Mở rộng cho vay tiêu dùng ở Ngân hàng nông nghiệp Hà Nội - pdf 28

Download miễn phí Chuyên đề Mở rộng cho vay tiêu dùng ở Ngân hàng nông nghiệp Hà Nội



MỤC LỤC
Lời nói đầu 1
Chương 1: Cơ sở lý luận về cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại 3
1.1. Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại 3
1.1.1. Hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại 3
1.1.1.1. Cho vay 4
1.1.1.2. Nhận tiền gửi 4
1.1.1.3. Các dịch vụ khác 4
1.1.2. Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại 6
1.1.2.1. Khái niệm hoạt động cho vay 6
1.1.2.2. Phân loại cho vay 7
1.2. Hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại 12
1.2.1. Khái niệm và đặc điểm cho vay tiêu dùng 12
1.2.1.1. Khái niệm cho vay tiêu dùng 12
1.2.1.2. Đặc điểm cho vay tiêu dùng 13
1.2.2. Phân loại cho vay tiêu dùng 15
1.2.3. Quy trình cho vay tiêu dùng 21
1.2.3.1. Nguyên tắc cho vay tiêu dùng 21
1.2.3.2. Điều kiện vay vốn tiêu dùng 22
1.2.3.3. Quy trình cho vay tiêu dùng 23
1.2.4. Mở rộng cho vay tiêu dùng 27
1.3. Nhân tố ảnh hưởng đến mở rộng cho vay tiêu dùng 28
1.3.1. Nhân tố từ ngân hàng thương mại 28
1.3.2. Nhân tố từ khách hàng 29
1.3.3. Những nhân tố vĩ mô 30
Chương 2: Thực trạng cho vay tiêu dùng ở ngân hàng nông nghiệp Hà Nội 32
2.1. Khái quát về ngân hàng nông nghiệp Hà Nội 32
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 32
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Ngân Hàng Nông nghiệp Hà Nội 34
2.1.3. Tình hình hoạt động của ngân hàng nông nghiệp Hà Nội 36
2.1.3.1. Huy động vốn 36
2.1.3.2. Hoạt động tín dụng 38
2.1.3.3. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế 39
2.1.3.4. Phát triển dịch vụ ngân hàng 41
2.2. Thực trạng cho vay tiêu dùng ở ngân hàng nông nghiệp 41
HàNội 41
2.2.1. Hình thức cho vay tiêu dùng 41
2.2.2. Quy trình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp Hà Nội 42
2.2.2.1. Thẩm định khách hàng trước khi vay vốn 44
2.2.2.2. Ký kết hợp đồng, kiểm tra giám sát trong kỳ cho vay 47
2.2.2.3. Thu nợ lãi và gốc, xử lý những phát sinh 48
2.3. Đánh giá thực trạng cho vay tiêu dùng 48
của ngân hàng nông nghiệp Hà Nội 48
2.3.1. Kết quả cho vay tiêu dùng của ngân hàng nông nghiệp Hà Nội 48
2.3.2. Hạn chế của cho vay tiêu dùng ở ngân hàng nông nghiệp Hà Nội 52
Chương 3: Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng ở ngân hàng nông nghiệp Hà Nội 56
3.1. Định hướng mở rộng cho vay tiêu dùng 56
ở ngân hàng nông nghiệp Hà Nội 56
3.1.1. Định hướng phát triển của ngân hàng trong năm 2008 56
3.1.2. Định hướng mở rộng cho vay tiêu dùng 58
ở ngân hàng Nông nghiệp Hà Nội 58
3.2. Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng 58
ở ngân hàng nông nghiệp Hà Nội 58
3.2.1. Giải pháp đối với ngân hàng nông nghiệp Hà Nội 58
3.2.2. Một số kiến nghị với các cơ quan quản lý 65
Kết luận 67
Danh mục tài liệu tham khảo 68
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


hi nộp thuế cao sẽ được đánh giá cao. Cán bộ tín dụng cũng đồng thời tiến hành kiểm tra người chủ cơ quan nơi khách hàng làm việc để đánh giá độ chính xác của thu nhập, độ dài thời gian làm việc, nơi cư trú ghi trên đơn xin vay.
Số dư các tài khoản khoản tiền gửi: Một tiêu thức gián tiếp về tổng thu nhập và sự ổn định thu nhập của khách hàng là số dư tiền gửi trung bình hàng ngày mà khách hàng duy trì trên tài khoản cá nhân của họ. Cán bộ tín dụng có thể kiểm tra các con số này thông qua các ngân hàng có liên quan.
Sự ổn định về việc làm và nơi cư trú: Trong số những yếu tố chính mà một cán bộ tín dụng sẽ quan tâm là khoảng thời gian làm việc. Hầu hết các ngân hàng không muốn cho vay những người mới làm việc tại nơi cư trú hiện tại được một vài tháng, nhất là cho vay những khoản tiền lớn. Thời gian sống tại nơi cư trú hiện tại thường được coi là quan trọng vì nếu khoảng thời gian một người sống tại một nơi càng lâu thì có thể tin rằng cuộc sống của người đó càng ổn định. Còn nếu một người thường xuyên thay đổi chỗ ở thì sẽ là một yếu tố bất lợi cho ngân hàng khi quyết định cho vay.
Hoạt động đảo nợ: Các cán bộ tín dụng rất nhạy cảm với những bằng chứng về việc quy mô của các khoản nợ tăng so với thu nhập hàng năm, hàng tháng của khách hàng. Cũng như đối với tình trạng số dư của tài khoản thẻ tín dụng tăng nhanh hay tình trạng séc phát ra bị gửi trả lại. Việc đảo nợ theo kiểu vay tiền từ người này để trả cho người kia bị hầu hết các ngân hàng phản đối. Đây được coi như một tiêu thức về khả năng quản lý tiền vay của khách hàng. Những khách hàng với khả năng quản lý kém sẽ có thể rơi vào tình trạng có quá nhiều các khoản nợ và sẽ gặp nhiều rắc rối với ngân hàng.
Bảo đảm tiền vay: Trong cho vay tiêu dùng, nguồn thu nợ thứ nhất của ngân hàng là thu nhập của cá nhân như tiền lương, các khoản thu nhập khác. Khi đánh giá khách hàng, nếu thấy nguồn thu nợ thứ nhất chưa có cơ sở chắc chắn thì buộc ngân hàng phải thiết lập thêm cơ sở pháp lý để có thêm nguồn thu nợ thứ hai. Nguồn thu nợ thứ hai bao gồm giá trị tài sản đảm bảo hay bảo lãnh của bên thứ ba.
Nếu khoản vay có tài sản đảm bảo (thế chấp, cầm cố) thì ngân hàng phải đánh giá về các điều kiện về tính hợp pháp, số lượng và xác định giá trị của tài sản đảm bảo theo đúng pháp luật của Nhà nước. Các giấy tờ sở hữu tài sản đảm bảo phải được xác nhận của cơ quan công chứng Nhà nước và thẩm định kỹ để biết được mức độ tin cậy của các giấy tờ đó. Trên cơ sở này, ngân hàng mới ra quyết định cho vay được chính xác.
Trong trường hợp khách hàng không có hồ sơ tín dụng hay có chất lượng tín dụng thấp thì ngân hàng yêu cầu cần có người đứng ra bảo lãnh về việc hoàn trả khoản tiền vay. Nếu người đi vay không thanh toán được khoản nợ thì người đứng ra bảo lãnh có trách nhiệm phải thanh toán. Tuy nhiên, nhiều ngân hàng chỉ xem việc có người bảo lãnh là một đảm bảo về mặt tâm lý hơn là một nguồn đảm bảo thực sự. Người đi vay sẽ thấy có trách nhiệm hơn trong việc hoàn trả khoản vay vì uy tín của người bảo lãnh. Nhưng các nhà quản lý ngân hàng thường do dự không muốn thực hiện nhiều khoản cho vay có bảo lãnh vì điều đó có thể dẫn tới tổn thất cho cả người bảo lãnh mở tài khoản tại ngân hàng.
Nếu khoản vay có tài sản đảm bảo (cầm cố hay thế chấp) thì ngân hàng phải tiến hành thẩm định những tài sản cầm cố này. Quá trình thẩm định sẽ đánh giá về tính hợp pháp, xác định số lượng, giá trị của tài sản theo đúng pháp luật Nhà nước. Trên cơ sở đó ngân hàng mới ra quyết định cho vay.
Sau khi thẩm định ngân hàng xác định mức cho vay, thời hạn cho vay, lãi suất cho vay và ký kết hợp đồng cho vay.
Mức cho vay: ngân hàng xác định mức cho vay dựa trên các yếu tố:
Nhu cầu vay vốn của khách hàng.
Khả năng trả nợ của khách hàng.
Tỷ lệ cho vay tối đa trên giá trị tài sản đảm bảo.
Khả năng nguồn vốn của ngân hàng.
Giới hạn tổng dư nợ cho vay của ngân hàng đối với một khách hàng.
Thời hạn cho vay: ngân hàng căn cứ vào kỳ luân chuyển vốn của khách hàng, khả năng trả nợ của khách hàng. Thời hạn cho vay có thể là ngắn hạn, cũng có thể là trung dài hạn.
Lãi suất cho vay: thông thường lãi suất cho vay được xác định theo phương pháp điều chỉnh rủi ro trên giá vốn:
Lãi suất cho vay = Chi phí vốn cho vay + mức lợi nhuận kỳ vọng
Chi phí vốn cho vay = Chi phí huy động vốn + chi phí dự phòng rủi ro tín dụng + chi phí thanh khoản + chi phí hoạt động
Sau khi thẩm định ngân hàng tiến hành ký kết hợp đồng tín dụng và bắt đầu quá trình cấp vốn cho khách hàng.
Giải ngân và kiểm soát trong quá trình cho vay
Căn cứ vào hợp đồng tín dụng ngân hàng tiến hành giải ngân theo các cách sau:
Tiền vay được chuyển trả trực tiếp cho đơn vị cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng.
Phát bằng tiền mặt.
Trường hợp khách hàng đã dùng nguồn vốn khác để trả cho người cung cấp hay nếu người cung cấp không có tài khoản tại ngân hàng thì chuyển vào tài khoản tiền gửi của khách hàng.
Kèm theo việc giải ngân, ngân hàng tiến hành kiểm soát khách hàng: sử dụng tiền vay có đúng mục đích, đúng tiến độ không, có dấu hiệu lừa đảo không Quá trình này cho phép ngân hàng thu thập thêm các thông tin về khách hàng. Nếu các thông tin phản ánh chiều hướng tốt, cho thấy chất lượng tín dụng đang được đảm bảo. Ngược lại, khi có những dấu hiệu tiêu cực, ngân hàng cần có các biện pháp xử lý kịp thời. Ngân hàng được quyền thu hồi nợ trước hạn, ngừng giải ngân nếu bên vay vi phạm hợp đồng tín dụng.
Thu nợ
Hợp đồng tín dụng kết thúc khi ngân hàng thu hồi hết gốc và lãi. Việc thu nợ được tiến hành theo kỳ hạn nợ đã ghi trong hợp đồng tín dụng. Khách hàng có thể trả nợ trước hạn và phải chủ động trả nợ cho ngân hàng khi đến hạn. Tiền lãi căn cứ theo lãi suất ghi trên hợp đồng, khách hàng có thể trả làm một lần hay nhiều lần theo thỏa thuận.
1.2.4. Mở rộng cho vay tiêu dùng
Đời sống của người dân ngày một nâng cao, kéo theo đó là nhu cầu về tiêu dùng của họ cũng tăng. Đối với những người có thu nhập ổn định nhưng thu nhập hiện tại không đủ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng thì họ phải tìm đến ngân hàng. Do vậy, cho vay tiêu dùng là một thị trường tiềm năng. Xu hướng hiện nay là các ngân hàng quan tâm, mở rộng loại hình cho vay này.
Để đánh giá mức độ mở rộng, người ta thường sử dụng chỉ tiêu như doanh số cho vay, dư nợ cho vay tiêu dùng qua những chỉ tiêu này, có thể so sánh được mức độ mở rộng cho vay tiêu dùng giữa những thời kỳ khác nhau. Nhưng doanh số cho vay tiêu dùng có thể tăng lên kéo theo dư nợ cho vay cuối kỳ cũng tăng lên, tuy nhiên chất lượng các khoản vay có thể giảm đi. Vì vậy, những chỉ tiêu đánh giá này chỉ mang tính tương đối, ngân hàng có thể vì mục tiêu mở rộng cho vay mà hi sinh một vài mục tiêu khác nhưng vẫn ở trong giới hạn có thể chấp nhận.
1.3. Nhân tố ảnh hưởng đến mở rộng cho vay tiêu dùng
1.3.1. Nhân tố từ ngân hàng thương mại
Chủ trương của ngân hàng về vay tiêu dùng: cho vay tiêu dùng ở ngân hàng thương mại có phát triển hay không là do chính chủ trương của ngân hàng đối với loại cho vay này. Nếu ngân hàng không có một định hướng cụ thể nào để mở rộng cho vay tiêu dùng mà chuyển trọng tâm sang một loại hình cho vay khác, thì tất nhiên hoạt động cho vay tiêu dùng ở đây chỉ bó hẹp trong một phạm vi nào đó.
Tiềm lực về vốn của ngân hàng: yếu tố này cũng hết sức quan trọng, nó ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng nói chung cũng như hoạt động cho vay tiêu dùng nói riêng. Cũng giống như những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất - kinh doanh, để mở rộng quy mô sản xuất thì điều cần thiết là phải có vốn. Ngân hàng cũng vậy, nếu có tiềm lực tài chính mạnh thì ngân hàng có thể mở rộng cung cấp nhiều loại hình dịch vụ mà nhất là một thị trường đầy tiềm năng như cho vay tiêu dùng.
Kỹ thuật và thủ tục thẩm định: công tác thẩm định hiệu quả và không phức tạp là một trong những yếu tố quan trọng lôi kéo khách hàng. Thẩm định nhằm đưa ra các đánh giá đúng đắn về khách hàng và các khoản vay, từ đó có quyết định cho vay đúng đắn. Một hệ thống các thủ tục và kỹ thuật được xây dựng một cách khoa học, hợp lý và được thực hiện một cách nghiêm chỉnh là yếu tố quyết định đến chất lượng thẩm định và do đó quyết định chất lượng khoản cho vay cũng như mở rộng cho vay.
Chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng: là một yếu tố quyết định đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Không thể có một quy trình cho vay đơn giản nếu thiếu những cán bộ tín dụng có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao.
Yếu tố cơ sở vật chất của ngân hàng cũng không thể không nhắc tới. Một ngân hàng với cơ sở hạ tầng, công nghệ, máy móc thiết bị hiện đại với quy trình nghiệp vụ thực hiện nhanh chóng sẽ tăng khả năng cạnh tranh với các ngân hàng khác. Ngoài ra, yếu tố này còn đảm bảo an toàn, hạn chế rủi ro trong hoạt động ngân hàng.
1.3.2. Nhân tố từ khách hàng
Nhu cầu tiêu dùng của khách hàng: nhu cầu tiêu dùng của người dân tăng tất nhiên sẽ kéo theo nhu cầu về vay tiêu dùng vì không phải bất cứ ai cũng có đủ tiền để phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của mình. Vì vậy nhân tố này ảnh hưởng lớn đến việc mở rộng cho vay tiêu dùng.
Thu nhập khách hàng: phần lớn các món cho v...

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status