Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm tại Công ty Thương mại Viễn Đông - pdf 28

Download miễn phí Chuyên đề Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm tại Công ty Thương mại Viễn Đông



MỤC LỤC
 
PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÔNG TÁC TIÊU THỤ SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP
I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÔNG TÁC TIÊU THỤ SẢN PHẨM
1. Quan niệm về tiêu thụ sản phẩm
2. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác tiêu thụ sản phẩm
2.1. Nhân tố bên ngoài
2.2. Nhân tố về doanh nghiệp
3. Vai trò của công tác tiêu thụ sản phẩm
4. Những hoạt động chủ yếu trong công tác tiêu thụ sản phẩm
a. Nghiên cứu thị trường
b. Chính sách sản phẩm
c. Xác định giá
d. Tổ chức các kênh tiêu thụ
e. Hỗ trợ tiêu thụ
g. Tổ chức tiêu thụ sản phẩm
5. Các biện pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm
PHẦN II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY THƯƠNG MẠI VIỄN ĐÔNG
I. Khái quát tình hình Công ty
1. Lịch sử ra đời và phát triển
2. Tổ chức quản lý của Công ty
3. Cơ cấu lao động của Công ty
4. Đặc điểm và cơ sở vật chất kỹ thuật
5. Đặc điểm về tài chính
II. Phân tích thực trạng công tác tiêu thụ sản phẩm của Công ty
1. Tổ chức khai thác nguồn hàng
a. Các nguồn hàng
b. Kết quả mua qua các năm
2. Các hoạt động tiêu thụ Công ty đã tiến hành
a. Nghiên cứu thị trường
b. Xác định mạng lưới tiêu thụ
c. Tổ chức các kênh tiêu thụ
d. Định giá sản phẩm
3. Kết quả tiêu thụ sản phẩm
a. Kết quả thực hiện kế hoạch tiêu thụ
b. Kết quả tiêu thụ hàng hoá qua các năm
4. Kết quả kinh doanh của Công ty thương mại Viễn Đông
III. Đánh giá và nhận xét
PHẦN III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY
1. Xây dựng chiến lược kinh doanh của Công ty
2. Tăng cường biện pháp quản lý mọi hoạt động kinh doanh của Công ty
3. Nghiên cứu nắm vững thị trường và hoàn thiện mạng lưới tiêu thụ SP
4. Đa dạng hoá hình thức bán hàng
5. Mở rộng các hoạt động hỗ trợ bán hàng
6. Tiết kiệm chi phí, tăng sức cạnh tranh
7. Cơ chế chính sách phù hợp
KẾT LUẬN
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


i cũng để kích thích tiêu thụ.
- Là những hình thức truyền thông trực tiếp, được thực hiện thông qua các phương tiện truyền tin phải trả tiền và xác định rõ nguồn kinh phí.
Nhiệm vụ của quảng cáo:
+ Quảng cáo thông tin:
- Thông báo cho thị trường về sản phẩm mới hay những ứng dụng mới của hàng hoá hiện có.
- Thông báo cho thị trường về thay đổi giá.
- Giải thích nguyên tắc của hoạt động hàng hoá.
+ Mô tả dịch vụ
+ Hình thành hình ảnh của Công ty.
+ Quảng cáo thuyết phục: Hình thành sự ưa thích về nhãn hiệu
- Khuyến khích sự chuyển sang nhãn hiệu của mình.
- Thay đổi sự chấp nhận của người tiêu dùng về tính chất hàng hoá
- Thuyết phục người tiêu dùng mua sản phẩm
+ Quảng cáo nhắc nhở:
- Nhắc nhở người tiêu dùng dàng hoá đang ở thời kỳ giữa hai vụ. Duy trì mức độ nhận biết về hàng hoá ở mức cao.
+ Xúc tiến bán hàng:
Về cơ bản giống hoạt động quảng cáo, xúc tiến bán hàng có mục đích khuyến khích khách hàng tiêu thụ sản phẩm, nâng cao uy tín của doanh nghiệp. Các phương pháp như:
- Trưng bày
- Triển lãm
- Hội chợ
- Lựa chọn địa điểm bán hàng.
e) Hỗ trợ tiêu thụ:
- Đặc điểm, quy mô về cầu của khách hàng.
- Mục đích mua hàng của khách hàng
- Tính chất của cầu của khách hàng
- Vai trò chuyên môn hoá của hoạt động Marketing
- Vai trò của các hoạt động hỗ trợ sản phẩm
- Tính chất và vai trò của hoạt động bán hàng trực tiếp.
- Quy mô của các hoạt động đặc trưng như quảng cáo, nghiên cứu Marketing
- Vai trò của chính sách giá cả
- Xác định chính sách giá cả hợp lý, phù hợp với đặc điểm của từng loại thị trường, từng nhóm khách hàng.
- Xác định mạng lưới tiêu thụ, các hình thức yểm trợ, xúc tiến bán hàng hợp lý.
- Chú ý tổ chức mạng lưới sau bán hàng.
g) Tổ chức tiêu thụ sản phẩm.
Cần lựa chọn các kênh phân phối, tổ chức nghiên cứu thị trường, tổ chức các hoạt động chủ yếu trong công tác tiêu thụ không những góp phần giảm bớt được những chi phí không cần thiết mà còn làm tăng lượng hàng hoá tiêu thụ, đồng thời làm tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.
- Hoạt động giao dịch và ký kết hợp đồng tiêu thụ với khách hàng.
- Tổ chức vận chuyển hàng hoá theo cách thích hợp và có hiệu quả
- Giúp đỡ khách hàng trong quá trình thực hiện tiêu thụ sản phẩm.
- Thủ tục giao nhận hàng hoá phải đơn giản, thủ tục thanh toán không những phải hợp lý mà còn phải hợp lý mà còn phải hợp pháp và linh hoạt.
5. Các biện pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm:
* Nhgiên cứu thị trường:
- Chúng ta đều biết rằng sự phát triển và thực hiện chiến lược thị trường không thể xảy ra một cách cô lập. Nhà quản lý tạo thị trường cần rất nhiều số liệu kế hoạch của Anh ta. Trên thực tế các nhà quản lý bắt đầu nhận thức được rằng “ hiểu biết thị trường” là một vấn đề cơ bản chưa được chú ý đầy đủ của hoạt động Marketing. Các nhà quản lý nhất thiết phải biết thị trường một cách cụ thể.
- Khi các quyết định về sản phẩm mới là cần thiết, một số câu hỏi sẽ xuất hiện và cần có sự kiện và quan điểm thích hợp cho chúng chẳng hạn:
+ Liệu thị trường có hay không? Nó có phải là thực tế hay không?
+ Sản phẩm (hay dịch vụ) có phải là cơ bản hay không?
+ Chúng ta với tư cách là một tổ chức có thực hiện được nó hay không? Chúng ta có được kỹ năng và nguồn lực hay không?
+ Nó có giá trị xứng đáng không? Có đủ trang trải hay không?
- Chúng ta đang sống thời đại có đầy số liệu. Việc nghiên cứu thị trường chính thức có thể được phân loại thành.
+ Mọi người nói gì
+ Mọi người làm gì
+ Mọi người đã làm gì
- Như chúng ta biết dự báo không phải là một khoa học chính xác. Bởi vì chúng ta sử dụng qúa nhiều các thủ tục và các công thức toán học, cho nên điều nguy hại là một người quan sát duy nhất thiên về việc gán tính chính xác cho các thủ tục nghiên cứu hơn là chúng có thể đảm bảo.
- Sự phân đoạn cho phép chúng ta chia nhỏ dân cư thành những tập hợp con thay mặt như “người mua kinh tế” “người về hưu” và “những công nhân trực tiếp”. Nó gợi cho thấy rằng chúng ta có thể có những lợi thế khác nhau trên thị trường, bằng cách làm cho chiến lược của ta phù hợp hơn với các phân đoạn thích hợp. Ngay cả khi ta có một vị trí trì trệ trên một thị trường, chúng ta vẫn có trể tạo ra được một vị trí đặc biệt ở chỗ khác.
* Giá cả sản phẩm.
Mọi cạnh tranh trên thị trường suy cho cùng là cạnh tranh về giá cả. Giá cả sản phẩm là một trong những nhân tố chủ yếu tác động đến tiêu thụ, giá cả sản phẩm có thể kích thích hay hạn chế cung cầu và do đó ảnh hưởng đến tiêu thụ. Xác định giá đúng sẽ dảm bảo khả năng tiêu thụ và thu lợi nhuận hay tránh được ứ đọng, hạn chế thua lỗ. Xu hướng chung là nếu giá bán một loại sản phẩm của doanh nghiệp càng thấp so với sản phẩm cùng loại khác trên thị trường thì khối lượng sản phẩm bán ra của doanh nghiệp càng tăng.
Tuy nhiên đối với một số mặt hàng quý hiếm, giá trị cao, độc quyền, thì việc giảm sản phẩm, làm giảm sức mua của khách hàng do vậy giảm doanh số bán ra. Nhiệm vụ của doanh nghiệp là phải biết điều chỉnh giá cả sản phẩm sao cho hợp lý đối với từng đối tượng khách hàng, từng mặt hàng ở từng vùng dân cư và ở từng thời điểm khác nhau để kích thích việc mua hàng của người tiêu dùng, nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.
* Chất lượng sản phẩm.
Người tiêu dùng khi mua hàng trước hết nghĩ tới khả năng sản phẩm đáp ứng nhu cầu của họ, tới chất lượng mà nó có. Nếu như trước kia nói tới chất lượng sản phẩm là đề cập tới độ bền thì theo quan điểm hiện đại chất lượng sản phẩm không chỉ nói đến đặc tính thương phẩm mà còn nói đến yêu cầu về thẩm mỹ. Khi tiếp cận với sản phẩm cái mà người tiêu dùng cảm nhận đầu tiên là bao bì, mẫu mã. Vẻ đẹp và sự hấp dẫn cảu nó tạo ra thiện cảm , làm ngã lòng người tiêu dùng trong dây lát để từ đó họ đi đến quyết định mua hàng một cách nhanh chóng. Do đó, doanh nghiệp muốn thu hút được khách hàng và tạo dựng giữ gìn chữ tín tốt nhất thì doanh nghiệp thường xuyên phải đổi mới và hoàn thiện về chất lượng, kiểu dáng, mẫu mã, tạo những nét riêng độc đáo để hấp dẫn người mua.
* Dịch vụ bán hàng.
Quy mô sản xuất ngày càng tăng, tiến bộ khoa học và các mối quan hệ giao dịch thương mại ngày càng phát triển thì càng đặt ra nhiều yêu cầu mới cho hoạt động tiêu thụ sản phẩm trong đó kể cả hoạt động dịch vụ khách hàng. Dịch vụ lúc này là vũ khí cạnh tranh sắc bén của doanh nghiệp, nó xuất hiện ở mọi nơi mọi giai đoạn của quá trình bán hàng, nó hỗ trợ cả trước và sau bán hàng.
- Dịch vụ giao hàng và lắp đặt sản phẩm: Việc doanh nghiệp thực hiện dịch vụ này sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp, các hộ tiêu dùng tối ưu hoá hoạt động vận chuyển, sử dụng hợp lý sức lao động và phương tiện vận tải, giảm chi phí lưu thông. Công tác này cho phép doanh nghiệp làm tốt công tác nghiên cứu thị trường, phục vụ tốt yêu cầu khách hàng và nâng cao được hiệu quả khả năng cạnh tranh, đồng thời tạo điều kiện sử dụng lao động nhàn rỗi, tạo nguồn thu bổ sung cho doanh nghiệp.
- Dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng, thay thế sản phẩm: Dịch vụ này nhằm gây uy tín, tạo niềm tin với khách hàng, đồng thời nó cũng giúp doanh nghiệp có điều kiện tìm hiểu nghiên cứu thị trường, tái tạo nhu cầu, kéo khách hàng quay trở lại với doanh nghiệp. Dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng và thay thế có thể được coi là một công cụ cạnh tranh hữu hiệu của doanh nghiệp.
- Dịch vụ kỹ thuật khách hàng: Đây là hình thức dịch vụ giới thiệu sản phẩm, hướng dẫn mua và sử dụng hàng hoá, tổ chức bảo dưỡng máy móc thiết bị.
* Vị trí điểm bán.
Trong quân sự ngưòi ta thường nói đến những yếu tố cơ bản đảm bảo sự thành công đó là: thiên thời, địa lợi, nhân hoà. Trên thương trường cũng vậy đón đúng thời cơ, biết lựa chọn đúng đắn địa điểm kinh doanh và quản lý kinh doanh tốt là yếu tố đảm bảo vững chắc cho sự đứng vững, tăng trưởng của doanh nghiệp. Mỗi vị trí điểm đều có sự thích hợp với hình thức kinh doanh nhất định, thông thường ở trung tâm thánh phố nên đặt trong những trung tâm thương mại-thương mại thứ cấp thường đặt ở ven đô do thuê diện tích rẻ hơn, thuận tiện đi lại, thích hợp với dịch vụ vui chơi, giải trí hấp dẫn khách vãng lai. Những khu vực đông dân cư trên đường giao thông là những nơi có thể đặt địa điểm kinh doanh vì người dân thường có thói quen mua hàng ở gần nơi ở hay nơi làm việc, tiện đi lại để giảm bớt chi phí tiền bạc và thời gian mua sắm.
PHẦN II
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TIÊU THỤ SẢN PHẨM
CỦA CÔNG TY VIỄN ĐÔNG
I – KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH CÔNG TY:
1. Lịch sử ra đời và phát triển:
Công ty TNHH Viễn Đông được thành lập theo giấy phép thành lập số 2896/GP/TLDN ngày 4/1/1997 của Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội, đăng ký kinh doanh số: 044485 do Sở Kế hoạch và đầu tư cấp ngày 13/1/1997.
Công ty TNHH Viễn Đông có trụ sở tại 153 Bùi Thị Xuân – Hai Bà Trưng – Hà Nội.
Ngành nghề kinh doanh:
+ Sửa chữa, bảo dưỡng sản phẩm điện tử, tin học
+ Dịch vụ khoa học kỹ thuật, công nghệ
+ Buôn bán hàng tư liệu sản xuất
+ Đại lý mua bán ký gửi hàng hoá
* Công ty Viễn Đông hoạt động theo hình thức độc lập và có đầy đủ tư cách pháp nhân. Công ty Viễn Đông với chức năng chủ yếu của một doanh nghiệp thương mại nên hoạt động chính là thông...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status