Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại Bưu điện tỉnh Hải Dương - pdf 28

Download miễn phí Luận văn Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại Bưu điện tỉnh Hải Dương



 
LỜI NÓI ĐẦU
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LAO ĐỘNG, NĂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG LAO ĐỘ 3
1.1. Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng lao động là mục tiêu của quản trị nguồn nhân lực 3
1.1.1. Khái niệm về lao động 3
1.1.1.1. Khái niệm 3
1.1.1.2. Vai trò của lao động trong doanh nghiệp 3
1.1.2. Khái niệm về quản trị nguồn nhân lực 6
1.1.2.1. Thuật ngữ quản trị và quản lý 6
1.1.2.2. Khái niệm về quản trị 6
1.1.2.3. Quản trị nguồn nhân lực 6
1.1.2.4. Sự cần thiết phải quản lý lao động trong doanh nghiệp 7
1.1.3. Đặc điểm, nhiệm vụ và mục tiêu của quản lý lao động 8
1.1.3.1. Đặc điểm 8
1.1.3.2. Nhiệm vụ 8
1.1.3.3. Mục tiêu 9
1.2. Hiệu quả quản lý và sử dụng lao động, các chỉ tiêu đánh giá 9
1.2.1. Hiệu quả quản lý và sử dụng lao động 9
1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá tình hình quản lý và sử dụng lao động 9
1.2.2.1. Đánh giá thông qua chỉ tiêu năng suất lao động 10
1.2.2.2. Đánh giá thông qua chỉ tiêu thời gian lao động và cường độ lao động 11
1.2.2.3. Đánh giá thông qua việc sử dụng số lượng lao động và cơ cấu lao động 13
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý và sử dụng lao động trong doanh nghiệp 15
1.3.1 Nhân tố bên ngoài 15
1.3.1.1. Khung cảnh kinh tế 15
1.3.1.2. Dân số/lực lượng lao động 15
1.3.1.3. Luật lệ của nhà nước 15
1.3.1.4. Văn hoá xã hội 16
1.3.1.5. Đối thủ cạnh tranh 16
1.3.1.6. Khoa học kỹ thuật 16
1.3.1.7. Khách hàng 27
1.3.1.8. Chính quyền và các đoàn thể 17
1.3.2. Môi trường bên trong 18
1.3.2.1. Sứ mạng, mục tiêu của doanh nghiệp 18
1.3.2.2. Chính sách/chiến lược của doanh nghiệp 18
1.3.2.3. Bầu không khí văn hoá của doanh nghiệp 19
1.3.2.4. Cổ đông, công đoàn 19
1.4. Phương hướng năng cao hiệu quả quản lý và sử dụng lao động trong doanh nghiệp 20
1.4.1. Phân công và hiệp tác lao động 20
1.4.1.1. Phân công lao động 20
1.4.1.2. Hiệp tác lao động 21
1.4.2. Tuyển chọn và đào tạo 21
1.4.2.1. Tuyển chọn lao động 21
1.4.2.2. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 22
1.4.3. Đánh giá năng lực thực hiện công việc 23
1.4.4. Trả công lao động, tạo và gia tăng động lực làm việc 25
1.4.5. Kỷ luật lao động 26
1.4.6. Giải quyết bất bình trong lao động 27
1.4.7. ý nghĩa của việc năng cao hiệu quả quản lý và sử dụng lao động 28
Chương 2: Thực trạng tình hình sử dụng và quản lý lao động tại Bưu điện tỉnh Hải Dương 31
2.1. Tổng quan về Bưu điện tỉnh Hải Dương 31
2.1.1. Đặc điểm về Bưu điện tỉnh Hải Dương 31
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Bưu điện tỉnh Hải Dương 31
2.1.2.1. Chức năng 31
2.1.2.2. Nhiệm vụ 32
2.1.3. Cơ cấu tổ chức Bưu điện tình Hải Dương 33
2.1.3.1. Cơ cấu tổ chức 33
2.1.3.2. Chức năng nhiệm vụ các phòng ban và mối quan hệ giữa các phòng ban 34
2.1.4. Một số kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Bưu điện Hải Dương 37
2.2. Thực trạng quản lý và sử dụng lao động tại Bưu điện tỉnh Hải Dương 39
2.2.1. Lao động Bưu chính Viễn thông 39
2.2.2. Cơ cấu lao động tại Bưu điện tỉnh Hải Dương 40
2.2.3. Năng suất lao động của Bưu điện tỉnh Hải Dương 44
2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý và sử dụng lao động tại Bưu điện tỉnh Hải Dương 45
2.3.1. Đặc điểm sản xuất của ngành 45
2.3.1.1. Sản phẩm mang tính vô hình 45
2.3.1.2. Quá trình sản xuất gắn liền với quá trình tiêu thụ 45
2.3.1.3. Quá trình sản xuất mang tính dây chuyền 46
2.3.1.4. Tải trọng không đồng đều 46
2.3.2. Các nhân tố bên ngoài 47
2.3.2.1. Khung cảnh kinh tế 47
2.3.2.2. Nguồn tuyển dụng 47
2.3.2.3. Khách hàng 48
2.3.3.4. Đối thủ cạnh tranh 48
2.3.3. Nhân tố bên trong 48
2.3.3.1. Sứ mạng, mục tiêu của đơn vị 48
2.3.3.2. Về tổ chức sản xuất 48
2.3.3.3. Thực trạng tổ chức mạng lưới 49
2.3.3.4. Phân công lao động 50
2.3.3.5. Đánh giá, đãi ngộ lao động 50
2.3.3.6. Đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn 53
2.4. Một số nhận xét tổng quát về tình hình quản lý và sử dụng lao động tại Bưu điện tỉnh Hải Dương 54
2.4.1. Ưu điểm 54
2.4.2. Nhược điểm 56
Chương 3: Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng và quản lý lao động tại Bưu điện tỉnh Hải Dương 57
3.1. Quản tốt nhu cầu khách hàng 57
3.1.1. Quản lý công suất cung cấp dịch vụ 57
3.1.2. Quản lý nhu cầu khách hàng 58
3.2. Hoàn thiện công tác phân tích công việc 58
3.3. Hoàn thiện công tác định mức lao động 60
3.4. Hoạch định nguồn nhân lực 61
3.5. Tuyển chọn và đào tạo lao động 65
3.6. Tổ chức phân công và hiệp tác lao động 67
3.7. Tổ chức nơi làm việc và nâng cao chất lượng môi trường làm việc cho nhân viên 68
3.8. Hoàn thiện công tác đánh giá năng lực thực hiện công việc của
 nhân viên 69
3.9. Xây dựng và hoạn thiện cơ chế phân phối thu nhập cho người lao động, tạo động lực cho người lao động 71
3.10. Hoàn thiện, nâng cao công tác kỷ luật lao động 71
3.11. Một số đề xuất khác 72
Kết luận
Tài liệu tham khảo
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


h Viễn thông cơ bản trên đại bàn tỉnh Hải Dương.
- Chịu sự chỉ đạo và điều hành mạng thông tin Bưu chính Viễn thông thông nhất của Tổng công ty.
- Xây dựng quy hoạch phát triển đơn vị trên cơ sở chiến lược quy hoạch của Tổng công ty và phạm vi chức năng nhiệm vụ của đơn vị trên địa bàn và trong lĩnh vực Bưu chính viễn thông.
- Xây dựng kế hoạch ngắn hạn, dài hạn phù hợp với mục tiêu, hướng dẫn của kế hoạch phát triển toàn Tổng công ty.
- Chấp hành các quy định của Nhà nước và Tổng công ty về điều lệ, thể lệ, thủ tục nghiệp vụ, quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn kĩ thuật, giá, cước và chính sách giá.
- Đổi mới, hiện đại hoá thiết bị công nghệ và phương thức quản lý trong quá trình xây dựng và phát triển đơn vị trên cơ sở phương án đã được Tổng công ty phê duyệt.
- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ, quyền lợi đối với người lao động, đảm bảo cho người lao động tham gia quản lý đơn vị.
- Thực hiện nghĩa vụ theo quy định của Nhà nước về bảo vệ tài nguyên, môi trường, quốc phòng, an ninh quốc gia.
- Thực hiện chế độ báo cáo thống kê định kỳ, bất thường, chế độ kiểm toán theo quy định của Nhà nước và của Tổng công ty, chịu trách nhiệm về tính xác thực của báo cáo.
- Chịu sự quản lý, kiểm tra, kiểm soát của Tổng công ty, tuân thủ các quy định về thanh tra, kiểm tra của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và theo quy định của pháp luật
- Có nghĩa vụ nộp các khoản ngân sách Nhà nước theo quy định của pháp luật, các khoản phải nộp về Tổng công ty theo quy định trong quy chế tài chính của Tổng công ty.
2.1.3. Cơ cấu tổ chức Bưu điện tỉnh Hải Dương.
2.1.3.1. Cơ cấu tổ chức.
Thực hiện theo phương án đổi mới quản lý, khai thác kinh doanh dịch vụ Bưu chính Viễn thông trên địa bàn tỉnh theo quyết định số 226/QĐ-TCCB/HĐQT ngày 04/06/2002 của Hội đồng quản trị Tổng công ty. Bưu điện tỉnh đã tiến hành tổ chức và sắp xếp lại mô hình sản xuất của một số đơn vị như Công ty điện báo điện thoại, Bưu điện thành phố Hải Dương và các Bưu điện huyện, đài viễn thông. Và nó được thể hiện ở sơ đồ dưới đây:
sơ đồ cơ cấu tổ chức bưu điện tỉnh hải dương
Giám đốc
Phó Giám đốc
Phòng kế hoạch đầu tư
Bưu điện thành phố hải dương
Công ty điện báo điện thoại
Các bưu điện huyện
Phòng hành chính
phòng tổ chức
phòng tc-kt-tk
phòngbưu chính - phbc
tổ kiểm toán
phòng viễn thông tin học
phòng tổng hợp
Phó Giám đốc
Đây là có cấu được áp dụng phổ biến hiện nay tại các Bưu điện tỉnh, thành phố.
2.1.3.2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban và mối quan hệ giữa các phòng ban:
Tổ chức bộ máy của Bưu điện tỉnh gồm hai khối: Khối quản lý và khối sản xuất.
a) Khối quản lý
- Ban giám đốc: Gồm một giám đốc và hai phó giám đốc.
+ Giám đốc: Là người phụ trách chung, là người có quyền ra các quyết định về quản lý và điều hành trong đơn vị.
+ Hai phó giám đốc: Là người giúp giám đốc quản lý, điều hành các lĩnh vực hoạt động của đơn vị theo sự phân công của giám đốc. Trong đó có một phó giám đốc phụ trách lĩnh vực quản lý nghiệp vụ Bưu chính, một phó giám đốc phụ trách lĩnh vực Viễn thông, cùng chịu trách nhiệm trước giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ được phân công.
- Các đơn vị quản lý gồm:
+ Phòng tài chính kế toán thống kê: Giúp giám đốc thực hiện quản lý công tác tài chính kế toán thống của đơn vị Bưu điện tỉnh. Quản lý, bảo toàn và phát triển vốn, tiến hành hạch toán kế toán hoạt động sản xuất kinh doanh, hướng dẫn đôn đốc kiểm tra các đơn vị (bưu điện huyện, công ty) về việc thực hiện quy định về công tác kiểm toán thống kê, thực hiện công tác kế toán, báo cáo tổng hợp thu chi tài vụ hàng năm, lập báo cáo tài chính theo quy định của Bộ tài chính và của Tổng công ty.
+ Phòng kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản: Chức năng giúp giám đốc lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển mạng lưới thông tin Bưu chính Viễn thông ở địa phương, xây dựng kế hoạch hàng năm về sản lượng, chất lượng, chi phí đầu tư xây dựng cơ bản, sữa chữa lớn. Xây dựng kế hoạch thu chi, hướng dẫn các đơn vị lập dự án kế hoạch, tổng hợp phân tích báo cáo, sơ kết tổng kết tình hình thực hiện kế hoạch.
+ Phòng tổ chức cán bộ lao động: Có trách nhiệm giúp giám đốc nghiên cứu tổ chức thực hiện các công tác về tổ chức cán bộ, các chế độ chính sách về công tác nhân sự, về đào tạo giáo dục, về tổ chức lao động, định mức năng suất lao động, các chế độ tiền lương, tiền thưởng, bảo hộ an toàn lao động, chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động.
+ Phòng nghiệp vụ Bưu chính và phát hành báo chí: Có chức năng giúp giám đốc nghiên cứu tổ chức thực hiện và quản lý các mặt nghiệp vụ khai thác và thông tin Bưu chính phát hành báo chí, quản lý chất lượng, hướng dẫn kiểm tra việc thực hiện chế độ thể lệ, thủ tục, quy trình quy phạm khai thác, xây dựng các chỉ tiêu chất lượng.
+ Phòng viễn thông tin học: Có trách nhiệm giúp giám đốc nghiên cứu tổ chức hướng dẫn, quản lý mạng Viễn thông, mạng máy tính của Bưu điện tỉnh, của khách hàng, Bưu điện và mọi mặt hoạt động về khoa học kỹ thuật. Quản lý tần số và máy phát vô tuyến điện được Tổng cục Bưu điện giao theo điều lệ Bưu chính viễn thông
+ Phòng hành chính quản trị: Chức năng giúp giám đốc hướng dẫn và kiểm tra các đơn vị thực hiện công tác hành chính trong đơn vị Bưu điện tỉnh, chăm lo xây dựng quản lý cơ sở vật chất, điều kiện làm việc của cán bộ công nhân viên, bảo vệ an ninh trật tự.
+ Phòng tổng hợp: Bao gồm chức năng thanh tra, thi đua, tuyên truyền...
+ Tổ kiểm toán: Có chức năng kiểm tra và đánh giá tính hiệu lực và tính
hiệu quả của hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ cũng như chất lượng thực thi trong những trách nhiệm được giao. Từ đó tham mưu, tư vấn cho Giám đốc Bưu điện tỉnh, các công ty và các Bưu điện huyện về những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của hệ thống quản lý kinh tế, tài chính, kỹ thuật và hệ thống kiểm toán nội bộ, khắc phục những tồn tại, yếu kém, ngăn ngừa những sai phạm, lệch lạc trong quản lý.
b) Khối sản xuất.
- Công ty điện bao điện thoại: Chủ quản kinh doanh các dịch vụ viễn thông, đảm bảo chất lượng các dịch vụ viễn thông của công ty đến khách hàng trong phạm vi toàn tỉnh. Tổ chức các hoạt động về xây dựng quản lý, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa, khai thác mạng viễn thông, đề xuất các phương án hoàn thiện và phát triển mạng viễn thông trên phạm vi toàn tỉnh. Kinh doanh vật tư, thiết bị viễn thông liên quan đến dịch vụ do công ty cung cấp, các trách nhiệm chăm sóc khách hàng và chủ động phối hợp với các Bưu điện huyện, Thị xã, Thành phố trong việc giải quyết khiếu tố, khiếu nại của khách hàng về lượng dịch vụ viễn thông được cung cấp trên địa bàn tỉnh.
- Bưu điện thành phố Hải Dương: Có nhiệm vụ chuyển phát bưu phẩm, bưu kiện, chuyển tiền nhanh, tiết kiệm bưu điện... trong thành phố Hải Dương và làm nhiệm vụ trung gian chuyển tiếp cho các huyện thị trong tỉnh đến Trung ương.
- 11 Bưu điện huyện gồm (Kim môn, Kim thành, Chí linh, Nam sách, Thanh hà, Cẩm giàng, Bình giang, Thanh miện, Ninh giang, Gia lộc, Tứ kỳ), tổ chức quản lý, khai thác, lắp đặt, bảo dưỡng các thiết bị phơng tiện Bưu chính, đề xuất phương án hoàn thiện, phát triển mạng lưới Bưu chính và Phát hành báo chí trên địa bàn huyện, thị xã phù hợp với quy hoạch phát triển mạng lưới Bưu chính của tỉnh, quốc gia.
c) Mối quan hệ giữa các phòng ban.
Các phòng đều có chức năng giúp việc cho Giám đốc Bưu điện tỉnh trong việc quản lý và điều hành công việc chuyên môn, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về công việc và nhiệm vụ được giao, cùng nhau phối hợp thực hiện tốt nhiệm vụ đảm bảo thông tin Bưu chính viễn thông. Nâng cao chất lượng thông tin trên địa bàn Bưu điện tỉnh Hải Dương cũng như trên toàn mạng lưới.
2.1.4. Một số kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Bưu điện Hải Dương.
Bưu điện tỉnh Hải Dương là một trong những đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc của Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam, có nhiệm vụ thực hiện kế hoạch của Tổng Công ty giao. Hàng năm với sự nỗ lực của ban Giám đốc cùng toàn thể cán bộ công nhân viên trong toàn Bưu điện tỉnh, đơn vị luôn hoàn thành vượt mức kế hoạch được giao, hoàn thành nhiệm vụ đảm bảo thông tin liên lạc trong toàn tỉnh cho các cơ quan lãnh đạo Đảng, chính quyền cũng như nhu cầu thông tin liên lạc của nhân dân trong tỉnh. Tình hình thực hiện kế hoạch Doanh thu trong một vài năm qua được thể hiện trên bảng sau:
Số TT
Chỉ tiêu
Thực hiện năm 2001
Kế hoạch năm 2002
Thực hiện năm 2002
So sánh (%)
TH 2002/ KH 2002
TH 2002/ TH 2001
1
Doanh thu phát sinh tại đơn vị (Triệu)
96 321
116 000
118 600
102,24
123,13
1.1
Doanh thu kinh doanh BCVT (Triệu)
95 882
115 850
118 434
102,23
123,52
1.2
Doanh thu hoạt động khác (Triệu)
438
150
166
110,66
37,89
2
Doanh thu kinh doanh dịch vụ BCVT phân chia (Triệu)
24 978
30 337
25 343
83,53
101,46
3
Doanh thu thuần
Trong đó: Doanh thu kinh doanh dịch vụ BCVT thuần (Triệu)
71 346
71 031
85 663
85 513
93 257
93 257
108,86
108,86
130,71
131,29
4
Doanh thu riêng
Trong đó: Doanh thu cước dịch vụ BC...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status