Phòng ngừa rủi ro tỷ giá cho các khoản thu – chi tại công ty cổ phần hợp tác kinh tế và xuất nhập khẩu Savimex - pdf 28

Download miễn phí Chuyên đề Phòng ngừa rủi ro tỷ giá cho các khoản thu – chi tại công ty cổ phần hợp tác kinh tế và xuất nhập khẩu Savimex



MỤC LỤC
 
Lời tựa
 
PHẦN I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỶ GIÁ
 VÀ RỦI RO TỶ GIÁ
 
I/ Khái niệm tỷ giá và rủi ro tỷ giá 1
 
1. Tỷ giá hối đoái 1
2. Rủi ro hối đoái 1
 
2.1 Lý luận chung 1
2.2 Rủi ro hối đoái 2
 
II/ Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá 3
 
III/ Các kỹ thuật dự báo tỷ giá 6
1. Mục đích của dự báo 6
2. Các phương pháp dự báo 8
3. Thực trạng áp dụng dự báo tỷ giá trong thời gian qua 10
 
IV/ Phòng ngừa rủi ro tỷ giá 12
 
1. Ý nghĩa của việc phòng ngừa rủi ro tỷ giá 12
2. Lợi ích của việc phòng ngừa rủi ro tỷ giá 12
 
3. Các công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tỷ giá 13
 Phòng ngừa thông qua thị trường kỳ hạn 15
 Nghiệp vụ kỳ hạn (Hợp đồng kỳ hạn) 15
3.1.2 Ưu , Nhược điểm 15
3.1.3 Nghiệp vụ ngoại hối kỳ hạn 15
3.1.4. Cơ chế thực hiện giao dịch 16
3.1.5. Thuận lợi của việc sử dụng hợp đồng ngoại hối kỳ hạn 17
 
 Phòng ngừa trên thị trường giao sau 18
 3.2.1. Hợp đồng tiền tệ giao sau 18
3.2.2 Ưu , Nhược điểm 18
3.2.3 Sử dụng hợp đồng tiền tệ giao sau để phòng ngừa rủi ro tỷ giá 19
 
 3.3 Phòng ngừa trên thị trường các quyền chọn 20
3.3.1 Hợp đồng quyền chọn 20
3.3.2 Các bên tham gia thị trường kinh doanh theo quyền chọn 21
3.3.3 Ưu, Nhược điểm 22
3.3.4 Sử dụng hợp đồng quyền chọn để phòng ngừa rủi ro 22
 
3.4 Phòng ngừa thông qua việc đi vay để cho vay (hoán đổi) 26
3.4.1 Nghiệp vụ hoán đổi 26
3.4.2 Ưu, nhược điểm 26
3.4.3 Phòng ngừa thông qua việc đi vay để cho vay 26
 
3.5 Phòng ngừa thông qua xác định đồng tiền thanh toán 29
3.6 Phòng ngừa thông qua Sourcing 29
3.7 Phòng ngừa chéo 41 30
3.8 Phòng ngừa năng động 30
 
PHẦN II PHÒNG NGỪA RỦI RO TỶ GIÁ ĐỐI VỚI CÁC KHOẢN THU VÀ CHI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN HỢP TÁC KINH TẾ VÀ XUẤT NHẬP KHẨU SAVIMEX
 
A/ SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SAVIMEX 32
 
1. Lịch sử ra đời và phát triển công ty 32
2. Lĩnh vực hoạt động 34
3. Thành phần sở hữu 34
4. Cơ cấu 35
5. Nghiên cứu và phát triển 36
6. Thị trường 37
 
B/ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY TRONG NHỮNG NĂM TRỞ LẠI ĐÂY 37
 
1/ Phân tích sơ lược về tình hình tài chính công ty 41
 
1.1. Tỷ số thanh toán 41
1.1.1 Tỷ số thanh toán hiện hành 41
1.1.2 Tỷ số thanh toán nhanh 42
1.1.3 Tỷ số thanh toán tức thời 43
 
 
1.2 Tỷ số hoạt động 44
1.2.1 Số vòng quay khoản phải thu 44
1.2.2 Số vòng quay hàng tồn kho 44
1.2.3 Hiệu suất sử dụng TSCĐ 45
1.2.4 Hiệu suất sử dụng Tổng tài sản 45
1.2.5 Hiệu suất sử dụng vốn cổ phần 45
 
1.3 Tỷ số đòn bẩy 45
1.3.1 Tỷ số nợ /tài sản 45
1.3.2 Tỷ số nợ/vốn cổ phần 46
1.3.3 Khả năng thanh toán lãi vay 46
 
1.4 Tỷ số sinh lợi 47
1.4.1 Tỷ số sinh lợi/doanh thu 47
1.4.2 Tỷ suất sinh lợi/Tổng tài sản 48
1.4.3 Tỷ suất sinh lợi/vốn cổ phần 48
 
 1.5 Tỷ số giá thị trường 48
1.5.1 Thu nhập trên một cổ phần 48
1.5.2 Tỷ lệ chi trả cổ tức 49
1.5.3 Tỷ số giá thị trường/thu nhập (P/E) 49
 
2. Các rủi ro công ty gặp phải trong vấn đề tài chính 50
 
2.1 Rủi ro lãi suất 51
2.2 Rủi ro tỷ giá 52
 
3. Các biện pháp dự báo và phòng ngừa rủi ro đã áp dụng (mức độ ưa chuộng và phù hợp như thế nào?) 53
 
 Các biện pháp dự báo tại công ty Savimex 53
3.2 Những phương pháp phòng ngừa rủi ro đã áp dụng 54
 
4. Những vấn đề còn chưa được giải quyết về mặt tài chính 55
 
PHẦN III GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO TỶ GIÁ CHO CÁC KHOẢN THU CHI TẠI CÔNG TY SAVIMEX
 
 
I/ Các đề xuất trong thời gian tới 57
 
1. Gia tăng dự báo và phòng ngừa rủi ro 57
2. Sử dụng đa dạng các công cụ phòng ngừa 58
3. Tăng cường mối quan hệ với các ngân hàng như thế nào? 59
4. Hạn chế những quy định bất hợp lý trong các giao dịch 60
5. Lập kế hoạch tài trợ bằng ngoại tệ USD 61
 
II/ Những hướng gợi mở của tác giả đề tài 63
 
1. Đáp ứng các đề xuất của công ty và những đòi hỏi khách quan của thị trường tài chính 63
 2. Những phương pháp phòng ngừa mới nên được xem xét áp dụng 64
 
PHẦN KẾT LUẬN 66





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


loại nghiệp vụ này, công ty đi vay sẽ biết trước được số lượng nội tệ đã nợ trong kỳ hạn nhất định và đồng thời cũng nhận về một số lượng ngoại tệ biết trước (do đầu tư).
Để minh hoạ cho nghiệp vụ này, chúng ta hãy xem xét ví dụ sau:
Giả sử: Công ty A (Việt Nam) có một hợp đồng nhập khẩu quần áo với công ty Mỹ trị giá 1 triệu USD, thời điểm giao hàng và thanh toán ngay là 2 tháng sau đó.
Lúc này công ty A sử dụng nghiệp vụ hoán đổi theo các trình tự sau: Vay VND ® mua USD trên thị trường giao ngay® cho vay số ngoại tệ vừa mua này® hoàn trả các khoản nợ bằng nội tệ.
Cụ thể:
Vay nợ bằng VND (kỳ hạn 2 tháng), giả sử lãi suất cho vay VND : 9,5%/năm
Lãi suất cho vay USD: 4,15%/năm
Chúng ta sẽ bắt đầu đi ngược lại bài toán.
Để có được 1 triệu USD sau 2 tháng nữa (dùng để thanh toán giá trị lô hàng nhập khẩu) thì ngay bây giờ công ty A phải đầu tư một số lượng USD là: 993,119 USD (1/(1+4,15%/12)2 ).
Ơû hiện tại, Tỷ giá: VND/USD:15.780. Lúc này công ty A sẽ đi vay :
993,119 USD x 15780 =15.671.417.820 VND để mua 993,119 USD trên thị trường giao ngay
và đầu tư số ngoại tệ này với kỳ hạn cũng 2 tháng.
Như vậy sau 2 tháng công ty A sẽ phải hoàn trả: 15.920.530.790 VND (15.671.417.820x(1+9,5%/12)2 ).
Kết luận: Qua nghiệp vụ này công ty A đã cố định cho khoản chi trả 1 trệu USD của hợp đồng nhập khẩu 2 tháng sau bằng 15.920.530.790 VND.
Chiến lược đi vay để cho vay cũng có thể được sử dụng đối với nhà xuất khẩu muốn phòng ngừa rủi ro tỷ giá cho các khoản phải thu bằng ngoại tệ. Chẳng hạn, nếu công ty B có các khoản phải thu bằng ngoại tệ công ty có thể bán kỳ hạn trước lượng ngoại tệ này (hợp đồng kỳ hạn) cũng tương tự như chiến lược sau:
Vay nợ bằng ngoại tệ
Bán ngoại tệ này trên thị trường giao ngay thu về nội tệ
Đầu tư (cho vay) số nội tệ trên ở thị trường tiền tệ trong nước
Hoàn trả khoản nợ ngoại tệ bằng các khoản thu do xuất khẩu.
Do bởi công ty B sẽ dùng các khoản thu bằng ngoại tệ để hoàn trả nợ vay bằng ngoại tệ nên họ sẽ không gặp phải bất kỳ độ nhạy cảm nào đối với rủi ro tỷ giá.
Hãy xem xét ví dụ cụ thể sau:
Công ty B có khoản phải thu 12 triệu DEM trong vòng 6 tháng tới.
Tỷ giá: 1 DEM=0,6773 USD.
Công ty lo sợ DEM sẽ xuống giá trong những ngày tới, do vậy để phòng ngừa rủi ro này công ty sẽ tiến hành các giao dịch sau:
Vay DEM trong thời hạn 6 tháng. Số tiền cần vay sẽ bằng hiện giá của 12 triệu DEM, tức là: 12.000.000/(1+0,04) =11.538.461,54 DEM (lãi suất cho vay dem là 8%/năm).
Chuyển số DEM này sang USD: 11.538.461,54 DEM x o,6773 =7,815,000 USD.
Đầu tư số USD này trong vòng 6 tháng tới với lãi suất(6%/2 = 3%).
6 tháng sau:
+ Công ty nhận được USD từ hoạt động đầu tư :
7,815,000 x (1+0,03) =8,049,450 USD
+ Công ty nhận được 12.000.000 DEM từ hợp đồng xuất khẩu.
Sử dụng số DEM này trả nợ vay cả vốn lẫn lãi trước đây là 12.000.000 DEM. Như vậy, thông qua thị trường tiền tệ trong nước công ty B có thể cố định khoản thu nhập của mình ở mức 8,049,450 USD, bất chấp sự biến động của tỷ giá trên thị trường. Hơn nữa, ở đây công ty cũng không phải bán DEM theo hơpï đồng kỳ hạn, do đó phương pháp này có thể sử dụng trong trưởng hợp ngân hàng không sẵn sàng thương lượng hơpï đồng có kỳ hạn với công ty.
Sau đây xin đưa ra một vài kết quả so sánh tóm tắt khi phòng ngừa rủi ro theo nghiệp vụ hoán đổi so với khi không phòng ngừa.
Tỷ giá DEM/USD
Giá trị khoản phải thu nếu không phòng ngừa rủi ro
Giá trị khoản phải thu nếu có phòng ngừa rủi ro
Lãi (lỗ)
0,6773
$ 8,127,600
$ 8,049,450
( 78,150)
0,6700
$ 8,040,000
$ 8,049,450
$ 9,450
0,6512
$ 7,814,400
$ 8,049,450
$235,050
3.5 Phòng ngừa thông qua xác định đồng tiền thanh toán
Ngoài các kỹ thuật phòng ngừa rủi ro tỷ giá như đã trình bày khá chi tiết ở trên, các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu còn có thể phòng ngừa rủi ro bằng phương pháp lập háo đơn thanh toán bằng chính đồng tiền nước mình. Trong giao dịch nếu thoả thuận sử dụng đồng tiền thanh toán của một trong hai nước thì nước có đồng tiền được sử dụng giao dịch sẽ không chịu rủi ro tỷ giá và tất nhiên lúc này bên đối tác sẽ gặp rủi ro. Ngoài ra, còn phương pháp khác nhưng ít được sử dụng hơn đó là: đa dạng hoá tiền tệ trong thanh toán nhằm san sẻ rủi ro. Tuy nhiên điều này rất khó áp dụng trong thực tế.
Hiện nay, trong kinh doanh quốc tế đồng tiền được sử dụng thanh toán nhiều nhất vẫn là USD, sau đó là các ngoại tệ mạnh khác như: Euro, JPY sỡ dĩ như vậy là vì đây là những đồng tiền có khả năng chuyển đổi mạnh, các quốc gia này vốn rất phát triển, khối lượng thương mại và đầu tư quốc tế lớn trên thế giới.
Còn riêng với VND, đồng tiền chưa có khả năng chuyển đổi vả lại Việt Nam là nước đang phát triển, khối lượng giao dịch hàng năm còn rất nhỏ. Chính vì thế phương pháp phòng ngừa này đối với Việt Nam là rất khó thực hiện.
3.6 Phòng ngừa thông qua Sourcing
Một công ty có thể thanh toán các hoá đơn nhập khẩu bằng cùng một đồng tiền như các hoá đơn xuất khẩu. cách này làm cho công ty cân bằng các khoản phải thu dựa trên các khoản phải trả. Dạng phòng ngừa rủi ro như trên được gọi là Sourcing.
Chẳng hạn công ty Việt Nam có thể nhập nguyên vật liệu hay máy móc thiết bị bằng chính đồng tiền mà công ty thu về từ xuất khẩu. Ngoài ra công ty này cũng có thể nhập khẩu bằng nhiều loại tiền tương ứng với doanh số xuất khẩu cũng bằng nhiều loại tiền.
Ưu điểm:
Kỹ thuật giảm thiểu rủi ro bằng việc mua hàng nhập khẩu bằng đồng tiền bán hàng xuất khẩu có những thuận lợi nhất định: Công ty Việt Nam nên nhập nguyên vật liệu nơi rẻ nhất và cũng không nên chi trả nhiều cho hợp đồng nhập khẩu này để tránh rủi ro tỷ giá. Tuy nhiên, sau khi nguồn hàng được chọn ở giá tốt nhất, sẽ có sự tự phòng ngừa xảy ra cho đồng tiền đó. Ví dụ như, nếu công ty này mua nguyên vật liệu ở Mỹ là rẻ nhất thì tổng giá trị hàng hoá mà công ty Việt Nam sản xuất ra bán trên thị trường Mỹ sẽ được bù trừ thanh toán song phương (netting) so với việc mua nguyên vật liệu.
3.7 Phòng ngừa chéo
Phòng ngừa chéo là một cách phổ biến để giảm độ nhạy cảm giao dịch đối với rủi ro tỷ giá khi một đồng tiền không thể tự phòng ngừa (như trường hợp phòng ngừa thông qua sourcing).
Giả sử công ty Mỹ có khoản phải trả bằng đồng X trong 90 ngày nữa. Công ty đang e sợ X có thể tăng giá so với USD nên công ty muốn phòng ngừa cho khoản chi trả này. Nếu hợp đồng kỳ hạn và các kỹ thuật phòng ngừa khác không thể thực hiện được, thì công ty nên xem xét phòng ngừa chéo.
Bằng cách này, đầu tiên công ty cần một đồng tiền Y có thể phòng ngừa và có tương quan xác định cao với X (nghĩa là X và Y chuyển dịch cùng hướng với USD). Sau đó, công ty mua một hợp đồng kỳ hạn 90 ngày cho đồng Y. Khi X và Y tương quan xác định cao với USD thì tỷ giá hối đoái giữa chúng trong chừng mực nào đó sẽ ổn định theo thời gian. Khi mua hợp đồng kỳ hạn 90 ngày cho đồng Y, công ty Mỹ có thể chuyển đồng Y sang X. Như vậy lúc này (ngày đáo hạn) cho dù tỷ giá có biến động như thế nào thì khoản phải trả bằng đồng X đã được cố định thông qua việc mua hợp đồng kỳ hạn đồng Y.
3.8 Phòng ngừa năng động
Ngày nay, một số ngân hàng thương mại trên thế giới như Citibank, Chase Manhattan Corp, đã đưa ra chương trình phòng ngừa năng động cho các khoản ký gửi ngắn hạn bằng các loại ngoại tệ.
Không giống như các kỹ thuật phòng ngừa khác, phòng ngừa năng động không đảm bảo chắc chắn dòng tiền mặt tính bằng nội tệ từ các đầu tư ra nước ngoài sẽ nhận được trong tương lai. Chiến thuật này thực chất là phòng ngừa tuần hoàn theo đó việc phòng ngừa được thực hiện khi có một kỳ vọng về sự mất giá của các loại tiền mà công ty đang nắm giữ và chuyển sang một trạng thái khác khi mà các loại tiền này dự kiến sẽ tăng giá.
Về bản chất, mục tiêu của phòng ngừa năng động là phòng ngừa rủi ro tỷ giá trong khi vẫn nhận được những lợi ích từ những biến động tỷ giá có lợi cho nhà đầu tư. Đây cũng là ưu thế của phương pháp này so với các phương pháp khác. Tuy nhiên, thành quả của việc sử dụng phòng ngừa năng động phụ thuộc vào khả năng của nhà đầu tư đoán chiều hướng biến động của tỷ giá diễn ra như thế nào trong thời gian sắp tới. Hơn nữa phương pháp này phù hợp với những nhà đầu tư tài chính hơn là những nhà kinh doanh xuất nhập khẩu.
Ví dụ minh họa:
Giả sử một nhà đầu tư Mỹ thực hiện phòng ngừa năng động để đầu tư vào đồng GBP. Nếu GBP bắt đầu giảm giá và còn dự kiến giảm giá hơn nữa® anh ta sẽ bán kỳ hạn GBP với thời gian đáo hạn được tính toán lúc mà giá trị GBP kỳ vọng sẽ tăng lên. Nếu anh ta tin rằng GBP sẽ chỉ giảm giá trong ngắn hạn thì hầu hết GBP sẽ được phòng ngừa (do chưa tới hạn như dự đoán).
Nhưng bây giờ giả dụ rằng GBP bắt đầu tăng giá trước ngày trên hợp đồng kỳ hạn. Bởi vì hợp đồng sẽ làm giảm những lợi ích tiềm ẩn từ việc tăng giá đồng GBP, anh ta có thể mua kỳ hạn GBP để cân bằng với hợp đồng kỳ hạn bán GBP hiện hữu. Trong trường hợp này, anh ta đã đóng vị thế hợp đồng đang tồn tại(hợp đồng bán GBP trước đây). Tất nhiên nếu tỷ giá kỳ hạn vào lúc mua kỳ hạn lớn hơn tỷ giá kỳ hạn đã bán trước đó thì nhà đầu tư phải gánh chịu một khoản thiệt hại do đóng vị thế h...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status