Hoàn thiện nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp của Công ty TNHH Hoàng Anh - pdf 28

Download miễn phí Chuyên đề Hoàn thiện nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp của Công ty TNHH Hoàng Anh



MỤC LỤC
 
Danh mục chữ viết tắt
Lời mở đầu
Chương 1- Cơ sở lý luận về nội dung phân tích tài chính
1.1- Khái quát về doanh nghiệp
1.1.1- Khái niệm, phân loại doanh nghiệp
1.1.2- Hoạt động tài chính của doanh nghiệp
1.2- Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp
1.2.1- Sự cần thiết phấn tích tài chính doanh nghiệp
1.2.2- Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp
1.2.2.1- Phân tích bảng cân đối kế toán
1.2.2.2- Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ
1.2.2.3- Phân tích các chỉ số tài chính
1.2.2.4- Phân tích diễn biến vốn và tài sản
1.3- Nhân tố ảnh hưởng tới nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp
1.3.1- Nhân tố chủ quan
1.3.2- Nhân tố khách quan
1.3.2.1- Môi trường kinh doanh
1.3.2.2- Môi trường pháp lý
1.3.2.3- Chế độ kế toán
1.3.2.4- Quản lý tài chính của nhà nước
Chương 2- Thực trạng nội dung phân tích tài chính Công ty TNHH Hoàng Anh
2.1- Giới thiệu về Công ty TNHH Hoàng Anh
2.1.1- Quá trình hình thành và phát triển
2.1.2- Tổ chức bộ máy
2.1.3- Tình hình hoạt động của công ty
2.2- Thực trạng nội dung phân tích tài chính tại Công ty TNHH Hoàng Anh
2.2.1-
2.2.2-
2.3- Đánh giá thực trạng nội dung phân tích tài chính Công ty TNHH Hoàng Anh
2.3.1- Kết quả đạt dược
2.3.2- Hạn chế và nguyên nhân
2.3.2.1- Hạn chế
2.3.2.2- Nguyên nhân
Chương 3- Giải pháp hoàn thiện nội dung phân tích tài chính Công ty TNHH Hoàng Anh
3.1- Định hướng phát triển của công ty
3.1.1- Mục tiêu
3.1.2- Định hướng phát triển của công ty
3.2- Giải pháp hoàn thiện nội dung phân tích tài chính Công ty TNHH Hoàng Anh
3.3- Kiến nghị
Kết luận
Tài liệu tham khảo
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


p khai thác các nguồn vốn và nâng cao hiệu quá sử dụng vốn trong doanh nghiệp.
1.3. Nhân tố ảnh hưởng đến phân tích tài chính doanh nghiệp
1.3.1.Nhân tố chủ quan
Yếu tố đầu tiên mà ta phải nhắc đến là sự quan tâm của ban lãnh đạo công ty tới công tác phân tích tài chính doanh nghiệp và bộ phận tài chính hay nói cách khác là nhu cầu nắm bắt thông tin của chủ doanh nghiệp ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng công việc của bộ phận này.
Trình độ, nhận thức của cán bộ quản lý và cán bộ làm công tác tài chính doanh nghiệp ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả và chất lượng công tác phân tích tài chính doanh nghiệp ở đơn vị. Trong doanh nghiệp vấn đề nhân sự cần xem xét lại khi thiếu cán bộ quản lý có năng lực, hiểu biết về tình hình tài chính của doanh nghiệp chưa cao, phần đông chưa có trình độ đại học. Hầu như công tác tài chính còn rập khuôn, máy móc theo mẫu có sẵn, không hiểu bản chất của chỉ tiêu kinh tế, không linh hoạt trong xử lý số liệu. Do vậy để công tác phân tích tài chính đạt hiệu quả thực tế còn là vấn đề khó khăn.
Điều kiện kỹ thuật phương tiện máy móc thiết bị ảnh hưởng rất lớn đến công tác phân tích tài chính doanh nghiệp từ việc kỹ năng tính toán, tốc độ và chất lượng tính chính xác của kết quả phân tích tài chính.
Nguồn số liệu là một trong những vấn đề quan trọng ảnh hưởng đến phân tích tài chính, nếu số liệu không trung thực, không phản ánh đúng thực trạng tài chính doanh nghiệp thì kết quả phân tích tài chính là không đúng không có tính chính xác. Phân tích tài chính của doanh nghiệp chủ yếu dựa trên các báo cáo tài chính nhưng khó có thể đảm bảo rằng các số liệu là hoàn toàn phản ánh đầy đủ, trung thực các nghiệp vụ kinh tế thực tế phát sinh tại doanh nghiệp. Các báo cáo tài chính thường phản ánh con số không thực về tình hình hoạt động kinh doanh của mình để giảm bớt số thuế phải nộp nhà nước theo quy định, nhằm hợp lý hoá những khoản chi không hợp lý và tránh được sự rò rỉ thông tin cho các đối thủ cạnh tranh. Điều này đã phần nào giải thích được nguyên nhân dẫn đến tình trạng chung của các doanh nghiệp là: công tác phân tích tài chính đạt hiệu quả thấp và kém mang tính thực tiễn.
Đối với các doanh nghiệp nhà nước thường quan tâm tới chỉ tiêu kế hoạch, các doanh nghiệp thường đề ra kế hoạch thấp hơn năng lực thực tế của mình để doanh nghiệp không bị sức ép quá lớn khi hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm tài chính. Vì vậy công tác phân tích, dự báo, lập kế hoạch thường được sử dụng sai mục đích. Đây là mục tiêu không có ý nghĩa về mặt hiệu quả, là hậu quả để lại của thời kỳ tập trung bao cấp trước đây.
1.3.2 Nhân tố khách quan
1.3.2.1.Môi trường kinh doanh
Trong cơ chế cũ, các doanh nghiệp nhà nước đều được cấp vốn dễ dàng, được giao các chỉ tiêu cần hoàn thành trong kỳ. Doanh nghiệp chỉ cần tiến hành sản xuất kinh doanh một cách máy móc, không chú trọng đến hiệu quả của công việc mà chỉ lo đáp ứng được chỉ tiêu đã được giao, chạy theo thành tích. Hoạt động mang nhiều tính thụ động, phụ thuộc. Đó chính là nguyên nhân tạo ra sự kém hiệu quả trong hệ thống các doanh nghiệp nhà nước trong thời kỳ đó và sự trì trệ, kém năng động trong tổ chức sản xuất kinh doanh đó vẫn còn ảnh hưởng không ít tới cung cách làm ăn của nhiều doanh nghiệp hiện nay.
Từ khi đổi mới, nền kinh tế nước ta chuyển sang một hình thái mới, đó là nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần có sự điều tiết của nhà nước, các doanh nghiệp phải tự mình tổ chức sản xuất kinh doanh theo cách hạch toán mới: lời ăn, lỗ chịu. Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trở thành vấn đề cấp bách sống còn của các doanh nghiệp đi đôi với nó là nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính. Doanh nghiệp cũng từ đó thấy được tầm quan trọng của việc phân tích hoạt động tài chính, tuy nhiên, hiện nay các doanh nghiệp khi phân tích hoạt động tài chính có nhiều thuận lợi nhưng cũng gặp không ít khó khăn.
Trong nền kinh tế thị trường để đứng vững trong môi trường cạnh tranh gay gắt bắt buộc doanh nghiệp phải chú trọng tới tính hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh trong đơn vị mình. Công tác phân tích tài chính đã khẳng định được vai trò của mình và mang tính thực tiễn cao hơn. Các doanh nghiệp được phép chủ động tổ chức phân tích theo hướng dẫn chung của nhà nước và sử dụng các nguồn vốn theo cách thức phù hợp nhằm đạt kết quả cao nhất.
Một khó khăn nữa trong phân tích tài chính doanh nghiệp là thiếu thông tin. Trong điều kiện hiện nay thông tin chính thức và thông tin đã được kiểm chứng còn thiếu nhiều, trong khi lượng thông tin thiếu chính xác, truyền miệng lại tràn lan. Điều này gây khó khăn lớn cho doanh nghiệp trong công tác phân tích, dự báo và hoạch định kế hoạch.
1.3.2.2.Môi trường pháp lý
Nhà nước cũng đã chú trọng công tác phân tích tài chính doanh nghiệp, đã có nhiều thông tư, quy định mang tính chất hướng dẫn, tư vấn cho các doanh nghiệp nhằm xử lý các vấn đề khó khăn thường gặp phải trong việc phân tích tài chính. Quy định chế độ báo cáo thường niên, tổ chức kiểm tra các báo cáo tài chính doanh nghiệp nhằm tạo ra những căn cứ trung thực cho công tác này. Nhà nước cũng đã có sự quan tâm tới công tác thống kê theo ngành dọc để hình thành những số liệu thống kê của từng ngành, từng lĩnh vực giúp cho việc so sánh, làm căn cứ cho doanh nghiệp trong hoạt động phân tích.
Nước ta những năm gần đây công tác phân tích tài chính đã đạt được một phần tuy còn thấp và gặp không ít khó khăn nên mặc dù đã tiến bộ nhưng các doanh nghiệp cần quan tâm, chú trọng hơn để khắc phục những vướng mắc của phân tích tài chính nhằm đạt được mục tiêu đã định
1.3.2.3.Quản lý tài chính của Nhà nước
Đây chính là một trong những nhân tố khách quan quan trọng tác động đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.
Ta đã biết Nhà nước tạo ra môi trường pháp lý cho các doanh nghiệp hoạt động và tiến hành quản lý các doanh nghiệp trên cơ sở các cơ chế quản lý do mình đặt ra. Bất kỳ một sự thay đổi cơ chế quản lý nào của Nhà nước đều tác động một cách trực tiếp và gián tiếp đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp. Điều này có thể thấy rõ qua việc Nhà nước ban hành và cho áp dụng luật thuế giá trị gia tăng vào ngày 1/1/1999, nó đã ảnh hưởng rất lớn đến kết quả kinh doanh của hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam.
Chính vì vậy, một cơ chế quản lý ổn định, thích hợp với các loại hình doanh nghiệp, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển là hết sức cần thiết, là điều kiện giúp cho các doanh nghiệp yêm tâm tiến hành sản xuất kinh doanh tập trung, dồn mọi nỗ lực của mình vào kinh doanh mà không phải lo ngại sự thay đổi của môi trường kinh doanh. Có như vậy các doanh nghiệp mới có thể có được hiệu quả kinh doanh trong hoạt động của mình
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG NỘI DUNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN HOÀNG ANH
2.1. Giới thiệu về Công ty trách nhiệm hữu hạn Hoàng Anh
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
Công ty trách nhiệm hữu hạn Hoàng Anh là Công ty tư nhân, trụ sở chính tại Thị trấn Vĩnh lộc- huyện Chiêm Hoá - tỉnh Tuyên Quang.
Công ty TNHH Hoàng Anh được sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Tuyên Quang cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số :150200011 cấp ngày 09/4/1994 đăng ký thay đổi lần 1 ngày 14/1/1997 , đăng ký thay đổi lần 2 ngày 25/6/2000 đăng ký thay đổi lần 3 ngày 01/5/2005 đăng ký thay đổi lần 4 vào ngày20/4/2007.
Địa chỉ trụ sở chính : Trung tâm3-TT Vĩnh lộc – Chiêm Hoá- Tuyên Quang.
Tên, địa chỉ, chi nhánh: Xí nghiệp xây lắp Việt Hoàng tại Na Hang
Vốn đăng ký khi thành lập công ty là : 3.000.000.000 đồng
Ngành ngề kinh doanh :
Xây dựng nhà các loại có quy mô vừa và nhỏ
Xây dựng công trình đường bộ có quy mô vừa và nhỏ
Xây dựng cá công trình thuỷ lợi có quy mô vừa và nhỏ
Xây dựng đường dây và trạm biến áp đIện có cấp đIện áp đến 35KV
Lắp đặt hệ thống cấp thoát nước
Cưa, xẻ và bào gỗ có nguồn gốc hợp pháp
Sản xuất đồ gỗ xây dựng từ nguyên liệu có nguồn gốc hợp pháp
Sản xuất giường, tủ, bàn, ghế bằng gỗ có nguồn gốc hợp pháp.
Người thay mặt theo pháp luật của công ty :
Họ và tên: Hoàng Anh Dũng.
Trong hai năm đầu hoạt động công ty gặp rất nhiều khó khăn cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn trụ sở công ty thì chật hẹp đa số cán bộ trong công ty đều mới ra trường chưa có kinh nghiệm thực tiễn
2.1.2.Tổ chức bộ máy
Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty TNHH Hoà ng Anh
Chủ tịch HĐTV
Giám đốc công ty
Phó Giám đốc
công ty
Phòng tổ chức hành chính
Phòng tài chính kế toán
Phòng kỹ thuật
Đội thi công số 1
Đội thi công số 3
Đội thi công số 2
Phòng kế hoạch
Xí nghiệp xây
lắp Việt Hoàng
a. Ban giám đốc
* Chức năng:
Trong công ty ban giám đốc là một số người trong hội đồng quản trị, có chức năng quản lý điều hành trực tiếp công việc kinh doanh hằng ngày của công ty.
* Nhiệm vụ:
+ Giám đốc: Đồng thời là chủ tịch HĐQT, là thay mặt pháp lý của công ty, có nhiệm vụ điều hành tất cả các hoạt động trong công ty và là người chịu trách nhiệm cao nhất trong công ty.
+ Phó giám đốc: Hỗ trợ và giúp giám đốc trong điều hành hoạt động kinh doanh của công ty, thực hiện những nhiệm vụ mà giám đốc giao phó.
b. Phòng hành chính ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status