Một số giải pháp đào tạo nguồn nhân lực ở Công ty đóng tàu Hạ Long - pdf 28

Download miễn phí Chuyên đề Một số giải pháp đào tạo nguồn nhân lực ở Công ty đóng tàu Hạ Long



LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC
I. CÁC KHÁI NIỆM VỀ NGUỒN NHÂN LỰC VÀ ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC
1.Khái niệm nguồn nhân lực:
2. Các khái niệm về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
3. Một số quan điểm cơ bản về công tác đào tạo và phát triển đội ngũ NNL trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước
 
4. Yêu cầu cấp thiết của việc đào tạo và phát triển đội ngũ NNL
5. Tầm quan trọng của công tác đào tạo nguồn nhân lực
II. ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC.
1. Đặc điểm về đào tạo nguồn nhân lực nói chung
2. Đặc điểm đào tạo nguồn nhân lực trong qua trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước
 
3. Đặc điểm đào tạo nguồn nhân lực chuyên môn - kỹ thuật
CHƯƠNG II:
THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CỦA CÔNG TY ĐÓNG TÀU HẠ LONG
I. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY ĐÓNG TÀU HẠ LONG
1. Thông tin chung về Công ty đóng tàu Hạ Long
2. Qua trình hình thành và phát triển
3. Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của Công ty đóng tàu Hạ Long
4. Chức năng nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận quản lý
5. Khái quát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
a. Cơ cấu tổ chức sản xuất của Công ty.
b. Công tác quản trị doanh nghiệp
 c. Định hướng phát triển của Công ty.
II. THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CỦA CÔNG TY ĐÓNG TÀU HẠ LONG.
 
1. Cơ cấu nguồn nhân lực
2. Thực trạng nguồn nhân lực
3. Thực trạng công tác đào tạo và tuyển dụng nguồn nhân lực
4. Một số tồn tại trong công tác đào tạo và phát triển NNL ở Công ty
CHƯƠNG III:
CẤC GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC
 
I. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO
1. Một số giải pháp về cơ cấu NNL.
 2. Một số giải pháp về đào tạo và nâng cao chất lượng đội ngũ NNL:
II. MỘT SỐ ĐỀ SUẤT TRONG VIỆC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NNL
1. Một số kiến nghị với nhà nước
2. Một số kiến nghị đối với Công ty và tập đoàn
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


đồng thời có đội ngũ ytế luôn chăm lo sức khoẻ cho người lao động.
+ Phòng Đầu tư - XDCB: Tham mưu cho tổng giám đốc kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản, mở rộng sản xuất, quản lý hệ thống công nghệ trang thiết bị máy móc.
+ Phòng Kinh doanh - Đối ngoại: Tham mưu lập kế hoạch sản xuất kinh doanh và dự toán giá thành, lập báo cao trình tổng Giám đốc
+ Phòng Vật tư: Tham mưu và lập kế hoạch mua sắm vật tư, trang thiết bị máy móc phục vụ sản xuất. Tổ chức mua sắm và cấp phát vật tư cho các đơn vị sản xuất.
+ Phòng Điều hành sản xuất: Có nhiệm vụ tham mưu cho tổng Giám đốc về quá trình tổ chức thực hiện sản xuất. Tổ chức điều hành các phòng ban phân xưởng thành dây chuyền sản xuất có hiệu quả và an toàn nhất. Giám sát, đôn đốc sản xuất đảm bảo tiến độ hoàn thành sản phẩm trong quá trình thực hiện.
+ Phòng Kỹ thuật: Chịu trách nhiệm toàn bộ về công tác kỹ thuật trước Ban Giám đốc. Có nhiệm vụ lập hạng mục, bản vẽ thiết kế kỹ thuật, các quy trình công nghệ, dự trù vật tư và theo dõi giám sát về mặt kỹ thuật trong quá trình thi công sản xuất. Tham mưu cho phòng Tổ chức cán bộ – LĐ về công tác định mức lao động.
+ Phòng KCS: Tham mưu cho tổng Giám đốc về công tác xây dựng phương án, tiêu chuẩn quản lý chất lượng sản phẩm. Có nhiệm vụ giám sát, nghiệm thu các sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định.
+ Phòng Hành chính - Tổng hợp: Tham mưu cho tổng Giám đốc về công tác sắp xếp nơi làm việc cho cán bộ CNV, chăm lo đời sống sinh hoạt cho cán bộ CNV và là nơi đón tiếp các cơ quan, đoàn khách đến liên hệ công tác.
+ Phòng Đời sống: Kinh doanh dịch vụ nhà nghỉ, bố trí và sắp xếp nơi ăn, nghỉ cho các đoàn khách đến công tác tại Công ty. Phục vụ ăn ca cho CB-CNV làm ca và thêm giờ.
+ Phòng Bảo vệ: Có nhiệm vụ bảo vệ an toàn tài sản, máy móc, trang thiết bị và hàng hoá của Công ty và khách hàng. Đảm bảo về an ninh trật tự trong nội bộ doanh nghiệp và khu vực Công ty đặt trụ sở. Theo dõi và thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự của Công ty đối với nhà nước.
+ Phòng AT-LĐ: Tham mưu cho Giám đốc về công tác an toàn lao động, kiểm tra tình hình thực hiện ATLĐ trong hiện trường và khu vực Công ty.
Ngoài các phòng ban chức năng, một bộ phận quan trọng của Công ty chính là các phân xưởng sản xuất: Phân xưởng Vỏ I, Vỏ II, Trang bị, Máy tàu, Điện tàu, ống tàu, Cơ khí, Mộc - Xây dựng, Trang trí, Khí công nghiệp, Triền đà, Kết cấu thép, Làm sạch & Sơn tổng đoạn, Ban Cơ điện.
Các phân xưởng sản xuất này được tổ chức và chịu sự điều hành sản xuất của các quản đốc và phó quản đốc. Mỗi phân xưởng có nhiệm vụ gia công lắp ráp một bộ phận, một công đoạn từ trang thiết bị cho đến việc trang trí hoàn tất một con tàu. Theo bản vẽ thiết kế kỹ thuật dưới sự điều hành giám sát của Ban Giám đốc và các phòng ban chức năng liên quan. Người quản đốc phân xưởng chịu trách nhiệm trước tổng Giám đốc về tiến độ thi công, chất lượng và số lượng sản phẩm được giao cho. Hầu hết các cán bộ phòng ban, phân xưởng đều có trình độ đại học và cao đẳng. Có thâm niên nghề nghiệp đảm bảo được trình độ chuyên môn nghiệp vụ về công tác quản lý kinh tế, kỹ thuật công nghệ và con người.
5 Khái quát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
a. Cơ cấu tổ chức sản xuất của Công ty.
- Hình thức tổ chức sản xuất
Công ty đóng tầu Hạ Long thuộc Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam là đơn vị hạch toán độc lập chuyên đóng mới và sửa chữa tàu biển nên có đặc thù riêng của ngành cơ khí, kết cấu phức tạp mang tính đơn chiếc, thời gian thi công kéo dài. Mô hình sản xuất của Công ty là một dây truyền sản xuất khép kín từ khâu chuẩn bị sản xuất, khâu thi công đóng tầu, chạy thủ và bàn giao tàu. Từ khi ký hợp đồng, phòng kế hoạch nay là phòng Kinh doanh đối ngoại sẽ triển khai thông báo đến các đơn vị liên quan và các xưởng sản xuất thông qua phiếu giao nhiệm vụ sản xuất, căn cứ vào đó các đơn vị, phân xưởng (người phụ trách chung) kết hợp cùng với phó quản đốc, đốc công sẽ chuẩn bị các điều kiện sản xuất và thực hiện tiếp nhận:
- Bản vẽ thi công, hạng mục kỹ thuật từ phòng kỹ thuật
- Kế hoạch và tiến độ thi công từ phòng Điều hành sản xuất, nhận vật tư từ phòng vật tư. Nghiên cứu, triển khai thi công các hạng mục theo yêu cầu sản xuất của Công ty. Có trách nhiệm báo KCS và đăng kiểm kiểm tra nghiệm thu và chuyển bước công nghệ cho từng sản phẩm theo từng bước công nghệ.
Phân xưởng khoán công việc cho từng tổ sản xuất. Cuối tháng căn cứ vào khối lượng công việc làm căn cứ nghiệm thu đánh giá công việc về số lượng, chất lượng hoàn thành để làm cơ sở thanh toán lương cho từng tổ sản xuất theo đơn giá trong định mức quy định của từng sản phẩm. Với các công việc làm khoán như vậy, đòi hỏi các đội sản suất phải tự quản lý tất cả mọi mặt, tích cực nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
- Các ngành nghề sản xuất kinh doanh
Như trên đã trình bày, Công ty đóng tàu Hạ Long là đơn vi sản xuất kinh doanh. Các ngành nghề Công ty đảm nhiệm là: sửa chữa, đóng mới các phương tiện vận tải thuỷ, sản xuất ôxy, đất đèn , khai thác kho ngoại quan, gia công kết cấu thép.
Trong đó, ngành nghề chủ yếu là đóng mới, chiếm khoảng 70% tổng doanh thu của Công ty. Các sản phẩm sửa chữa chiếm 20% tổng doanh thu, các ngành nghề khác chiếm 10% tổng doanh thu.
- Tình hình sản xuất
Việc sản xuất của Công ty phụ thuộc vào đơn đặt hàng của khách hàng. Chính vì điều này Công ty đã có những sách lược kinh doanh cho chính mình. Thu hút khách hàng bằng việc có thể đóng mới những con tàu có trọng tải lớn, hiện đại, chức năng hoạt động khác nhau, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, rút ngắn thời gian hoàn thành sản phẩmQuá trình sản xuất của Công ty được diễn ra liên tục, Công ty đã có chỗ đứng nhất định trên thị trường, đã có rất nhiều đơn đặt hàng không chỉ ở trong nước mà cả ở nước ngoài.
- Các chiến lược phát triển
- Chiến lược maketing: Đây là một chiến lược hết sức quan trọng, nhất là đối với đầu ra. Nhằm giữ vững thị phần thị trường và nhóm khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp.
- Chiến lược về nhân sự: Coi trọng và liên tục thực hiện tuyển chọn và đào tạo đội ngũ cán bộ quản trị, đội ngũ công nhân kỹ thuật có trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ, tay nghề cao.
- Chiến lược về kỹ thuật công nghệ: Công ty tiếp tục đầu tư xâydựng, đổi mới và bổ sung về công nghệ, trang thiết bị, máy móc nhằm đáp ứng yêu cầu sản phẩm phải có chất lượng ngày càng cao.
b Công tác quản trị doanh nghiệp.
- Công tác hoạch định.
Như bao doanh nghiệp khác để tồn tại và phát triển bền lâu thì mỗi doanh nghiệp cần hoạch định những chiến lược cho riêng mình để nắm lấy những cơ hội và cách đi hay giảm bớt những ảnh hưởng của đe doạ do môi trường bền ngoài tạo ra. Công tác hoạch định của Công ty đóng tàu Hạ Long cũng không nằm ngoài mục đích đó.
Hàng năm Công ty tổ chức Đại Hội công nhân viên chức trong toàn Công ty, tổng kết đánh giá các hoạt động sản xuất, kinh doanh. Việc tìm ra những điểm mạnh và điểm yếu bên trong Công ty cũng được Đại Hội chỉ ra. Công tác quản trị, Marketing, tài chính kế toán, sản phẩm và sản xuất, công tác nghiên cứu phát triển, hệ thống thông tin các hoạt động kinh doanh của Công ty là những lĩnh vực quan tâm chính của công tác hoạch định chiến lược qua Đại Hội công nhân viên chức, lấy đó làm cơ sở để hoạch định xây dựng, đề ra phương hướng hoạt động trong những năm tới.
Đối với công tác hoạch định chiến lược Công ty đã xây dựng cho mình những mục tiêu dài hạn, nó có ý nghĩa lớn đối với sự thành công của Công ty, bởi vì chúng sẽ chỉ ra phương hướng, bổ trợ cho việc đánh giá, chỉ ra những ưu tiên cần thiết. Công ty đóng tàu Hạ Long là một Công ty có quy mô lớn cho nên những mục tiêu phải được lập cho toàn Công ty và cho từng bộ phận.
Bên cạnh đó Công ty đã có những chiến lược sản xuất kinh doanh. Nhờ đó mà các mục tiêu có thể đạt được. Công ty đã áp dụng các chiến lược như: mở rộng về mặt địa lý, phát triển sản phẩm, xâm nhập thị trường và đạt được những thành công nhất định.
Tuy nhiên cũng phải nhìn nhận rằng lực lượng nhân sự làm công tác này còn quá mỏng, phương pháp tổ chức lấy dữ liệu cơ sở còn sơ sài nên công tác hoạch định còn mang tính chất chung chung, chưa đi vào cụ thể.
- Công tác tổ chức :
Là một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có qui mô lớn, nhân sự nhiều nên công tác này không phải là đơn giản tại Công ty. Tuy nhiên việc tổ chức bộ máy, lựa chọn, nhận định trách nhiệm, quyền hành cho từng bộ phận, cho từng cấp lãnh đạo đã được Công ty quan tâm đúng đắn .Vì vậy không gây ra những ách tắc cho công tác quản trị tại Công ty.
Tại Công ty, cơ bản đã xây dựng được một bộ máy tổ chức hợp lý, theo mô hình chức năng có phối hợp trực tuyến. Cấu trúc này đã tạo điều kiện phát huy năng lực của từng nhà quản trị tại Công ty. Và cũng chính nhờ cấu trúc này lãnh đạo Công ty có thể quản lý toàn Công ty có sự giúp sức của các phòng chức năng. Các phòng chức năng có trách nhiệm, nghiên cứu, tìm tòi và đề xuất những biện pháp tối ưu để giải quyết những công việc thuộc lĩnh vực mình phụ trách. Các phân xưởng sản xuất được sự hướng dẫn của các phòng chức năng hoàn thành nhiệm vụ của mình .
...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status