luật từ triển khai đến ứng dụng.
Thông tin và kiến thức có liên quan chặt chẽ đến trí tuệ con người.Việc sử dụng thông tin của mỗi cá nhân rất khác nhau, thậm chí các đánh giá đuợc xây dựng từ cùng một cơ sở dữ liệu, cùng một chất liệu thông tin, nhưng cũng khác nhau, tùy thuộc vào người sử dụng thông tin.Trình độ, kiến thức, kinh nghiệm và nhiều tố chất khác của con người, kể cả vị trí xã hội, trạng thái tâm lý...là các yếu tố tác động lên hiệu quả sử dụng thông tin của từng người.
Tất cả những người lãnh đạo các doanh nghiệp đều có chiến lược cạnh tranh riêng cho doanh nghiệp của mình. Biết và hiểu những điều mà đối thủ không biết, biết trước đối thủ trao đổi thông tin để có kiến thức mới...Tất cả là những biện pháp cạnh tranh để đi trước đối thủ của mình một bước.
Việc sử dụng có tính chiến lược các thông tin nói chung trong xây dựng kế hoạch kinh doanh, trong xác định mục tiêu, sản phẩm, trong sản xuất, tích lũy, có nghĩa là thông tin và kiến thức cần được đánh giá và quản lý như các nguồn lực khác của công ty ( lao động, vốn, máy móc...).
Và cuối cùng, thông tin kinh tế giúp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, tiếp nhận công nghệ thích hợp, đổi mới sản phẩm, phát triển sản xuất, hiểu được nhu cầu và xu hướng thị trường... Tìm kiếm các cơ hội đầu tư có hiệu quả.
Trong điều kiện hiện nay, khoa học-kỹ thuật-sản xuất là các bộ phận có quan hệ khăng khít với nhau tạo thành chu trình “Khoa học-kỹ thuật-sản xuất ". Thông tin kinh tế nói riêng và thông tin nói chung là sản phẩm của lao động trí tuệ con người. Hầu hết trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh thông tin kinh tế được sử dụng rất lớn. Công nghiệp hóa tại các nước tiên tiến tập trung vào việc phát triển mạnh dịch vụ, xuất khẩu dịch vụ. Điều này không có nghĩa họ sẽ sản xuất ít hàng hóa đi mà là sản xuất càng nhiều hàng hóa nhung với giá càng rẻ, chất lượng cao khiến cho tỷ trọng đóng góp của hàng hóa vào GDP càng nhỏ. Thông tin kinh tế được lưu giữ và sử dụng nhằm làm tăng năng lực mỗi quốc gia. Con đường tăng trưởng của kinh tế ngày nay là sử dụng công nghệ mới trong quá trình sản xuất. Các thông tin về tình hình thị trường, về khách hàng, về cạnh tranh, về các môi trường tự nhiên, chính trị, xã hội bên trong và bên ngoài quốc gia còn giúp cho mỗi doanh nghiệp, mỗi quốc gia tìm kiếm lợi thế trong cạnh tranh của họ. Vì vậy, thông tin được xem như một tài sản quan trọng của mỗi tổ chức trong nền kinh tế thị trường, như bất kỳ tài sản nào khác (Tài nguyên thiên nhiên, vốn kỹ thuật, vốn bằng tiền, lao động...)
Do thông tin (bao gồm cả thông tin kinh tế ) có vai trò quan trọng như vậy, cho nên có thể nói, ngày nay thông tin đã trở thành nhu cầu của mọi dân tộc, mọi tầng lớp xã hội. Có thời người ta “định nghĩa" : Người nào không biết ngoại ngữ, người đó thuộc diện "mù chữ", nhưng gần đây, có “định nghĩa” mới: Người nào không biết thông tin-tin học, là thuộc diện "mù chữ". Như vậy, chúng ta đủ biết sức mạnh của tin học-thông tin trong thời đại ngày nay, mà thông tin kinh tế chỉ là một thí dụ. Nhiều nhà khoa học nổi tiếng đã khẳng định: Thông tin-tin học là công lực ảnh hưởng mạnh mẽ đến chiến lược kinh tế của các quốc gia.
Nhưng cái quan trọng nhất đó là thông tin kinh tế giúp bồi dưỡng phương pháp tư duy, mục đích tư duy đúng đắn. Nó góp phần tạo ra một môi trường hoạt động kinh tế lành mạnh.
Điều tra về nguồn lực thông tin kinh tế tại Trung tâm Thông tin Khoa học và công nghệ Quốc gia
2.3.1 Nội dung nguồn lực tin kinh tế tại Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia
Công cuộc đổi mới toàn diện đất nước do Đảng ta phát động từ năm 1986 thật sự đã mang lại sinh khí mới cho các hoạt động kinh tế-xã hội. Quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã và đang tạo ra một tầng lớp doanh nhân ngày càng đông đảo, năng động, sáng tạo, dần dần thích nghi với những điều kiện kinh doanh của cơ chế thị trường. Nhờ vậy, nền kinh tế đất nước thoát ra khỏi tình trạng khủng hoảng và tăng nhanh nhịp độ phát triển. Hoạt động sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế, các lĩnh vực kinh tế sôi động hẳn lên, đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận.
Bên cạnh các nhà quản lý kinh tế, nhà doanh nghiệp của khu vực kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể đã xuất hiện ngày càng nhiều các nhà doanh nghiệp trong các thành phần kinh tế khác. Những nhà kinh tế, doanh nghiệp có vai trò quan trọng cho việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nuớc, thực hiện “ Phát triển kinh tế là nhiệm vụ hàng đầu", thực hiện quyền chủ động sản xuất, kinh doanh, vai trò của các nhà kinh tế doanh nghiệp ngày càng có vai trò quan trọng. Do đó, vấn đề cung cấp đầy đủ thông tin kinh tế cho họ có ý nghĩa rất tích cực, là tiền đề tạo điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất, kinh tế, kinh doanh.
Nắm được điều này, với vị trí là cơ quan đầu ngành cả nước về khoa học và công nghệ, Trung tâm TTKH & CNQG đã không ngừng bổ sung và nâng cao chất lượng nguồn lực tin kinh tế để phục vụ đắc lực cho quá trình hội nhập kinh tế Việt Nam với kinh tế khu vực và kinh tế thế giới...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status