Báo cáo thực tập tại công ty kiểm toán và dịch vụ tin học AISC - pdf 28

Download miễn phí Báo cáo thực tập tại công ty kiểm toán và dịch vụ tin học AISC



Sau khi nhận thư mời hay trực tiếp đề nghị kiểm toán từ phía khách hàng,Trưởng hay phó phòng nghiên cứu, trực tiếp liên hệ trao đổi các yêu cầu cụ thể của khách hàng một cách thận trọng và đánh giá sơ bộ mức độ phức tạp của doanh nghiệp. Trưởng phòng chỉ định nhóm kiểm toán phù hợp với cuộc kiểm toán, phân công thực hiện cuộc kiểm toán (nhóm kiểm toán phải có trưởng nhóm, là người có kinh nghiệm trong loại hình kinh doanh của doanh nghiệp).
Trưởng nhóm bắt đầu đi khảo sát, nắm rõ tình hình doanh nghiệp theo các nội dung cụ thể sau:
39 Xem xét tình hình hoạt động kinh doanh.
40 Xem xét hệ thống kế toán: là xem xét sơ bộ các sổ sách chứng từ kế toán chế độ kế toán đang sử dụng và việc thực hiện chế độ kế toán đó việc lưu giữ chứng từ và dòng luân chuyển chứng từ.
41 Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ: là tìm hiểu qui chế kiểm soát nội bộ, xác định độ tin cậy của hệ thống kiểm soát nội bộ.
42 Đánh giá mức trọng yếu và rủi ro cho quá trình kiểm toán: Trưởng nhóm lập phiếu khảo sát theo mẫu qui định của Công ty và báo cáo Giám đốc tình hình cụ thể qua cuộc khảo sát để Giám đốc quyết định kiểm toán hay từ chối.
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


u, đánh giá hệ thống kiểm soát của đơn vị:
Kiểm tra chứng từ, tài liệu
Quan sát các chu trình nghiệp vụ diễn ra thực tế.
Phỏng vấn các cá nhân có trách nhiệm liên quan như Giám đốc, Kế toán trưởng hay kế toán thanh toán trong nghiệp vụ thanh toán hàng mua chịu.
Thực hiện lại các thủ tục kiểm soát (Phép thử Walk – Through).
Nhìn chung các phương pháp này tương tự như trong quá trình tìm hiểu khách hàng, bước Chuẩn bị kiểm toán, nhưng đó là bước tìm hiểu sơ bộ tình hình chung của khách hàng. Các cách trên áp dụng để tìm hiểu kỹ về hệ thống kiểm soát của khách hàng nên mục đích sẽ khác nhau.
Tìm hiểu thử nghiệm kiểm soát trên chu trình cần nghiên cứu:
Kiểm toán viên áp dụng thử nghiệm kiểm soát trên cơ sở các bằng chứng đã thu thập về hệ thống kiểm soát của đơn vị, về các mục tiêu kiểm soát và các thủ tục kiểm soát đi kèm.
Mục tiêu kiểm soát
Thủ tục kiểm soát chủ yếu
Thử nghiệm kiểm soát
Các khoản thanh toán ghi sổ là của hàng hóa và dịch vụ thực tế nhận được.
- Sự tách biệt giữa nhân viên ghi sổ các khoản phải trả với người ký phiếu chi và các chứng từ thanh toán.
- Các chứng từ đều do một nhân viên có thẩm quyền thực hiện.
- Xem lại sổ nhật ký chi tiền, sổ cái tổng hợp và các sổ hạch toán chi tiết các khoản phải trả đối với các số tiền lớn và bất thường.
- Đối chiếu các phiếu chi và các chứng từ thanh toán đã thực hiện với bút toán trong nhật ký mua vào liên quan và kiểm tra tên và số tiền của người được thanh toán.
Nghiệp vụ thanh toán được ghi sổ và được phê chuẩn đúng đắn.
- Sự phê chuẩn các khoản chi trên chứng từ vào thời điểm lập phiếu chi và các chứng từ thanh toán.
- Kiểm tra các chứng từ đi kèm.
- Các nghiệp vụ thanh toán hiện có đều được ghi sổ.
- Phiếu chi và các chứng từ thanh toán được đánh số trước và theo dõi.
- Bảng đối chiếu với ngân hàng được lập hàng tháng bởi một nhân viên độc lập.
- Cân đối các khoản chi tiền ghi sổ với các khoản chi trên bảng kê (sổ phụ) của ngân hàng và sổ sách của kế toán tiền mặt.
- Các nghiệp vụ thanh toán được đánh giá đúng đắn.
- Kiểm tra nội bộ các quá trình tính toán và các số tiền.
- So sánh các phiếu chi đã lĩnh tiền, các chứng từ thanh toán đã thực hiện với sổ nhật ký mua hàng và các bút toán chi tiền liên quan.
- Các nghiệp vụ thanh toán được phân loại đúng đắn.
- Doanh nghiệp có sơ đồ tài khoản đầy đủ.
- So sánh sự phân loại phù hợp với sơ đồ tài khoản
- Các nghiệp vụ thanh toán được vào sổ đúng lúc
- Ghi sổ ngay sau khi ghi phiếu chi và các chứng từ thanh toán đã được thực hiện.
- So sánh ngày trên phiếu chi (chứng từ thanh toán) đã thực hiện với sổ nhật ký chi tiền (ngày ghi giảm các khoản tiền tại ngân hàng).
Tuy nhiên trên thực tế, các đơn vị sẽ có các mục tiêu kiểm soát đặc thù từng ngành nghề nên thủ tục kiểm soát cũng thay đổi linh động theo từng ngành nghề. Trên đây chỉ là những thủ tục kiểm soát cơ bản chung cho mọi ngành nghề kinh doanh.
PHẦN 3:
THỰC TẾ THỦ TỤC KIỂM TOÁN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ (THỬ NGHIỆM KIỂM SOÁT) TRÊN CHU TRÌNH MUA HÀNG TẠI CÔNG TY KIỂM TOÁN AISC
A. SƠ LƯỢC VỀ QUI TRÌNH KIỂM TOÁN NỢ PHẢI TRẢ TẠI CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ DỊCH VỤ TIN HỌC (AISC)
I. LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN:
Sau khi nhận thư mời hay trực tiếp đề nghị kiểm toán từ phía khách hàng,Trưởng hay phó phòng nghiên cứu, trực tiếp liên hệ trao đổi các yêu cầu cụ thể của khách hàng một cách thận trọng và đánh giá sơ bộ mức độ phức tạp của doanh nghiệp. Trưởng phòng chỉ định nhóm kiểm toán phù hợp với cuộc kiểm toán, phân công thực hiện cuộc kiểm toán (nhóm kiểm toán phải có trưởng nhóm, là người có kinh nghiệm trong loại hình kinh doanh của doanh nghiệp).
Trưởng nhóm bắt đầu đi khảo sát, nắm rõ tình hình doanh nghiệp theo các nội dung cụ thể sau:
Xem xét tình hình hoạt động kinh doanh.
Xem xét hệ thống kế toán: là xem xét sơ bộ các sổ sách chứng từ kế toán chế độ kế toán đang sử dụng và việc thực hiện chế độ kế toán đó việc lưu giữ chứng từ và dòng luân chuyển chứng từ.
Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ: là tìm hiểu qui chế kiểm soát nội bộ, xác định độ tin cậy của hệ thống kiểm soát nội bộ.
Đánh giá mức trọng yếu và rủi ro cho quá trình kiểm toán: Trưởng nhóm lập phiếu khảo sát theo mẫu qui định của Công ty và báo cáo Giám đốc tình hình cụ thể qua cuộc khảo sát để Giám đốc quyết định kiểm toán hay từ chối.
Nếu chấp nhận kiểm toán trưởng nhóm sẽ tiến hành xây dựng kế hoạch và chương trình kiểm toán bao gồm:
· Xác định chiến lược kiểm toán
· Lập kế hoạch kiểm toán:
ü Nhân sự kiểm toán: gồm nhóm trưởng, nhóm viên, giám đốc, trưởng phòng
ü Thời gian khảo sát và ký hợp đồng, thời gian làm việc, thời gian hoàn tất.
ü Công việc và trách nhiệm kiểm toán viên trên từng phần hành.
· Người soạn thảo kế hoạch kiểm toán do nhóm trưởng thực hiện, trưởng phòng rà soát lại.
· Thiết kế chương trình kiểm toán chi tiết: kiểm toán viên sẽ dựa vào chương trình kiểm toán mẫu của AISC để thiết kế chương trình kiểm toán phù hợp với đặc điểm của doanh nghiệp.
· Soạn thảo thư hẹn kiểm toán nhằm xác định rõ lại yêu cầu của khách hàng gồm các nội dung: thời điểm bắt đầu kiểm toán, thời gian kiểm toán, trách nhiệm của khách hàng, trách nhiệm của công ty kiểm toán, đề xuất giá phí cho cuộc kiểm toán (giá phí đã được thỏa thuận với khách hàng trước khi gửi thư hẹn kiểm toán).
II. THỰC HIỆN KIỂM TOÁN:
Bước 1: Thực hiện các thử nghiệm kiểm soát và đánh giá lại rủi ro kiểm soát.
Phương pháp thực hiện:
Phỏng vấn:
Thường được áp dụng gồm các cuộc phỏng vấn chi tiết thu thập các bằng chứng về tính hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ. Kiểm toán viên có thể phỏng vấn những người thực hiện hoạt động giám sát hay thủ tục kiểm soát như phỏng vấn Ban Giám Đốc về các thủ tục kiểm soát, tính khả thi và tình hình thực hiện hay phỏng vấn những người không trực tiếp thực hiện nhưng có thể biết được tính hiệu quả của hoạt động kiểm soát (thẩm tra gián tiếp) như các nhân viên về nhận thức và việc thực hiện quy chế nội quy công ty
Thông thường, đối với từng khoản mục khác nhau sẽ có bộ phận kế toán đảm nhiệm, do đó, kiểm toán viên sẽ phỏng vấn kế toán thanh toán liên quan đến nghiệp vụ chi tiền trả cho nhà cung cấp, kế toán theo dõi công nợ về cách thức theo dõi nợ phải trả xem có đúng thời hạn nợ.
Quá trình tìm hiểu bằng phương pháp phỏng vấn kèm theo trong quá trình thực hiện các Thử nghiệm cơ bản mà không tiến hành riêng một cuộc phỏng vấn( vì lý do giời gian hạn chế; quy mô hoạt động của các công ty hiện tại đa số còn ở mức trung bình, giá phí kiểm toán).Kiểm toán viên sẽ hỏi các nhân viên kế toán có trách nhiệm trong phần hành khi có thắc mắc và không lưu vào hồ sơ kiểm toán.
Quan sát thực tế:
Kiểm toán viên quan sát xem các hoạt động giám sát hay thủ tục kiểm soát có được tuân thủ hay không và thu được các bằng chứng có giá trị về tính hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ. Quan sát theo hai cách (1) quan sát thực tế các hoạt động đang diễn ra, (2) quan sát qua dấu vết kiểm soát trên chứng từ như là: dấu “đã thanh toán”, “đã kiểm tra”,” đã duyệt”, v.v , chữ ký xét duyệt, việc đánh số thứ tự trên chứng từ, v.v...
Kiểm toán viên tham quan nhà xưởng để quan sát cách tổ chức sản xuất, phong cách và nhịp độ làm việc . Hay khi hàng hoá được giao nhận từ bên phía người bán, kiểm toán viên quan sát quá trình giao nhận: bộ phận nhận hàng có kiểm tra, đối chiếu về số lượng giữa thực tế kiểm và số trên hoá đơn ( nếu hoá đơn có đi kèm), số trên đơn đặt hàng. Khi giao hàng xong , phiếu nhận hàng có được bộ phận nhận hàng ký không
Xem xét tài liệu:
Kiểm tra trình tự luân chuyển, sơ đồ hạch toán, sự phê duyệt các chứng từ bằng văn bản hay sự cài đặt chương trình, công thức của các tài liệu, báo cáo soạn thảo bằng máy tính.Đối với nợ phải trả người bán: kiểm toán viên thu thập bảng đối chiếu công nợ của khách hàng hay kiểm toán viên tự gởi Bảng xác nhận công nợ phải thu của khách hàng cho bên cung cấp của đơn vị. Mục đích của việc xem xét, đối chiếu công nợ trên để kiểm toán viên xem các khoản nợ phải trả của đơn vị có thật sự đúng về dư nợ cuối kỳ (chính xác) hay không; công ty có thật sự nợ nhà cung cấp (hiện hữu)
Thực hiện lại công việc (phép thử Walk- Through):
Kỹ thuật này thích hợp với các hoạt động kiểm soát thực hiện theo chương trình trên máy tính. Kiểm toán viên có thể nhập một vài nghiệp vụ mua hàng – chi tiền vào chương trình kế toán của khách hàng và xem xét kết quả của chúng.
Đối với doanh nghiệp đã tin học hoá mạng lưới kế toán, thông thường là các công ty có quy mô tương đối lớn, kiểm toán viên sẽ:
Tiếp tục thực hiện phép thử walk-through cho chu trình để xem việc xử lý đối với những nghiệp vụ thường xuyên. Kiểm toán viên cũng chọn một hay một số nghiệp vụ không thường xuyên để kiểm tra (sử dụng phương pháp chọn mẫu).
Chọn một nghiệp vụ trên máy đã được xứ lý hoàn chỉnh để tính toán lại bằng tay, sau đó so sánh hai kết quả với nhau, nếu có sai sót tìm nguyên nhân và đánh giá mức độ quan trọng của sai sót đó có chênh lệch lớn để biết được sai sót có trọng yếu trong quá trình xử lý bằng máy không.
Đối với doanh nghiệp không tin học hóa...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status