Tổ chức công tác kế toán nguyên liệu, vật liệu tại Công ty Xuất nhập khẩu và Đầu tư xây dựng Hà Nội - pdf 28

Download miễn phí Luận văn Tổ chức công tác kế toán nguyên liệu, vật liệu tại Công ty Xuất nhập khẩu và Đầu tư xây dựng Hà Nội



 + Sửa / xoá chứng từ : Đánh số 1 nếu kế toán trưởng cho phép nhân viên này được sửa và xoá chứng từ ; nếu không cho phép đánh số 0.
- Cuối cùng kích chuột vào nút “ Nhận ” để kết thúc khai báo.
- Tiếp theo sẽ tiến hành phân quyền cho người sử dụng bằng cách di chuyển con trỏ màu xanh đến vị trí tên nhân viên Phạm Mạnh Quân rồi kích chuột vào nút “ Phân quyền ”, chọn cột “ Chức năng không được sử dụng ”, kích chuột để đánh dấu phần kế toán hàng tồn kho sau đó kích vào nút “ Thêm quyền ” và nút “ Nhận ”.
Chức năng phân quyền trong phần mềm Fast giúp kế toán trưởng có thể kiểm tra công việc của từng nhân viên và xác định được cụ thể trách nhiệm thuộc về người nào khi xảy ra sai sót. Việc phân quyền rất đa dạng như:
 - Quyền được truy nhập tới các menu
 - Quyền được nhập một số loại chứng từ nhất định
 - Quyền được sửa, xoá chứng từ
 - Quyền được in một số sổ sách, báo cáo kế toán
 - Bị hạn chế chỉ được nhập liệu cho một số bộ phận nhất định.
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


mua ngoài, tự chế, thuê ngoài gia công, chế biến, nhận góp vốn liên doanh hay từ các nguồn khác.
. Trị giá nguyên liệu, vật liệu thừa phát hiện khi kiểm kê
+ Bên Có
. Trị giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu xuất kho dùng vào sản xuất, kinh doanh, để bán, thuê ngoài gia công chế biến hay góp vốn liên doanh.
. Trị giá nguyên liệu, vật liệu trả lại người bán hay được giảm giá
. Trị giá nguyên liệu, vật liệu thiếu hụt phát hiện khi kiểm kê
+ Dư Nợ
Trị giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu tồn kho cuối kỳ.
Ngoài ra kế toán còn sử dụng một số tài khoản liên quan như :
- Tài khoản 111 - “ Tiền mặt ”
- Tài khoản 112 - “ Tiền gửi ngân hàng ”
- Tài khoản 133 - “ Thuế GTGT được khấu trừ ”
- Tài khoản 331 - “ Phải trả cho người bán ”...
4.2. Phương pháp kế toán tổng hợp nguyên liệu, vật liệu
Cách 1 trang : Sơ đồ 4
: Nguyên liệu, vật liệu đang đi trên đường về nhập kho.
: Mua ngoài nguyên liệu, vật liệu nhập kho.
: Mua ngoài nguyên liệu, vật liệu nhập kho dùng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hay dùng để sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không thuộc diện chịu thuế GTGT hay phục vụ cho hoạt động sự nghiệp, phúc lợi, dự án ( Giá mua bao gồm cả thuế GTGT đầu vào ).
(4a) : Nhập khẩu nguyên liệu, vật liệu nhập kho.
(4b) : Thuế GTGT hàng nhập khẩu được khấu trừ.
(5) : Nhập khẩu nguyên liệu, vật liệu nhập kho dùng cho hoạt động sản xuất,
kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp
hay dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế
GTGT hay dùng cho hoạt động sự nghiệp, phúc lợi, dự án.
(6) : Nguyên liệu, vật liệu tăng do nhận vốn góp liên doanh, vốn cổ phần, được
cấp trên cấp,được thưởng, được biếu, tặng.
(7) : Nguyên liệu, vật liệu tăng do đánh giá lại
(8) : Nguyên liệu, vật liệu tăng do nhận lại vốn góp liên doanh
(9) : Nguyên liệu, vật liệu tăng do đi vay
(10) : Nhập kho nguyên liệu, vật liệu tự sản xuất hay thuê ngoài gia công chế
biến hay nhập kho nguyên liệu, vật liệu thừa khi kết thúc hợp đồng xây
dựng hay trị giá phế liệu thu hồi nhập kho.
(11) : Nguyên liệu, vật liệu xuất dùng không hết nhập lại kho
(12) : Nguyên liệu, vật liệu thừa phát hiện khi kiểm kê
(13) : Trị giá nguyên liệu, vật liệu trả lại cho người bán hay khoản giảm giá
nguyên liệu, vật liệu
(14) : Trị giá nguyên liệu, vật liệu thiếu hụt, mất mát
(15) : Xuất kho nguyên liệu, vật liệu dùng trực tiếp cho chế tạo sản phẩm xây
lắp
(16) : Xuất kho nguyên liệu, vật liệu dùng cho công tác xây dựng cơ bản, sửa
chữa lớn TSCĐ, cho các nhu cầu sản xuất kinh doanh khác
(17) : Xuất kho nguyên liệu, vật liệu cho hoạt động khoán xây lắp nội bộ
(18) : Xuất kho nguyên liệu, vật liệu tự sản xuất hay đem thuê ngoài gia công
chế biến
(19a) : Xuất kho nguyên liệu, vật liệu đem góp vốn liên doanh với đơn vị khác
( Giá trị nguyên liệu, vật liệu do hội đồng liên doanh đánh giá lớn hơn
giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu xuất kho )
(19b) : Xuất kho nguyên liệu, vật liệu đem góp vốn liên doanh với đơn vị khác
( Giá trị nguyên liệu, vật liệu do hội đồng liên doanh đánh giá nhỏ hơn
giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu xuất kho )
(20) : Xuất kho nguyên liệu, vật liệu để cho vay tạm thời
(21) : Xuất kho nguyên liệu, vật liệu để bán hay gửi bán
(22) : Nguyên liệu, vật liệu giảm do đánh giá lại
5. Tổ chức công tác kế toán nguyên liệu, vật liệu ở những doanh nghiệp sử dụng phần mềm kế toán.
Phần mềm kế toán là chương trình được thiết kế để xử lý tự động những thông tin cập nhật từ chứng từ gốc ban đầu theo quy trình kế toán đã được ấn định sau đó in ra các sổ sách và báo cáo có liên quan. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều phần mềm kế toán khác nhau như : Sas, Cads, Effect, Fast...Khi đưa những phần mềm này vào sử dụng, bộ phận kế toán không còn phải thực hiện một cách thủ công một số khâu công việc như : ghi sổ chi tiết, sổ tổng hợp, lập báo cáo kế toán mà chỉ cần phân loại, bổ sung thông tin chi tiết vào chứng từ gốc, nhập dữ liệu từ chứng từ vào máy, kiểm tra, phân tích số liệu trên các sổ, báo cáo kế toán để có thể đưa ra các quyết định phù hợp. Ngoài ưu điểm trên nó còn cho phép cung cấp thông tin một cách nhanh chóng, với độ chính xác cao thông qua chức năng ưu việt của máy tính và kỹ thuật tin học, phục vụ kịp thời cho công tác quản trị doanh nghiệp.
Khi đưa phần mềm kế toán vào sử dụng, doanh nghiệp sẽ phải tiến hành mã hoá các đối tượng cần quản lý. Mã hoá là cách thức để thực hiện việc phân loại, gắn ký hiệu và xếp lớp các đối tượng này. Nó cho phép nhận diện, tìm kiếm một cách nhanh chóng, chính xác các đối tượng trong quá trình xử lý thông tin tự động đồng thời cho phép tăng tốc độ xử lý, giảm thời gian nhập liệu và tiết kiệm bộ nhớ. Việc xác định các đối tượng cần mã hoá hoàn toàn tuỳ từng trường hợp vào yêu cầu quản trị doanh nghiệp. Thông thường các đối tượng sau đây cần được mã hoá khi tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu trên máy vi tính :
+ Danh mục tài khoản
+ Danh mục nguyên liệu, vật liệu
+ Danh mục nhóm nguyên liệu, vật liệu
+ Danh mục kho nguyên liệu, vật liệu
+ Danh mục khách hàng, nhà cung cấp
+ Danh mục chứng từ
+ Danh mục vụ việc ...
Khi tiến hành mã hoá các đối tượng cần đảm bảo mã hoá đầy đủ, đồng bộ, có hệ thống cho tất cả các đối tượng cần quản ký, đảm bảo tính thống nhất và nhất quán, phù hợp với chế độ kế toán hiện hành. Lưu ý :
+ Mã phải là duy nhất trong danh mục.
+ Mã phải dễ nhớ để tiện cho việc cập nhật và tra cứu.
+ Trong trường hợp danh điểm có phát sinh theo thời gian thì khi xây dựng hệ thống mã phải tính đến vấn đề mã hoá cho các danh điểm sẽ phát sinh.
+ Trường hợp doanh nghiệp có nhiều đơn vị thành viên và số liệu được cập nhật tại các đơn vị này sau đó được gửi về và tổng hợp toàn công ty thì đối với một số danh điểm phải thống nhất trong toàn công ty, một số khác phải xây dựng để tránh trùng lặp giữa các đơn vị thành viên.
Sau đây là một số cách thức để tiến hành mã hoá các danh mục :
- Mã hoá theo cách gợi nhớ đến tên và đặc điểm của danh điểm. Ví dụ mã hoá đá kích thước 1 cm x 2 cm là DA1x2, kích thước 2 cm x 4 cm là DA2x4...
- Mã hoá bằng cách đánh số lần lượt tăng dần theo phát sinh của các danh điểm, bắt đầu từ 1. Phương pháp này thường được áp dụng trong trường hợp số lượng danh điểm lớn, khi đó các phát sinh mới bao giờ cũng nằm ở phía dưới khi liệt kê theo vần ABC. Ví dụ mã hoá kho nguyên liệu, vật liệu của công trình mới, công trình số 28 như sau : KHO28.
- Trong mã ta chia thành các nhóm khác nhau và nhóm không chỉ có một cấp mà có thể có đến 2 - 3 cấp. Ví dụ đối với doanh nghiệp có các khách hàng trải rộng trên toàn quốc thì có thể nhóm theo tỉnh hay thành phố, giả sử khách hàng ở Hà Nội bắt đầu bằng HN, ở Hải Phòng bắt đầu bằng HP...
tuỳ từng trường hợp vào đặc điểm cụ thể của đơn vị mình mà doanh nghiệp sẽ lựa chọn cách thức mã hoá cho phù hợp.
Phần 2
Thực trạng công tác kế toán nguyên liệu, vật liệu ở Công ty Xuất nhập khẩu và đầu tư xây dựng Hà Nội
1. Giới thiệu khái quát về công ty
1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Công ty Xuất nhập khẩu và Đầu tư xây dựng Hà Nội, địa chỉ 369 đường Trường Chinh, là một doanh nghiệp Nhà nước được thành lập theo Quyết định số 6335/QĐ-UB ngày 9/12/1993 của ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội. Khi mới đi vào hoạt động, Công ty có nhiệm vụ là :
- Kinh doanh, sản xuất, chế biến lương thực, nông lâm sản, dược liệu, tiểu thủ công mỹ nghệ và hàng tiêu dùng.
- Kinh doanh nhà ở, đầu tư, nhận thầu, xây dựng các công trình công nghiệp, nông nghiệp, dân dụng và xây dựng khác phục vụ cho nhu cầu trong và ngoài nước.
- Kinh doanh xuất nhập khẩu.
Từ sau Quyết định số 1995/QĐ-UB ngày 26/3/2002, Công ty được bổ sung thêm nhiệm vụ :
- Thi công lắp đặt hệ thống cấp thoát nước, đường dây và trạm biến áp đến 35 KVA.
- Kinh doanh khí đốt gas.
Hiện nay Công ty chuyển hướng hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng và đang từng bước khẳng định mình trên con đường đã chọn, trở thành một thành viên vững mạnh trong Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội.
Những năm gần đây Công ty đã trúng thầu và tổ chức thực hiện hàng trăm công trình lớn nhỏ khác nhau, có thể kể đến một số công trình lớn như : Khu du lịch Núi Cấm - Hà Giang, Nhà máy giày Phúc Yên, Khu biệt thự Xuân Đỉnh, Đường Seagames, Trụ sở Cục Hàng hải, Khu chung cư Cầu Diễn... Đó là kết quả từ sự nỗ lực không ngừng của Ban giám đốc và toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty. Chúng ta có thể thấy rõ điều này khi so sánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong 2 năm 2003 và 2004:
Biểu 1 :
kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2003 & 2004
Đơn vị tính: nghìn đồng
Chỉ tiêu
2003
2004
Chênh lệch
Tuyệt đối
Tương đối
Doanh thu
Chi phí
Lợi nhuận trước thuế
Nộp Ngân sách
Thu nhập bình quân
( 1 người / 1 tháng )
150.452.587
148.248.331
2.204.256
3.253.000
1.230
252.989.454
250.129.307
2.860.237
2.791.000
1.332
102.536.867
101.880.976
655.981
438.000
1...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status