Khả năng sản xuất và xuất khẩu gạo của Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ 21 - pdf 28

Download miễn phí Khóa luận Khả năng sản xuất và xuất khẩu gạo của Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ 21



MỤC LỤC
 
LỜI NÓI ĐẦU 4
CHƯƠNG 1:
TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM NHỮNG NĂM CUỐI THẾ KỶ 20 6
1. Tình hình sản xuất và xuất khẩu gạo thời kỳ từ 1975 đến 1988 6
1.1. Việt Nam, một quốc gia với nền nông nghiệp lạc hậu 6
1.2. Những sự thay đổi mang tính quyết định về đường lối sản xuất nông nghiệp của Đảng và Nhà nước 8
2.Tình hình sản xuất và xuất khẩu gạo thời kỳ từ 1989 đến 2000 11
2.1. Tình hình sản xuất gạo của Việt Nam 11
2.2. Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam 22
CHƯƠNG 2:
KHẢ NĂNG SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ 21. 33
1. Khả năng sản xuất gạo của Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ 21 33
1.1. Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động sản xuất gạo của Việt Nam 33
1.2. Định hướng của nhà nước đối với hoạt động sản xuất lúa gạo 41
1.3. Khả năng, mục tiêu sản xuất lúa gạo của Việt Nam 43
2. Khả năng xuất khẩu gạo của Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ 21 45
2.1. Nhu cầu của thị trường gạo thế giới trong thiên niên kỷ mới 45
2.2. Khả năng xuất khẩu gạo của Việt Nam 51
 
CHƯƠNG 3:
NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ 21. 55
1. Kinh nghiệm sản xuất và xuất khẩu gạo của một số quốc gia trên thế giới 55
1.1. Kinh nghiệm trong sản xuất và xuất khẩu gạo của Thái Lan 56
1.2. Kinh nghiệm trong sản xuất và xuất khẩu gạo của Mỹ 59
1.3. Kinh nghiệm trong sản xuất và xuất khẩu gạo của Ấn Độ 61
1.4. Kinh nghiệm trong sản xuất và xuất khẩu gạo của Trung Quốc 62
1.5. Kinh nghiệm trong sản xuất và xuất khẩu gạo của Pakistan 62
2. Định hướng phát triển hoạt động sản xuất và xuất khẩu lúa gạo của Đảng và Nhà nước 65
3. Giải pháp nhằm thực hiện chiến lược sản xuất và xuất khẩu gạo của Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ 21 68
3.1. Đối với Nhà nước 68
(Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách)
3.2. Đối với ngành Nông nghiệp 74
(Nhóm giải pháp mang tính kỹ thuật)
3.3. Đối với các Doanh nghiệp kinh doanh lúa gạo 80
(Các giải pháp về nghiên cứu thị trường và Marketing)
KẾT LUẬN 82
CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 84
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


chế biến liên tục thì sản lượng lúa của tỉnh chỉ chế biến trong vòng 100 ngày, còn lại các nhà máy "nghỉ ngơi".
Tại thành phố Hồ Chí Minh, các nhà máy chế biến lúa gạo cũng "liên tục phát triển". Ngoài những nhà máy của Tổng công ty lương thực miền Nam, công ty lương thực thành phố Hồ Chí Minh, còn có hàng trăm cơ sở chế biến của tư nhân. Nhiều nhà máy xay xát chạy cầm chừng. Nhà máy Sài Gòn Satake chuyên chế biến gạo xuất khẩu, có khả năng chế biến 150.000 tấn gạo/năm. Vì thiếu nguyên liệu, năm 1998 chỉ chế biến 45.000 tấn bằng 30% công suất thiết kế. Năm 1999 có tăng lên 55.000 tấn, bằng 37% năng lực thiết kế. Nhà máy có thiết bị của Nhật Bản, giá đầu tư cao, sử dụng công suất sản xuất thấp làm cho giá thành gạo tăng cao, khó cạnh tranh trên thị trường.
Như vậy, cùng với mức tổn thất lớn trong khâu chế biến sau thu hoạch, việc phân bổ bất hợp lý các hệ thống xay xát với kèm theo đó là khả năng chế biến, bảo quản yếu kém, bất cập đã làm giảm chất lượng và hiệu quả sản xuất lúa, gạo và làm hạn chế sức cạnh tranh của Việt nam trên thị trường gạo xuất khẩu thế giới.
1.1.2.2. Khó khăn về thị trường:
Thị trường lúa gạo nội địa:
Có một thực trạng đáng buồn là các doanh nghiệp kinh doanh lương thực và hàng hóa (ở đây là lúa gạo) thực chất còn tách rời nhau. Theo nghiên cứu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong hệ thống kinh doanh lương thực hiện nay, các Doanh nghiệp quốc doanh chỉ thu mua trực tiếp khoảng 5% lượng thóc hàng hóa của nông dân, còn chủ yếu mua qua nhiều tầng lớp tư thương.
Trong thực tế, tư thương thu mua và phân phối đến 95% lượng lúa hàng hóa của nông dân. Hệ thống thu mua này đã có từ giữa những năm 80, khi nhà nước xóa bỏ độc quyền về phân phối lương thực. Có thể coi đây là một sự phân công tự nhiên, hợp lý, tạo nên một thị trường chế biến, kinh doanh lương thực có tính cạnh tranh cao, đẩy mạnh lưu thông Từ đó cũng tạo ra công ăn việc làm cho một lực lượng lao động ở nông thôn và các thị trấn thị tứ, huy động vốn của nhiều nguồn đa dạng. Nhưng hoạt động trên cũng đồng thời cũng có những bất cập lớn, tạo ra nhiều khó khăn cho hoạt động sản xuất nông nghiệp của Việt Nam, các khó khăn có thể nêu lên ở đay như:
Nhiều khả năng gây ra rủi ro mà người chịu thiệt thòi nhất lại là người nông dân vì giữa tiểu thương và nông dân, tư thương và Doanh nghiệp nhà nước phần lớn dựa trên "tín chấp".
Giá thành gạo xuất khẩu bị đẩy lên cao do qua nhiều khâu trung gian cũng như tăng tỷ lệ hao hụt trong khi trung chuyển.
Người nông dân trực tiếp sản xuất, vô cùng vất vả nhưng thường bị tư thương ép giá, đặc biệt khi được mùa.
Chất lượng gạo xuất khẩu không đồng nhất vì việc xay xát, chế biến chủ yếu do hàng xáo tư thương đảm nhiệm, không theo một tiêu chuẩn đồng bộ, thống nhất nào.
Các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu chưa thiết lập mối liên hệ trực tiếp với nông dân để tạo vùng sản xuất nguyên liệu lúa chuyên canh tập trung, tận dụng tối đa ưu thế tự nhiên của các vùng sinh thái để bảo đảm số lượng, chất lượng, ổn định cho gạo xuất khẩu.
Thị trường lúa gạo xuất khẩu:
Thị phần gạo xuất khẩu của Việt nam đã có mức tăng đáng kể. Năm 1989, thị phần gạo xuất khẩu của Việt nam trên thế giới chỉ đạt 10,2%, thì năm 1999 đạt 17,2%, mức tăng là + 168,6%. Gạo xuất khẩu của Việt nam đã có mặt tại 80 nước trên thế giới, trong đó Châu á, châu Phi chiếm khoảng 70 - 85% số lượng xuất khẩu hàng năm của Việt nam. Tuy nhiên, Việt nam vẫn chưa có các bạn hàng ổn định, lâu dài và truyền thống. Châu Phi là thị trường tiềm năng của Việt Nam, nhưng việc xuất khẩu gạo tới khu vực này chủ yếu là qua trung gian. Nguyên nhân chủ yếu là do các doanh nghiệp của Việt nam tham gia vào hoạt động kinh doanh trên thương trường quốc tế trong bối cảnh thị trường quốc tế đã được phân chia và sự phân công lao động quốc tế đã được xác lập tương đối ổn định. Do đó chúng ta phải chấp nhận cạnh tranh với với các tập đoàn đa quốc gia hay các công ty, doanh nghiệp lớn nhiều kinh nghiệm trên thương trường.
Thêm vào đó, chúng ta thiếu một hệ thống thông tin đầy đủ, cập nhật về thị trường gạo thế giới cũng như trình độ tổ chức, quản lý điều hành hoạt động xuất nhập khẩu còn yếu. Khả năng tiếp thị, quảng cáo sản phẩm của các doanh nghiệp Việt nam chưa cao, hay gần như chưa có . Những điều này đã làm cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam mất đi nhiều cơ hội quý giá.
1.2. Định hướng của nhà nước đối với hoạt động sản xuất lúa gạo:
Tổng hợp những phân tích ở các phần trên về thế mạnh cũng như điểm yếu của hoạt động sản xuất lúa gạo tại Việt Nam, ta thấy hoạt động sản xuất và xuất khẩu gạo có liên quan chặt chẽ với nhau theo một quan hệ biện chứng, khâu sản xuất có hiệu quả thì mới có thể tăng cường khả năng xuất khẩu ngược lai xuất khẩu tăng sẽ tác động tích cực nâng cao năng lực sản xuất trong nước. Dưới đây là một số định hướng lớn cho hoạt động sản xuất và xuất khẩu gạo Việt nam trong thời gian tới:
Định hướng chiến lược dài hạn: “Xuất khẩu gạo ổn định trong những năm tới trên cơ sở tăng sản xuất trong nước dựa vào việc áp dụng các chính sách hợp lý, đồng bộ theo hướng nâng cao chất lượng và năng lực cạnh tranh của gạo Việt nam trên thế giới”
1.2.1. Tăng cường thâm canh tăng năng suất lúa gạo, kết hợp với khai hoang, tăng vụ ở những nơi có điều kiện:
Trong đó thâm canh tăng năng suất là hướng chủ yếu, lâu dài, khai hoang và tăng vụ là hướng không nên bỏ qua trong vòng 5-10 năm tới. Định hướng này xuyên suốt trong phát triển sản xuất lúa gạo của nước ta, không chỉ thời gian trước mắt, mà còn rất lâu dài cho mai sau. Định hướng này cho phép chúng ta đảm bảo bền vững an ninh lương thực quốc gia trong bối cảnh bùng nổ dân số, diện tích dần tới giới hạn tối đa.
1.2.2.Đa dạng hoá trong sản xuất lúa gạo:
Định hướng này được hiểu là: đa dạng hoá chủng loại gạo (các loại gạo thông thường, các loại gạo đặc sản cao cấp). Đa dạng hoá phẩm cấp các giống lúa gạo (cùng một loại lúa gạo những có thể có giống siêu thuần chủng, thuần chủng, cấp I, cấp II). Đa dạng hoá nguồn sản xuất lúa gạo cho xuất khẩu: với các loại lúa gạo thông thường có thể quy vùng sản xuất tương đối lớn, nhưng với các loại lúa gạo đặc sản có thể vùng sản xuất tương đối nhỏ.
Điểm cần chú ý trong định hướng này là đa dạng hoá phải căn cứ vào nhu cầu của thị trường, trên cơ sở nhu cầu của thị trường quốc tế để bố trí sản xuất lúa gạo đa dạng. Các cơ quan chức năng của Nhà nước cần giúp nông dân bố trí sản xuất phù hợp với khả năng của họ và nhu cầu của thị trường.
1.2.3. Tích cực ứng dụng các thành tựu mơí của khoa học - kỹ thuật vào sản xuất:
Định hướng này giúp chúng ta có thể vừa tăng năng suất và sản lượng lúa gạo cho tiêu dùng và cho xuất khẩu, vừa không ngừng nâng cao chất lượng gạo xuất khẩu, vừa bảo vệ được môi trường sinh thái. Trong định hướng này cần lưu ý mục đích ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để nâng cao chất lượng gạo và bảo vệ môi trường. Định hướng này yêu cầu sử dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác lúa. Ngoài việc nhằm tăng năng suất lúa còn phải nâng cao được chất lượng gạo và bảo vệ môi trường. Cần có những giải pháp truyền thống để hàng triệu nông dân thấu hiểu mối liên quan giữa quá trình hoá sản xuất nông nghiệp với chất lượng nông sản và môi trường. Cần làm cho họ hiểu rằng đó là quyền lợi của họ, là giải pháp để mở rộng thị trường tiêu thụ, nâng cao gía bán nông sản nói chung và gạo nói riêng.
1.3. Khả năng, mục tiêu sản xuất lúa gạo của Việt Nam:
Căn cứ vào chiến lược phát triển kinh tế của nước ta nói chung và nông nghiệp nói riêng từ Đại hôị VI đến Đại hội IX của Đảng, đồng thời căn cứ vào đoán thị trường gạo thế giới, có thể hoạch định mục tiêu sản xuất và xuất khẩu gạo trong tương lai như sau:
Bảng 11 : Dự kiến sản xuất gạo trong tương lai (Đơn vị: Triệu tấn, (*) Ước thực hiện)
Hạng mục
2000
2005(*)
2010(*)
Sản lượng lương thực
32,5
37,5
42,0
Sản lượng thóc
29,5
34,0
38,5
Nguồn: Trung tâm thông tin Bộ Nông nghiệp và USDA- Rice Outlook
Cần nhấn mạnh ở đây 2 điểm nổi bật:
Một là, về mục tiêu sản lượng năm 2010, tiềm năng của Việt Nam trong việc tăng năng suất đang còn nhiều. Có nhiều yếu tố khả quan, trước hết là cách mạng sinh học đảm bảo cho năng suất lúa tới năm 2010 sẽ đạt 50-51 tạ/ha hay hơn nữa (như vậy về năng suất, Việt nam đã đi sau Trung Quốc khoảng 20 năm). Chúng ta lại giả định diện tích lúa từ năm 1997 đến 2010 không tăng vì đất công nghiệp và đất ở mới tăng do xu hướng công nghiệp hoá và tăng trưởng dân số. Ngay trong điều kiện đó, mục tiêu sản lượng 42,5 triệu tấn lượng thực và 38,5 triệu tấn thóc vẫn đảm bảo tính khả thi cao.
Hai là, mục tiêu xuất khẩu gạo trong tương lai không chỉ quan tâm về số lượng, mà điều đáng chú trọng hơn là chất lượng. Trong việc phấn đấu chất lượng, cần tăng tỉ trọng gạo đặc sản năm 2010 lên khoảng 10% trong tổng lượng xuất khẩu của cả nước, đồng thời tăng tỷ trọng loại gạo chất lượng tốt 5-10% tấm. Mục tiêu chất lượng sẽ đảm bảo tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu gạo và nâng cao hơn nữa địa vị của Việt Nam trên thị trường gạo thế giới.
Trong thời gian tới, dựa vào những nội dung phân t...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status