Mức sinh và các yếu tố ảnh hưởng đến mức sinh ở Thanh Hoá - pdf 28

Download miễn phí Chuyên đề Mức sinh và các yếu tố ảnh hưởng đến mức sinh ở Thanh Hoá



MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU 1
 
PHẦN MỘT. CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU MỨC SINH VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG 3
1. Các khái niệm và một số phạm trù liên quan đến mức sinh. 3
1.1. Dân số: 3
1.2. Mức sinh: 3
1.2.1. Mức sinh lý tưởng: 3
1.2.2. Số con mong muốn: 4
1.2.3. Mức sinh thực tế: 4
1.2.4. Khả năng sinh sản. 4
2. Các chỉ tiêu đo lường, đánh giá mức sinh. 5
2.1. Tỷ suất sinh thô (CBR): 5
2.2. Tỷ xuất sinh chung (GFR): 5
2.3. Tỷ suất sinh đặc trưng theo tuổi (ASFR): 6
2.4. Tổng tỷ suất sinh (TFR): 7
2.5 Tỷ xuất tái sinh thô (GRR): 8
2.6. Tỷ xuất tái sinh sản tính dân số nữ (NRR): 8
2.7. Thời điểm sinh: 8
2.8. Độ dài trung bình của một thế hệ: 9
3. Các yếu tố ảnh hưởng đến mức sinh. 10
3.1 Các học thuyết về mức sinh và quản lý mức sinh. 10
3.1.1 Mô hình tham biến trung gian: 10
3.1.2. Lược đồ các nhân tố ảnh hưởng đến mức sinh: 11
3.1.3. Mô hình của Roald Freeman: 12
3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến mức sinh: 13
3.2.1. Các yếu tố nhân khẩu học: 13
3.2.2. Các yêu tố sinh học: 15
3.2.3. Các yếu tố kinh tế xã hội: 15
3.2.4 Các yếu tố phong tục tập quán tâm lý, xã hội: 16
4. Sự cần thiết phải nghiên cứu, điều chỉnh mức sinh: 17
4.1. Mức sinh và dân số : 17
4.2 Mức sinh và phát triển kinh tế xã hội: 18
4.3. Mức sinh và nguồn lao động: 19
4.4. Mức sinh với vấn đề gia đình, môi trường và ổn định: 20
 
PHẦN HAI. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG DÂN SỐ VÀ BIẾN ĐỘNG MỨC SINH CỦA THANH HOÁ TRONG NHỮNG NĂM QUA 22
1. Đặc điển chủ yếu của Thanh Hoá ảnh hưởng Đên mức sinh và dân số: 22
1.1. Đặc điểm tự nhiên: 22
1.2. Đặc điểm kinh tế : 23
1.3. Đặc điểm về văn hoá, xã hội, phong tục tập quán , dân tộc, tôn giáo : 26
2. Thực trạng dân số và biến động mức sinh của Thanh Hoá trong những năm qua (1995 – 1999). 28
2.1. Biến động dân số : 28
2.1.1. Quy mô, tốc độ tăng dân số qua các năm : 28
2.1.2 Cơ cấu dân số theo tuổi và giới tính : 31
2.1.3. Sự phân bố dân số trên địa bàn : 33
2.1.4. Sự phân bố dân số giữa các dân tộc : 35
2.2. Biến động mức sinh : 36
2.2.1. Biến động tỷ suất sinh thô (CBR) qua các năm : 37
2.2.2. Biến động tỷ suất sinh chung (GFR) qua các năm : 38
2.2.3. Biến động tỷ suất sinh đặc trưng theo độ tuổi (ASFR) qua các năm: 38
2.2.4. Biến động tổng tỷ suất sinh (TFR) qua các năm: 40
2.2.5. Biến động tỷ lệ phụ nữ sinh con thứ 3 trở lên : 41
2.2.6. Mức sinh giữa các dân tộc: 43
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến mức sinh : 44
2.3.1. Hôn nhân ảnh hưởng đến mức sinh: 45
2.3.2. Ảnh hưởng của trình độ học vấn tới mức sinh: 47
2.3.3. Áp dụng các biện pháp tránh thai và mức sinh: 51
2.3.4. Vai trò, địa vị của phụ nữ ảnh hưởng đến mức sinh: 54
2.3.5. Chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em và tỷ suất chết trẻ em (IMR) ảnh hưởng đến mức sinh: 57
2.3.6. Ảnh hưởng của tâm lý xã hội và phong tục tập quán tới mức sinh: 61
2.3.7. Ảnh hưởng của chính sách dân số kế hoạch hoá gia đình đến mức sinh: 63
 
PHẦN BA. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐIỀU CHỈNH VÀ QUẢN LÝ MỨC SINH Ở THANH HOÁ TRONG THỜI GIAN TỚI. 66
1- Dự báo dân số và mức sinh trong 10 năm tới. 66
1.1. Cơ sở dự báo: 66
1.2. Dự báo dân số và mức sinh của tỉnh trong vòng 10 năm tới: 66
2. Một số giải pháp kiến nghị: 67
2.1. Các giải pháp giảm mức sinh: 67
2.1.1. Phát triển kinh tế xã hội: 67
2.1.2. Nâng cao năng lực quản lý cho đội ngũ cán bộ làm công tác dân số kế hoạch hoá gia đình. 70
2.1.3. Mở rộng công tác thông tin, giáo dục, truyền thông dân số làm thay đổi hành vi sinh đẻ. 72
2.1.4. Nâng cao trình độ dân trí, tăng cường vai trò của gia đình và bình đẳng giới: 74
2.1.5. Phát triển mạng lưới y tế, tăng cường dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình tập trung ở những vùng nghèo, vùng sâu của tỉnh. 76
2.3.6. Làm thay đổi tâm lý xã hội, phong tục tập quán đối với hôn nhân và sinh đẻ. 77
2.3.7. Bổ sung, hoàn thiện các chế độ chính sách; 79
2.2. Kiến nghị: 80
 
KẾT LUẬN. 82
 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 83
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ánh thực tế khả năng sinh sản trung bình của phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Tỷ lệ phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ trên tổng phụ nữ ở Thanh Hoá là 48,97% năm 1989 tăng lên 49,9% năm 1999 do vậy khả năng sinh đẻ tương đối của dân số tăng. GFR phản ánh gần hơn khả năng sinh sản nên phản ánh được xu hướng này. GFR sẽ loại trừ tác động nhóm dân số nam và nữ trên 60, dưới 15 tuổi mà gia tăng tự nhiên dân số giảm sẽ làm giảm nhóm này (do giảm nhóm dân số dưới 14 tuổi ) hay nói khác đi mẫu số của CBR được phản ánh bởi gia tănh dân số, còn mẫu số GFR phản ánh gia tăng phụ nữ 15 – 49 tuổi. Để chứng minh điều này thực tế tốc độ tăng dân số từ 1995 – 1999 bình quân là 1,3% còn phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ tăng bình quân 1,65% (số liệu từ UBDS). Mẫu số của GFR tăng nhanh hơn do đó GFR giảm mạnh hơn CBR. Điều này cho thấy rõ hơn hiệu quả của chương trình DSKHHGĐ trong thời gian qua. Mặc dù vậy qua số liệu bảng trên ta thấy GFR giảm rât nhanh chứng tỏ số sinh hàng năm đã giảm rất nhiều. Bình quân mỗi năm giảm được 5,78%o. Giảm phát triển nhất là năm 1998 – giảm 8,92%o so với 1997. Sau đó giảm chậm hơn – 1999 giảm 5,9%o. GFR trung bình mỗi năm giảm được 5,78%o, có nghĩa là trên 1000 phụ nữ ở tuổi sinh đẻ bình quân giảm được gần 6 trẻ em sinh ra . Năm 1999, GFR đạt 81 trẻ em sinh ra trên 1000 phụ nữ tuổi 15 – 49.
Cũng như chỉ tiêu CBR, GFR dự báo sẽ ổn định và tiến đến dừng lại khi TFR đạt số con thay thế.
2.2.3. Biến động tỷ suất sinh đặc trưng theo độ tuổi (ASFR) qua các năm:
Để thấy rõ hơn tình hình biến động mức sinh của tỉnh, ta đi sâu vào xem xét tỷ suất sinh đặc trưng theo độ tuổi. Nghiên cứu chỉ tiêu này cho chúng ta biết rõ phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ được chia theo các nhóm khác nhau thì nhóm nào có tỷ suất sinh cao, ở độ tuổi nào số trẻ em sinh ra nhiều nhất. Có như vậy mới xác định được chính xác đối tượng cần tập trung chú ý nhất trong công tác vận động sinh đẻ có kế hoạch.
Bảng 7: Biến động tỷ suất sinh đặc trưng theo tuổi.
Nhóm tuổi (x)
ASFRx
1991
1995
1999
15 – 19
0,028
0,0340
0,0301
20 - 24
0,220
0,1785
0,2032
25 - 29
0,230
0,2120
0,1571
30 – 34
0,146
0,1110
0,0728
34 - 39
0,095
0,0528
0,0337
40 - 44
0,096
0,0226
0,143
45 - 49
0,026
0,0091
0,0099
TFR
3,955
3,1
6,61
Nguồn: UBDS - KHHGGĐ tỉnh Thanh Hoá.
Số liệu cho thấy khá rõ ràng xu hướng thay đổi về mức độ sinh của dân số, mức sinh giảm dần theo cả số lượng và quy mô dân số.
Nếu biểu diển trên đồ thị, ta sẽ thấy đường ASFR năm 1999 nằm dưới đường ASFR năm 1995 và đường này lại nằm dưới đường ASFR năm 1991. Điều này có nghĩa tổng tỷ suất sinh đã giảm đi và ở từng độ tuổi, người phụ nữ hiện nay đều sinh ít hơn so với thời gian trước.
Ngoài ra mức độ tập trung của ASFR cũng thay đổi rất nhiều. Nếu như năm 1991 phụ nữ sinh nhiều con nhất ở độ tuổi 25 – 29 và cũng rất cao ở nhóm tuổi 20 –24, giảm dần từ độ tuổi 35 trở đi. Đến năm 1995, phụ nữ sinh con nhiều nhất vẩn năm ở độ tuổi 25 – 29 nhưng đã giảm đi và các nhóm tuổi khác đều thấp hơn thì đến năm 1999, phụ nữ sinh nhiều nhất lại tập trung ở nhóm tuổi 20 - 24, nhưng thấp hơn so với năm 1995. ở nhóm 25 – 29 lại rất thấp và các nhóm tuổi sau đó giảm dần và đều thấp hơn so với năm 1995. Tóm lại mức độ sinh con đã chuyển dịch từ nhóm tuổi 25 – 29 sang nhóm tuổi trẻ hơn . Xu hướng này sẻ làm cho tuổi sinh con đầu lòng của các bà mẹ sớm hơn, tăng độ dài thời kỳ sinh đẻ. Vì vậy khả năng mức sinh cao vẩn có thể xảy ra ở Thanh Hoá.
Khi so sánh tỷ suất sinh đặc trưng theo độ tuổi năm 1999 với các tỷ suất đặc trưng theo tuổi tương ứng của các năm trước sẽ thấy mức sinh của phụ nữ từ 25 tuổi trở lên giảm nhiều hơn so với phụ nữ trẻ. Mô hình này phổ biiến và phù hợp với dân số có mức sinh giảm (khi tuổi kết hôn không tăng nhiều). Điều này xuất hiện trong quá độ giảm mức sinh, khi phụ nữ lớn tuổi - đã đạt quy mô gia đình mong muốn - có nhiều nỗ lực để hạn chế số sinh của mình nhiều hơn so với phụ nữ trẻ – những người còn đang trong quá trình hoàn thành số con mong muốn của mình. Nhìn chung phụ nữ 15 – 19 tuổi có mức sinh rất thấp. Năm 1991 là 28%o, đến năm 1995 tăng lên 34%o. Đây là do ảnh hưởng của nạn tảo hôn thời kì này, kinh tế có cải thiện hơn, phụ nữ có xu hướng lấy chồng sớm và sinh con ngay sau khi cưới. Đến năm 1999 nức sinh của nhóm tuổi này giảm còn 30,1%o . Xu hướng này sẽ tiếp tục giảm do phụ nữ ngày càng kết hôn muộn hơn: Luật hôn nhân và gia đình quy định phụ nữ đủ 18 tuổi mới được kết hôn nên phụ nữ sinh con ở nhóm tuổi này rất ít do chưa đủ tuổi kêt hôn. Thêm vào đó, ngày nay khi nền kinh tế tri thức phát triển, người phụ nữ cần có một trình độ nhất định đẻ tham gia vào các hoạt động khác do vậy phải dành thời giam cho học tập trước khi kết hôn. Chính vì vậy hiện nay Nhà nước đang khuyến khích phụ nữ kết hôn sau tuổi 22. Cũng có thể giải thích ngược lại cho phụ nữ 20–24. ở độ tuổi này phụ nữ sinh con gần như nhiều nhất ở các năm, bởi lẽ ở độ tuổi này người phụ nữ kết hôn nhiều nhất và hầu hết sau khi kết hôn họ đều có con ngay. Về mặt sinh lý thì đây cũng là thời kì người phụ nữ có khả năng sinh đẻ cao nhất.
2.2.4. Biến động tổng tỷ suất sinh (TFR) qua các năm:
Tổng tỷ suất sinh (tỷ suất sinh tổng cộng) phản ánh một cách khái quát và dễ hiểu nhất về tình hình mức sinh của tỉnh . TFR cho biết thực tế trung bình người phụ nữ có bao nhiêu con trong quảng đời sinh đẻ của mình. Hay nói khác đi TFR có khả năng dự báo một cách tốt nhất người phụ nữ có bao nhiêu con nếu họ tuân thủ các tỷ số sinh đặc trưng theo độ tuổi tại thời điểm tiến hành ước lượng TFR. Số liệu dòng 4 bảng 6 cho thấy TFR của Thanh Hoá giảm tương đối đều qua các năm.
Năm 1989, TFR bằng 4,58 con – cao hơn mức trung bình cả nước (3,8 con năm 1988 ) đến năm 1999 TFR giảm xuống còn 2,61 con. Điều này có nghĩa là khi kết thúc tuổi sinh đẻ, hoàn thành nhiệm vụ sinh đẻ, trung bình một người phụ nữ sẽ sinh trên dưới 2,61 con. So sánh số liệu này với số liệu điều tra VN–DHS 96– 97 là 2,33 con cho thấy mức độ thực hiện kế hoạch hoá gia đình ở Thanh Hoá còn chậm so với cả nước. Tính bình quân ở Thanh Hoá TFR giảm được mỗi năm 0,197 con, còn trung bình cả nước mỗi năm giảm được 0,136 con. Như vậy mặc dù TFR của Thanh Hoá cao hơn cả nước song tốc giảm lại nhanh hơn. Điều này là đáng khích lệ trong công tác vận động giảm sinh, song do mức sinh ở Thanh Hoá còn cao và đây mới chỉ là thời kỳ đầu của giảm sinh. Lấy số liệu năm 1989 và 1999 thì TFR trung bình cả thời kỳ là 3,59 con, cao hơn TFR năm 1994 (3,3 con ). Điều mày chứng tỏ mức sinh ở Thanh Hoá vẫn đang tiếp tục giảm qua các năm. Mặt khác tốc độ giảm qua các năm là chậm dần . Năm 1996 giảm được 0,16 con so với 1995 , đến năm 1999 chỉ giảm 0,1 con so với 1998. Dự báo trong những năm tới TFR vẫn tiếp tục giảm nhưng với mức độ bão hoà tiến đến tỷ lệ sinh thay thế.
Mức sinh phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Nhưng rõ ràng rất khác nhau giữa các vùng. Năm 1994 theo số liệu thống kê của UBDS – KHHGĐ, TFR của khu vực miền núi là 3,61 – cao nhất; sau đó đến các huyện đồng bằng ven biển là 3,54; các huyện đồng bằng không ven biển là 3,17 và các thành phố thi xã là 2,47. Ngoài ra những vùng nào có điều kiện kinh tế xã hội tốt hơn thì mức sinh của vùng đó cũng thấp hơn: năm 1999 TFR của nông thôn là 3,01 con, thành thị là 1,69 con. Biểu hiện này cũng được lập lại tương tự khi đánh giá mức sinh của các đối tượng sống ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người và vùng phát triển.
2.2.5. Biến động tỷ lệ phụ nữ sinh con thứ 3 trở lên :
Mục tiêu cơ bản của chương trình DS – KHHGĐ ở VN hiện nay thể hiện rõ thông qua câu khẩu hiệu : “dừng lại ở 2 con để nuôi dạy cho tốt “. Như vậy mục tiêu quy mô gia đình ít hơn 2 con, nâng cao chất lượng chăm sóc và đảm bảo cuộc sống cho thế hệ sau là phương châm hành động của chương trình dân số hiện nay. Nhưng trong công tác quản lý dân số Nhà nước chưa ban hành một văn bản pháp quy nào buộc mọi người phải tuân thủ. Chương trình dân số VN dựa trên nguyên tắc tự nguyện, lấy giáo dục, tuyên truyền làm biện pháp chính. Mặc dù ở một số địa phương có áp dụng một số biện pháp hành chính nhằm khuyến khích các cặp vợ chồng không sinh con thứ 3 trở lên và xử phạt đối với những người làm trái mục tiêu của chương trình dân số. Nhưng nhìn chung các biện pháp xử phạt chỉ mang tính răn đe và không có khả năng thực hiện triệt để. Biện pháp chủ yếu của chương trình DS là thông tin, giáo dục, tuyên truyền (T–G–T) có kết hợp với thưởng, phạt.
Tuy mức sinh hiện nay đã giảm rất nhiều và đang đạt mức sinh thay thế song số % phụ nữ sinh con thứ 3 trở lên ở Thanh Hoá còn khá cao. Mặc dù vậy mức độ này đã giảm rõ rệt qua các năm. Năm 1995 tỷ lệ này chiếm 35 % nhưng cho đến năm 1999 chỉ còn 17,01 %. Bình quân mỗi năm giảm được 4,5 %.
Chiều hướng giảm của chỉ tiêu này cũng tương đối đều qua các năm. Riêng năm 1998 có sự giảm đột ngột, từ 29,84% năm 1997 còn 20,2% năm 1998- giảm đi 9,64%- bằng % giảm của 3 năm trước đó. Sự giảm này có ảnh hưởng trực tiếp đến giảm số sinh, đặc biệt năm 1998 giảm số sinh so với năm 1997 là 6447 trẻ em, tương đương với 8%. Số sinh giả...

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status