VHDN và xây dựng VHDN ở Việt Nam hiện nay - pdf 28

Download miễn phí Đề tài VHDN và xây dựng VHDN ở Việt Nam hiện nay



MỤC LỤC
 
Lời nói đầu 1
Chương I: Cơ sở lý luận 3
 I-Các khái niệm cơ bản 3
 1.Văn hoá 3
 2.Văn hoá doanh nghiệp 3
 II-Tính tất yếu phải xây dựng văn hoá doanh nghiệp 5
 1.Vai trò của văn hoá doanh nghiệp 5
 2.Đòi hỏi khách quan của việc xây dựng VHDN 7
 III-Các bộ phận cấu thành VHDN 8
 1.Triết lý kinh doanh 8
 2.Đạo đức kinh doanh 10
 3.Hệ thống sản phẩm 11
 4.cách tổ chức hoạt động của doanh nghiệp 14
 5.cách giao tiếp của doanh nghiệp với xã hội 17
 IV-Kinh nghiệm nước ngoài 17
 1.Nhật bản với doanh nghiệp 17
 2.Một số thí dụ về VHDN Nhật bản 19
Chương II:Thực trạng 23
 I-Khái quát thành tựu 23
 1.Công ty taxi Mai Linh 25
 2.Công ty Traphaco 30
 II-Hạn chế 32
 1.Lý do khách quan 32
 2.Lý do chủ quan 33
 
Chương III: Kiến nghị và giải pháp 41
 I-Giải pháp 41
 1.Giảm thiểu cấp phép, xin phép 41
 2.Tổ chức các hiệp hội kinh doanh 44
 3.Tổ chức các hiệp hội người tiêu dùng 45
 4.Phát huy tốt vai trò của các cơ quan công luận 47
 5.Giám sát đối với một số ngành nghề đặc biệt 47
 6.Phát triển các hàng hoá mang bản sắc dân tộc 49
 7.Giao lưu kinh tế đi đôi với giao lưu văn hoá 49
 8.Giáo dục văn hoá cho những người làm kinh tế 50
 II-Kiến nghị 50
 III-Kết luận 51
Tài liệu tham khảo 53
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


nghệ và bán hàng. Sự chân thành khơi dậy niềm tin rằng xã hội đang đặt lên vai chúng ta niềm tin.
Tinh thần tiên phong Cách tiếp cận có mục đích đối với mỗi công việc đều dựa trên sáng kiến cá nhân nhằm tạo ra những cơ hội kinh doanh mới bằng cách theo đuổi các mục đích mới và đầy thử thách. Tinh thần này được thể hiện trong nỗ lực trở thành người đi tiên phong trong lĩnh vực công nghệ và mục tiêu của công ty đạt được bằng cách phát huy khả năng hữu hạn của mỗi thành viên của Hitachi.
Chương ii: Thực trạng tình hình xây dựng văn hoá doanh nghiệp ở Việt nam hiện nay.
Khái quát thành tựu.
Xây dựng và phát triển văn hoá doanh nghiệp ở nước ta hiện nay có tác dụng rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của doanh nghiệp theo yêu cầu phát triển kinh tế đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế.
ở nước ta, nếu chỉ tính trong 100 năm qua, thì trong những năm đất nước bị đô hộ, nhiều doanh nhân đã khởi xướng các ý tưởng rất mới trong việc phát triển công thương nghiệp, hình thành những nền móng đầu tiên của văn hoá doanh nghiệp nước ta, đó là tinh thần dân tộc trong kinh doanh, dũng cảm cạnh tranh với tư bản Pháp, Hoa lúc đó đang làm chủ trên thị trường. Lịch sử đã ghi lại tên tuổi những doanh nhân-thời đó gọi là những “tư sản dân tộc” như Bạch Thái Bưởi, được gọi là “Vua vận tải Bắc Việt đầu thế kỷ”, “bậc anh hùng trong kinh tế nước nhà”, như Nguyễn Sơn Hà, chủ hãng sơn Resistanco dùng thương hiệu của mình đánh bại nhiều hãng sơn đương thời, như Trần Chánh Chiếu, đã chủ trì nhiều cơ sở kinh doanh và ra báo, là một trong những nhân vật chủ chốt của phong trào MinhTân đất Nam Kỳ vào những năm đầu thế kỷ XX, như Trương Văn Bền với nhãn hiệu xà phòng Cô Ba nổi tiếng cả nước. Thời đó, phong trào Duy tân dấy lên rầm rộ từ miền Trung đến miền Bắc, ngoài việc khuyến khích nâng cao dân trí, canh tân đất nước, đã kích thích nhiều doanh nhân người Việt lập ra các hội buôn, đề cao tinh thần dân tộc trong kinh doanh. Như vậy, có thể khẳng định là: trên khắp đất nước ta, trong những năm bị đế quốc thống trị, đã không ít doanh nhân ý thức được nỗi đau mất nước, luôn luôn đề cao tinh thần dân tộc trong kinh doanh- một nội dung cơ bản của văn hoá doanh nghiệp.
Trong những năm thực hiện kế hoạch hoá tập trung, do thị trường và các quy luật của thị trường không được công nhận, các doanh nghiệp nước ta tiến hành sản xuất kinh doanh theo chỉ tiêu pháp lệnh được ban hành từ trên, sản phẩm làm ra được giao nộp lên trên, không tính đến những nhu cầu thị trường, không hạch toán đúng đắn giá cả, cộng với tiền lương, tiền thưởng trong doanh nghiệp không gắn với kết quả sản xuất Thể chế kế hoạch hoá tập trung cũng không bảo đảm trách nhiệm và quyền hạn của doanh nghiệp với tư cách là một thực thể kinh doanh, hạn chế tính sáng tạo, tinh thần kinh doanh của người quản lý doanh nghiệp. Tình trạng đó đã làm sai lệch bản chất của kinh doanh, cũng có thể gọi đó là “sản xuất mà không kinh doanh”.
Tuy vậy, cũng trong thời kỳ này, có những cán bộ quản lý doanh nghiệp đã mạnh dạn tìm tòi, thử nghiệm cách làm ăn mới, tạo ra một số mô hình kinh doanh có hiệu quả. Những mô hình này đã nêu lên một số nét đặc trưng của văn hoá doanh nghiệp thời kỳ đó: tinh thần dám nghĩ dám làm, năng động, sáng tạo, vươn lên khắc phục khó khăn, thiếu thốn. Truyền thống văn hoá đó đã có ảnh hưởng tốt đối với thế hệ kinh doanh ngày nay.
Công cuộc đổi mới được khẳng định từ Đại hội toàn quốc lần thứ VI của Đảng (12-1986) và thể chế kinh tế thị trường được công nhận đã mở ra cho các doanh nghiệp, doanh nhân nước ta những đIều kiện mới có ý nghĩa quyết định để từng bước hình thành văn hoá doanh nghiệp phù hợp với đặc điểm kinh tế xã hội nước ta, đó là văn hoá doanh nghiệp. Công cuộc đổi mới đã đem lại sự giảI phóng các lực lượng sản xuất, quyền tự do kinh doanh của mọi công dân trong những lĩnh vực mà pháp luật không cấm. Đó cũng là phát huy sức mạnh của toàn dân tộc cho công cuộc chấn hứng đất nước; mọi người được tự do phát huy tàI nưng, trí tuệ trong kinh doanh, làm giàu cho mình và cho đất nước, như Đại hội IX của Đảng đã quyết định. Có thể nói đây là sự thể hiện nổi bật nhất của vănhoá lãnh đạo, văn hoá quản lý: là sự lãnh đạo phù hợp quy luật phát triển của thời đại, phù hợp với nguyện vọng của cả dân tộc, một dân tộc đã gan góc chống ngoại xâm trong hàng thế kỷ, nay không cam tâm chịu mãi cảnh cùng kiệt nàn, lạc hậu. Chính công cuộc đổi mới đã mở đường cho sự ra đời và phát triển các doanh nghiệp dân doanh và đội ngũ doanh nhân mới mở đường cho sư hình thành và phát triển văn hoá doanh nghiệp Việt Nam.
Trong thời gian qua đã có nhiều doanh nghiệp thành công trong kinh doanh và giao tiếp. Không những bánh phồng tôm Sa Giang, cá kho tộ, kẹo dừa Bến Tre, chè Tân Cương và chè Tuyết Sơn đã chiếm lĩnh thị trường mà món phở, tranh sơn mài, đồ gốm Bát Tràng và chiếc áo dài Việt Nam đã được xuất khẩu ưa chuộng trên thế giới. Cà phê Trung Nguyên mở ra ở Tôkyô do một doanh nhân Nhật Bản làm chủ đã trở thành một trung tâm văn hoá Việt Nam với âm nhạc Trịnh Công Sơn, tranh thêu và sơn mài Việt Nam đem lại hương vị văn hoá Việt Nam. Hãng hàng không Việt Nam, du lịch Việt nam đã có những thành công trong giữ gìn và quảng bá văn hoá Việt Nam ra nước ngoài. Đó là những thành công ban đầu rất đáng trân trọng. Đã có doanh nghiệp Việt nam học được cách muối dưa chuột, ớt, gừng, tỏi để xuất khẩu sang Nhật bản theo đúng quy trình và khẩu vị người Nhật bản. Dưới đây em xin đưa ra một số doanh nghiệp điển hình đã có những thành công trong việc xây dựng văn hoá doanh nghiệp:
Công ty taxi Mai Linh
Truyền thống của Mai Linh là hình ảnh bộ đội cụ Hồ giản dị, trung thực, dũng cảm, dám làm, dám chịu trách nhiệm – lấy cái chung làm nền tảng vững chắc cho sự phát triển – cá nhân là mũi xung kích đi đầu trong mọi lúc, mọi nơi.
Với chính sách chất lượng mà Công ty Mai Linh cam kết với khách hàng và cộng đồng xã hội:
“luôn luôn ân cần phục vụ bà con cô bác”
luôn tôn trọng khách hàng,
yêu quý khách hàng như người thân bà con của mình:
(1) với khách hàng : tôn trọng lễ phép
(2) với đồng nghiệp : thân tình giúp đỡ
(3) với công việc : tận tụy sáng tạo
(4) với gia đình : thương yêu tránh nhiệm
(5) với công ty : tuyệt đối trung thành
Những điều cam kết trên mang tính nhân văn – mang nặng nghĩa tình và tăng thêm trách nhiệm bằng khẩu hiệu: “An toàn, chất lượng, mọi lúc, mọi nơi”
Đó là những gì mà Mai Linh trưởng thành và tâm niệm tự giác thực hiện đầy đủ và không hề đòi hỏi ai bất cứ gì hơn, chỉ mong sao có sự công bằng xã hội, cạnh tranh lành mạnh đúng luật pháp.
Mỗi thành viên Mai Linh làm việc với tình cảm chân thành, trái tim trung thực và hơn nữa làm việc theo nhu cầu cuộc sống văn hoà cao hơn.
“Thắng không kiêu – Bại không nản” để phấn đấu vươn lên. Đầu tầu – gương mẫu – mọi lúc mọi nơi: vui là vui chung tập thể gia đình Mai Linh – nói điều hay, làm việc tốt cho Gia đình, bản thân, Công ty và cộng đồng xã hội. Với nhận thức như:
Mai Linh là mái nhà chung của mỗi thành viên.
Mai Linh là ngày mai của nhiều thế hệ con cháu của mình.
Mai Linh là niềm tự hào của mỗi chúng ta hôm nay và ngày mai.
Mai Linh là Người Việt Nam biết vận dụng tinh thần tự lực, tự cường, phát huy nội lực, noi gương sáng bộ đội cụ Hồ Mỗi chúng ta hãy làm một điều gì tốt đẹp cho Mai Linh như cho chính bản thân, Gia đình mình.
Với lái xe: yêu xe Công ty như xe nhà mình, quý tình đồng nghiệp như anh chị em ruột thịt cuả mình, sẵn sàng nhường nhịn cho nhau, bảo vệ nhau mọi lúc mọi nơi. Không hút thuốc lá, nghiện không uống rượu bia trong giờ làm việc
Mai Linh trung thực dễ thương là nét văn hoá đặc trưng của người lái xe Mai Linh và mọi thành viên gia đình Mai Linh cũng sẽ thấm nhuần nét văn hoá này và là thành viên đặc trưng của Mai Linh – Tinh thần – Trí tuệ Mai Linh.
ISO 9002: 1994 – Uy tín – Chất lượng - An toàn – Nhanh chóng – Mọi lúc – Mọi nơi. Là phương châm trong chính sách chất lượng của công ty Mai Linh, là cơ sở để xây dựng văn hoá doanh nghiệp theo ISO hay nói cách khác là văn minh chất lượng.
Trả lại tài sản cho khách hàng tại văn phòng – nơi giao dịch và đi xe taxi là một cử chỉ trung thực của người nhân viên, cán bộ, lái xe khi kinh doanh bán vé máy bay, xe cho thuê, du lịch – thương mại và taxi. Trong lĩnh vực lái xe taxi hiện nay, khi điều này thành thói quen sẽ trở thành một nét văn hoá trong kinh doanh taxi – du lịch- thương mại – dạy nghề.
Chú trọng giáo dục, đào tạo nâng cao kỹ năng chuyên môn cần được biến thành thói quen trong doanh nghiệp, là văn hoá trong khi làm việc – xử sự hài lòng khách hàng và phù hợp với ngành nghề kinh doanh Mai Linh.
Thăm dò ý kiến khách hàng để thoả mãn họ là một nét văn hoá trong chất lượng dịch vụ thời kỳ kinh doanh hoà nhập thị trường thế giới. Trong tương lai không thể thiếu nét văn hoá này, điều này giúp cho mối quan hệ trong doanh nghiệp ngày càng thân mật và vui vẻ tạo hưng phấn cho người lao động nâng cao năng suất.
Bắt đầu của văn minh chất lượng là được cấp chứng chỉ ISO 9001:2000.
Không để khách hàng quên tài sản trên xe taxi là nét văn hoá trong dịch ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status