Đề án Giải pháp đẩy mạnh cổ phần hoá DNNN ở Việt Nam - pdf 28

Download miễn phí Đề án Giải pháp đẩy mạnh cổ phần hoá DNNN ở Việt Nam



MỤC LỤC
Lời mở đầu. 1
Nội dung . 3
I). Cổ phần hóa và cổ phần hóaDNNN. 3
1.Cổ phần hóa . 3
2.Cổ phần hóa DNNN. 3
II) Cơ sở lí luận và thực tiễn cổ phần hóa DNNN . 4
1.Cơ sở lí luận . 4
2.Thực tiễn cổ phần hóa DNNN . 6
III). Tiến trình cổ phần hóa DNNN . 8
1.Giai đoạn 1. 9
2.Giai đoạn 2. 10
3.Giai đoạn 3. 10
4.Giai đoạn 4. 11
IV). Đánh giá chung về quá trình cổ phần hóa DNNN ở Việt Nam . 12
1.Những thành tựu . 13
1.1.Những thành tựu mang tính định lượng. 13
1.2.Thành tựu của cổ phần hóa DNNN đối với hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cổ phần hóa và tác động của nó tới việc giải quyết công ăn việc làm cho người lao động . 14
1.2.1.Về hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sau khi tiến hành cổ phần hóa
. 14
1.2.2.Về huy động vốn. 15
1.2.3.Về giải quyết công ăn việc làm và tăng thu nhập cho người lao động 15
2.Những hạn chế . 16
2.1.Tốc độ cổ phần hóa chậm. . 16
2.2.Cổ phần hóa chưa được thực hiện đều khắp trong tất cả các lĩnh vực17
2.3.Cơ chế chính sách cho các doanh nghiệp sau khi cổ phần hóa chưa đầy đủ . 18
2.4.Sự chỉ đạo của các cấp còn thiếu sự kiên quyết và còn chưa sâu sát kịp thời . 18
2.5.Công tác tuyên truyền, vận động cung cấp những kiến thức cần thiết về cổ phần hóa còn bị xem nhẹ. 18
2.6.Những hạn chế, trì trệ từ phía doanh nghiệp . 19
 
 
VI). Mục tiêu của cổ phần hóa DNNN ở Việt Nam. 19
VII). Giải pháp đẩy mạnh cổ phần hóa DNNN ở Việt Nam . 23
 
1.Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện chế độ chính sách để thúc đẩy tiến trình cổ phần hóa
DNNN. 23
2.Mở rộng đề cao các biện pháp kinh tế, hạn chế thu hẹp các biện pháp tài chính . 24
3.Giải quyết dứt điểm các khoản nợ tồn đọng của các DNNN sau khi cổ
phần hóa . 25
4.Quán triệt một cách sâu rộng trong toàn thể cán bộ, Đảng viên và người lao động về
tính tất yếu phải cổ phần hóa . 25
5.Những giải pháp khác . 25
Kết luận . 27
Tài liệu tham khảo . 28
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


iệm.
2. Giai đoạn 2( giữa năm 1996-giữa năm1998): Đây là giai đoạn vừa làm vừa rút kinh nghiệm để tạo hành lang pháp lí cho các doanh nghiệp khi cổ phần hóa, hay nói cách khác đây là giai đoạn mở rộng cổ phần hóa. Với kinh nghiệm sau 4 năm tiến hành thí điểm cổ phần hóa và trước nhu cầu về vốn của các DNNN, ngày 7/5/1996 Chính phủ đã chủ trương mở rộng cổ phần hóa bằng Nghị định 28/CP với những qui định rõ ràng, đầy đủ và cụ thể hơn về việc chuyển một số DNNN thành công ty cổ phần. Sau hơn 2 năm thực hiện tính đến tháng 6/1998 cả nước đã tiến hành cổ phần hóa được 25 DNNN. Việc triển khai thực hiện Nghị định 25/CP vẫn còn khá nhiều vướng mắc bất cập như phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp, chế độ ưu đãi cho doanh nghiệp và người lao động sau cổ phần hóa..., đây chính là những rào cản bước đàu làm chậm tiến trình cổ phần hóa, tuy nhiên nếu nhìn nhận một cách khách quan thì cổ phần hóa trong giai đoạn này cũng đã đạt được những kết quả khả quan.
3. Giai đoạn 3(1998-2001): Trên cơ sở những kết quả bước đầu của giai đoạn mở rộng cổ phần hóa, Đảng ta đã chủ trương chủ trương đẩy mạnh tốc độ cổ phần hóa DNNN. Hội nghị Trung ương 4 khóa XIII đã yêu cầu: Đối với các doanh nghiệp mà Nhà nước không cần nắm giữ 100% vốn, cần lập kế hoạch cổ phần hóa tạo động lực thúc đẩy doanh nghiệp phát triển, làm ăn có hiệu quả phát huy tốt nguồn lực hiện có. Tiến hành thí điểm bán cổ phần cho người nước ngoài, khuyến khích nông dân tham gia sản xuất nguyên liệu cung ứng cho các nhà máy, xí nghiệp , tham gia mua cổ phần ở các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp chế biến nông sản... Từ thực tiễn kinh nghiệm ngày 4/4/1997 Bộ Chính trị ra thông báo số 63TB/TW “ ý kiến của Bộ Chính trị về tiếp tục triển khai tích cực và vững chắc cổ phần hóa DNNN”. Nhằm thực hiện quan điểm của Đảng ngày 29/6/1998 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 44/1998/NĐ-CP thay thế cho các văn bản về cổ phần hóa trước đó, cùng với chỉ thị 20/CT-TTg ngày 21/4/1998 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh sắp xếp và đổi mới DNNN. Nghị định này là một bước tiến lớn trong việc đẩy nhanh tốc độ cổ phần hóa, hạn chế bớt được những bất cập trong các văn bản chỉ đạo thực hiện trước đó. Nghị định này đã bước đầu cho những kết quả khả quan, đến 6 tháng cuối năm 1998 đã có 90 DNNN được cổ phần hóa gấp hơn 3 lần kết quả của những năm trước đó, đặc biệt năm 1999 cả nước cổ phần hóa được hơn 240 doanh nghiệp. Đạt được những thành công này một phần là nhờ ở sự chỉ đạo, giám sát, đôn đốc của các cơ quan, ban , nghành từ Trung ương đến cơ sở. Trong vòng hai năm các cơ quan Nhà nước đã ban
hành 15 văn bản hướng dẫn tháo gỡ những vướng mắc khó khăn trong cổ phần hóa. Nhưng đến năm 2000 cả nước chỉ cổ phần hóa được 155 doanh nghiệp và bộ phận doanh nghiệp đạt 26% kế hoạch. Sự chững lại của cổ phần hóa có nhiều nguyên nhân nhưng một trong số các nguyên nhân chính vẫn là những bất cập về chính sách và cơ chế pháp lí. Trước tình hình đó Hội nghị Trung ương 3 khóa IX về sắp xếp đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp Nhà nước đã xác định: phải kiên quyết điều chỉnh cơ cấu để doanh nghiệp có cơ cấu hợp lí và theo đó thì cổ phần hóa DNNN được xác định là khâu tạo ra những chuyển biến quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả DNNN.
4. Giai đoạn 4( giai đoạn mới): Theo tinh thần Nghị quyết Trung ương khóa IX Chính phủ đã ban hành Nghị định số 64/2002/NĐ-CP nhằm thay thế Nghị đinh 44/1998/NĐ-CP, đồng thời ra quyết định số 50/2002/QĐ-CP về ban hành tiêu chí, danh mục phân loại DNNN và một số văn bản chỉ đạo thực hiện khác nhằm từng bước tháo gỡ những vướng mắc của các văn bản trước đó, tạo điều kiện thuận lợi cho tiến trình cổ phần hóa. Chính phủ đã tập trung chỉ đạo các bộ, các tỉnh, các tổng công ty rà soát, sắp xếp lại các doanh nghiệp, xây dựng đề án đổi mới nâng cao hiệu quả của DNNN trong một số ngành, lĩnh vực then chốt của nền kinh tế quốc dân. Bằng các hình thức sáp nhập, hợp nhất, giải thể, phá sản, giao bán, khoán, cho thuê và cổ phần hóa. Từ 2001-
2003 cổ phần hóa được 979 doanh nghiệp, riêng 2003 là 611 doanh nghiệp và bộ phận doanh nghiệp được cổ phần hóa. Các doanh nghiệp cổ phần hóa chỉ chiếm 6% tổng số vốn của DNNN, với tốc độ, số lượng và mức độ cổ phần hóa như vậy thì cổ phần hóa chưa thực sự tạo được những chuyển biến cơ bản trong việc nâng cao hiệu quả DNNN như Nghị quyết Trung ương 3 khóa IX đã đề ra. Bước sang năm 2004 Hội nghị Trung ương 9 khóa IX đã đề ra những điểm rất mới và rất quan trọng trong chủ trương đổi mới sắp xếp lại DNNN: “ kiên quyết đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa và mở rộng diện các DNNN cần cổ phần hóa kể cả những doanh nghiệp lớn và một số tổng công ty làm ăn có hiệu quả, gắn với việc phát hành cổ phiếu và tham gia niêm yết trên thị trường chứng khoán giá trị DNNN được cổ phần hóa, trong đó có giá trị quyền sử dụng đất, về nguyên tắc phải do thị trường quyết định. Việc mua bán cổ phiếu phải công khai trên thị trường, khắc phục tình trạng cổ phần hóa khép kín trong nội bộ doanh nghiệp”.
Cho đến nay tuy còn nhiều khó khăn nhưng kết quả cổ phần hóa đã phần nào phản ánh được những thành công nhất định.
Giai đoạn
Số DN cổ phần
hoỏ
Thí điểm (1992 – giữa 1996)
5
Mở rộng thí điểm theo Nghị định 28/CP (giữa 1996 - giữa 1998)
25
Đẩy mạnh cổ phần hoá theo Nghị định 44/1998/NĐ-CP (1998-2001)
745
Tiếp tục đẩy mạnh cổ phần hoá theo Nghị định 64/2002/NĐ-CP
2002
164
2003
611
Tổng
1550
Nguồn: từ ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp
Số doanh nghiệp được cổ phần hóa trong 2 năm 2002 và 2003 tương đương với giai đoạn 1998-2001. tuy nhiên kêt quả còn nhiều hạn chế, số doanh nghiệp được cổ phần hóa không đạt mục tiêu đề ra, riêng 6 tháng đầu năm
2004 chỉ đạt được 16% kế hoạch ( chỉ tiêu đề ra trong năm nay là cổ phần hóa
được 1770 đơn vị).
IV). Đánh giá chung về quá trình cổ phần hóa DNNN ở Việt Nam.
Cổ phần hóa DNNN là một chủ trương lớn của Đảng. Mấy năm trước diễn biến khá chậm chạp. Đến hội Nghị lần thứ 9 Hội nghị Trung ương khóa IX Đảng ta đã chủ trương đẩy nhanh tiến độ, và đẩy mạnh hơn nữa công việc đó. Thực tiễn cổ phần hóa đang bắt đầu diễn ra sôi động, quá trình diễn ra không đơn giản vừa có những thuận lợi vừa có những khó khăn phức tạp, tuy nhiên sau hơn 10 năm thực hiện chủ trương đổi mới doanh nghiệp thì cổ phần hóa DNNN đã có được những thành công và những hạn chế nhất định.
1.Những thành tựu.
1.1. Những thành tựu mang tính định lượng.
Chủ trương cổ phần hóa DNNN đã được thực hiện ở nước ta hơn 10 năm qua. Cho đến nay thì cả nước đã cổ phần hóa được 1790 DNNN. Trong
10 tháng của năm 2003 thì trong số 766 DNNN thực hiện việc chuyển đổi thì có 425 doanh nghiệp cổ phần hóa (nguồn tư ban đổi mới và phát triển doanh nghiệp). Từ thực tiễn có thể thấy cổ phần hóa là hình thức chuyển đổi sở hữu chiếm ưu thế trong quá trình đổi mới sắp xếp lại DNNN.
Từ năm 1992 đến tháng 6 năm 1998 cả nước đã cổ phần hóa được 30 DNNN. Trong đó có 5 doanh nghiệp được cổ phần hóa theo cơ chế, chính sách thí điểm qui đinh tại quyết định 202/CT của Hội đồng bộ trưởng, 25 doanh nghiệp được cổ phần hóa theo tinh thần Nghị định 28/CP của Chính phủ. Các doanh nghiệp được cổ phần hóa trong thời gian này nhìn chung đều có những tiến bộ về năng suất, chất lượng và hiệu quả. Cổ phần hóa đã thu hút được một
nguồn vốn khá lớn trong xã hội tạo được động lực tốt cho doanh nghiệp phát triển, phát huy tích cực tính chủ động sáng tạo của người lao động. Từ đó góp phần làm tăng ngân sách Chính phủ, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động đồng thời khắc phục bớt được những tiêu cực trong các doanh nghiệp.
Từ 2/6/1998 đến 31/12/1999 đã có thêm 340 DNNN và bộ phận DNNN được chuyển thành công ty cổ phần. Riêng trong năm 1999 đã có 250 doanh nghiệp được cổ phần. Nhìn chung sau khi Nghị định số 44/1998/NĐ-CP ra đời cổ phần hóa DNNN đã đạt được những tiến bộ đáng kể. Nghị định số
44/1998/NĐ-CP đã quy định các chính sách khuyến khích đối với doanh nghiệp và người lao động trong doanh nghiệp cổ phần hóa một cách rõ ràng và cụ thể hơn; Có sự quan tâm hơn đến người lao động đặc biệt là người lao động nghèo. Chính đây là nguyên nhân khiến chủ trương cổ phần hóa trở nên hấp dẫn hơn đối với doanh nghiệp cũng như người lao động.
Từ tháng 1/2000 đến cuối tháng 11/2002 cả nước đã cổ phân hóa được 523 doanh nghiệp, đưa tổng số doanh nghiệp được cổ phần hóa lên 907 doanh nghiệp. Năm 2002 đã có 427 DNNN được sắp xếp lại trong đó 164 doanh nghiệp được cổ phần hóa. Năm 2003 có 766 doanh nghiệp được sắp xếp lại bằng 48% so với kế hoạch, trong đó có 425 doanh nghiệp và bộ phận doanh nghiệp được cổ phần hóa. Và cho đến nay thì đã có 1.790 doanh nghiệp Nhà nước được cổ phần hóa. Như vậy càng về sau thì tốc độ cổ phần hóa càng được đẩy mạnh và càng về sau thì quy mô các doanh nghiệp Nhà nước được cổ phần hóa hay chuyển đổi dưới hình thức khác càng lớn. Trước kia cả nước có khoảng 12.000 DNNN phần lớn các DNNN có quy mô vốn rất nhỏ và chiếm lĩnh hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân. hơn 10 năm qua chúng ta đã sắp xếp điều chỉnh còn lại khoảng 5.000 doanh nghiệp, tuy hiệu quả chưa cao, ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status