Nâng cao hiệu quả cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần Phương Đông chi nhánh Bến Thành - pdf 28

Download miễn phí Đề tài Nâng cao hiệu quả cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần Phương Đông chi nhánh Bến Thành



 
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ TÍN DỤNG 1
I. HIỆU QUẢ TÍN DỤNG 1
1. Kháí niệm hiệu quả tín dụng: 1
II. NHỮNG RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG 4
1. Khái niệm 4
2. Phân loại rủi ro 4
2.1. Rủi ro môi trường hoạt động đầu tư: 4
2.2. Rủi ro giá thị trường 4
2.3. Rủi ro thất thoát: 5
2.4. Rủi ro uy tín: 5
3. Rủi ro trong hoạt động tín dụng: 6
3.1. Khái niệm rủi ro tín dụng: 6
3.2. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng: 6
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG ĐÔNG CHI NHÁNH BẾN THÀNH 7
I. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG ĐÔNG-OCB (ORIENT COMMERCIAL JOINT STOCK BANK) 7
1. Lí do thành lập và hoạt động: 7
2. Qui mô hoạt động: 10
II. GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG PHƯƠNG ĐÔNG– CHI NHÁNH BẾN THÀNH 11
1. Tóm lược quá trình hình thành và phát triển của Ngân Hàng Phương Đông – chi nhánh Bến Thành (Orient commercial joint stock bank for Ben Thanh branch) 11
2. Cơ cấu tổ chức hoạt động: 12
2.1. Sơ đồ tổ chức: 12
2.2. Chức năng của các phòng ban: 13
3. Kết quả hoạt động kinh doanh 14
3.1. Phân tích doanh thu: 15
3.2. Phân tích chi phí: 17
4. Chiến lược phát triển của CNBT trong thời gian sắp tới: 18
III.THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI OCB-BT 20
1. Hoạt động tín dụng trên địa bàn thành phố HCM 20
2. Hoạt động huy động vốn 22
2. Tình hình cho vay, thu nợ: 23
2.1 Tình hình cho vay: 23
2.1. Phân tích tín dụng ngắn hạn: 26
2.2. Phân tích tín dụng trung và dài hạn 28
3. Tình hình thu nợ: 31
3.1. Về doanh số cho vay: 32
3.2. Thu hồi nợ vay: 34
3.3. Tình hình nợ quá hạn, nợ khó đòi: 38
III. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI CHI NHÁNH BẾN THÀNH 43
1. Những thành tựu ngân hàng đạt được trong thời gian gần đây 43
2. Hạn chế trong hoạt động tín dụng: 44
4. ĐÁNH GIÁ NHU CẦU HIỆN NAY VÀ MỐI QUAN TÂM CỦA KHÁCH HÀNG ĐỐI VỚI NH. 47
1. Đối với khách hàng có quan hệ vay vối tại ngân hàng: 47
2. Khách hàng chưa đặt quan hệ vay vốn tại ngân hàng: 47
CHƯƠNG III: NHỮNG KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY TẠI NHTMCP PHƯƠNG ĐÔNG CHI NHÁNH BẾN THÀNH 49
I. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH TÍN DỤNG TỪ KHÁCH HÀNG: 49
II. NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY TẠI OCB-BT : 50
1. Về môi trường hoạt động đầu tư: 51
1.1. Đối với hoạt động của các thành phần kinh tế: 51
1.2. Đối với họat động ngân hàng: 53
2. Về phía NH : 55
2.1. Trách nhiệm của cán bộ TD đối với khoản nợ của ngân hàng: 55
2.2. Tăng nghiệp vụ nguồn vốn tạo uy tín đối với khách hàng: 58
2.3. Giữ vững khách hàng đã từng đặt quan hệ vay vốn với ngân hàng: 58
2.4. Mở rộng hoạt động tín dụng cuả ngân hàng; 59
2.5. Thu hút khách hàng đến với NH: 61
2.6. Một số khả năng khác góp phần nâng cao hiệu quả TD thông qua thủ tục NH 63
2.7. Cách xử lý nợ quá hạn, nợ khó đòi hợp lý: 66
 
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


vay có tăng nhưng rất chậm chỉ tăng thêm 30 trđ. Trong năm 2002-2003, nền kinh tế Mỹ dần phục hối sau sự kiện 11/09/2001 nhu cầu ngoại tệ nhập khẩu nguyên vật liệu, hàng hoá cho sản suất trong nước tăng cao, du lịch nước ngoài được mở cửa trở lại.
Hiệp định thương mại khai thông quan hệ quốc tế giữa Việt Nam và Mỹ cộng thêm một số ưu đãi của chính phủ Mỹ dành cho VN, cần ngoại tệ là chính đáng. Ngoại tệ cho vay năm 2004 không tăng là bao, chịu hệ lụy của chiến tranh Iraq hậu quả là ta mất đi một lượng khách hàng dẫn đến không có nguồn thu từ xuất khẩu, biến động tăng tỷ giá VND/USD tạo tâm lý e ngoại vay bằng ngoại tệ mà đến hạn thanh toán tỷ giá lại tăng, người vay tốn thêm chi phí biến động tỷ giá xảy ra. Đại dịch viêm đường hô hấp cấp (SARS), dịch cúm gia cầm xảy ra liên tiếp tác động xấu đến xuất khẩu không có ngoại tệ thu vào, doanh nghiệp lại không dám đương đầu với rủi ro làm sao dám vay thêm ngoại tệ.
Do đó, dư nợ bằng Việt Nam Đồng chiếm 93.5% (=49,500/52,930), đóng vai trò chủ đạo trong cho vay ngắn hạn, cho vay ngoại tệ góp phần đa dạng hóa sản phẩm cho vay của ngân hàng mở rộng trong lĩnh vực thanh toán quốc tế (TTQT) như mở L/C, nhờ thu, chuyển tiền bằng ngoại tệ,
Phân tích tín dụng trung và dài hạn
Cấp tín dụng trung hạn của OCB-BT là 70,400 trđ tăng 14,500 trđ so với 2003, tốc độ tăng khoản 25.94% giảm nhiều so với tốc độ tăng năm 2003 so 2002 là 45.19%, loại tín dụng này được NH đầu tư phát triển mạnh là do NH thiết kế sản phẩm thích hợp cho từng đối tượng khách hàng phù hợp với khả năng trả nợ.
Các món vay tuy nhỏ dưới 50 triệu đồng, nhưng đối với người có thu nhập trung bình thì đó là một số tiền khá lớn mà khả năng chi trả lại có hạn, nếu vay ít hơn không đủ nhu cầu tín dụng cho khách hàng, sản phẩm vay trung hạn là sự lựa chọn tốt nhất cho cả ngân hàng và khách hàng.
Thời hạn vay trên 12 tháng để khách hàng có thời gian trả góp số tiền vay giảm dư nợ vay cho chính bản thân vừa có đủ nguồn tài chính chi tiêu cho sinh hoạt gia đình không bị gò ép vì khoản nợ, vả lại lãi suất cho vay được điều chỉnh theo thời hạn vay, đối tượng khách hàng, số tiền mà khách hàng muốn vay,..mức thu nhập hiện nay có tăng cao, mức thu nhập trung bình chiếm tỷ trọng lớn, nhu cầu tiện ích của dân nhập cư rất cao tiền tiết kiệm không đù chi tiêu cho việc mua nhà ở, mua ti vi, tủ lạnh, nâng cao đời sống.
Ngoài cho vay ngắn hạn như trên thì cấp tín dụng dài hạn đảm trách nguồn thu lớn cho NH, món vay trung hạn được khách hàng ưu chuộng do thời gian trả nợ còn co giãn, giảm nhẹ tâm lý nợ cho khách hàng. Gần đây, do NH chú trọng đến các khoản vay doanh nghiệp vừa và nhỏ, số lượng tiền vay trung hạng tăng theo số lượng DN thời gian này giúp cho DN dàn trãi chi phí vay, đầu tư vào một số tài sản cố định có chi phí thấp như phương tiện vận chuyển, hệ thống máy vi tính, bàn ghế văn phòng,
Cho vay trung hạn gồm các thành phần khác nhau gộp lại trong hai đối tượng sau là cho vay doanh nghiệp và cá nhân. Tín dụng doanh nghịêp chiếm 9.3% trong tín dụng trung hạn trong đó cho vay công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn chiếm 8.6%, tăng hơn so với năm 2003 (năm 2003 là 3.7%). Hoạt động cấp tín dụng này tăng do các doanh nghiệp, công ty cổ phần làm ăn có lãi, có trách nhiệm trong khoản nợ vay, chịu trách nhiệm trong tài sản của công ty. Nếu có phát sinh nợ khó đòi thì việc giải quyết hậu quả ít gặp rắc rối hơn so với doanh nghiệp tư nhân chịu trách nhiệm vô hạn tài sản của mình, phần trách nhiệm này còn liên quan đến nhiều quy định như luật đất đai, luật hôn nhân gia đình, luật thừa kế tài sản,..
Dư nợ dài hạn có tỷ trọng thấp nhất trong tổng dư nợ cho vay của NH khoảng 3.4%, chứng tỏ tín dụng dài hạn ngân hàng rất ngại đầu tư vào có nhiều lý do như lãi suất tín dụng dài hạn cao tìm kiếm khách hàng khó khăn hơn, DN thường có quy mô hoạt động lớn, nguồn vốn đủ đảm bảo trả nợ NH khi làm ăn thua lỗ kém hiệu quả, về phía NH thì thu hồi vốn chậm (thời hạn trên 5 năm) làm đóng băng tiền khi NH quyết định đầu tư vào lĩnh vực khác. Hơn nữa, do nguồn vốn và trình độ của cán bộ nhân viên ngân hàng có hạn nên khâu thẩm định dự án lớn cần được quan tâm. Ngân hàng sử dụng nguồn dài hạn để đầu tư vào cho vay hợp vốn với các ngân hàng thương mại khác giảm nhẹ rủi ro cho ngân hàng. Nguồn đầu tư này của ngân hàng tăng trên 50% trong 2004, mức cho vay đạt 7,080 trđ. Huy động nguồn dài hạn gặp phải khó khăn hơn huy động nguồn ngắn và trung hạn trong dân chúng e ngại về thời gian, lãi suất, lạm phát,..trước biến động không ngờ của nền kinh tế. Cách đầu tư hiệu quả cho NH có mức vốn khiêm tốn là khai thác tiềm năng sẳn có, tiếp thị sản phẩm ngân hàng đến khách hàng, mở rộng quy mô hoạt động để có khách hàng mới, củng cố mối quan hệ khách hàng cũ, cách thức phục vụ khách hàng chu đáo ân cần hơn sẽ tạo được ấn tượng tốt cho khách hàng.
Nhìn chung, năm 2004 đứng trong sự cạnh tranh mạnh mẽ và sôi động của các NHTM trong nhiều lĩnh vực nhất là diễn ra trong phát triển thị trường dịch vụ bán lẻ hiện đại trong dân cư và cung cấp tín dụng cho DN, hoạt động tín dụng của CN-BT nâng lên một tầm vóc mới tiếp tục chương trình hoạt động là nguồn tài chính đáng tin cậy cho khách hàng.
² Anh hưởng của lãi suất cho vay đến hoạt động tín dụng của CNBT
Gây chú ý cho khách hàng nhiều nhất là lãi suất, lãi suất ảnh hưởng đến nhiều mặt của hoạt động ngân hàng, là công cụ phát huy sức mạnh của ngân hàng trong cho vay cũng như huy động. Dựa vào lãi suất ngân hàng sẽ hút vốn về phía mình hay bị chảy vốn sang nơi khác. Lãi suất trong nước chịu tác động của chính sách lãi suất các cường quốc trên thế giới đặc biệt là Mỹ, qua nhiều lần thay đổi lãi suất của Fed, chính sách lãi suất của NHNN thay đổi thích ứng với tình hình mới. Do đó nhằm huy động tối đa nguồn lực tài chính cho chi nhánh nên nhiều lần OCB-BT thay đổi lãi suất tiền gửi:
Bảng 2.8: Lãi suất tiền gửi tiết kiệm có hiệu lực ngày 01/03/2005 Đvt: %
Chỉ tiêu
Không kỳ hạn
3 tháng
6 tháng
9 tháng
18 tháng
24 tháng
VNĐ (%/tháng)
0.25
0.67
0.70
0.72
0.76
0.78
USD (%/năm)
1.20
1.80
1.90
2.10
2.75
3.00
Nguồn : Quyết định V/v thay đổi lãi suất tiền gửi VND và NT của OCB.
Qua nhiều lần điều chỉnh lãi suất theo tín hiệu thị trường, lãi suất tiền gửi được điều chỉnh tăng kết quả là nguồn vốn NH huy động VNĐ tăng cao, nguồn ngoại tệ có xu hướng bị chựng lại do lãi suất ngoại tệ giảm (do chịu tác động củea chíng sách lãi suất của FED). Diễn biến lãi suất huy động và lãi suất cho vay có xu hướng ngược chiều nhau, bản chất của nền kinh tề thị trường làm lãi suất đầu vào và đầu ra càng xích lại gần nhau. Hiện nay, lãi suất cho vay của CNBT giao động từ 0.9%-1.2% (cho vay dài hạn năm sau được tính bằng cách lấy lãi suất tiền gửi tiết kiệm 13 tháng +0.35%). Tình hình lãi suất ngoại tệ không ổn định, vay bằng VNĐ tiếp tục thu hút khách hàng vừa tránh dược rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá khi phải mua USD hoàn trả hay dùng USD thanh toán nợ vay sẽ làm giảm thu nhập cho chủ thể vay nợ. Do vậy, lãi suất ảnh hưởng không nhỏ trong lựa chọn NH và đơn vị tiền tệ tài trợ cho nhu cầu của chủ thể tham gia quan hệ kinh tế, OCB-BT luôn đưa ra chính sách lãi suất có chỉnh thuận lợi theo đối tượng khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp khi đến vay vốn tại ngân hàng.
Tình hình thu nợ:
Đi đôi với cho vay, CNBT chú ý đến việc theo dõi và lập kế hoạch thu nợ gốc và lãi các nón cho vay. Quyết định cho vay là khó khăn, thu hồi nợ vay càng khó hơn đối với khách hàng uy tín thấp hay do lý do khác. Thu hồi nợ và lãi đúng hạn nâng cao vòng quay vốn của ngân hàng, ngăn rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng không xảy ra, đảm bảo an toàn chất lượng tín dụng. Tại chi nhánh tình hình hoạt động tín dụng như sau:
Bảng 2.9: Tình hình biến động dư nợ các năm Đvt: trđ
Chỉ tiêu
2002
2003
2004
Tốc độ tăng
2003/2002
2004/2003
Dư nợ đầu năm
60,800
74,680
107,150
22.83%
43.48%
Phát sinh tăng (cho vay)
98,600
120,700
146,200
22.41%
21.13%
Phát sinh giảm (thu nợ)
88,200
88,230
123,580
4.14%
40.07%
Dư nợ cuối năm
79,200
107,150
129,770
43.48%
21.11%
Nguồn: Tổng hợp báo cáo KQKD của CNBT .
Từ bảng số liệu cho thấy, dư nợ đầu năm và dư nợ cho vay cuối năm của CN-BT đều tăng. Doanh số cho vay tăng trưởng cao kéo theo NH sẽ thu được nợ nhiều hơn nên doanh số thu hồi nợ tăng, mặt dù tốc độ tăng không đồng đều nhưng nói lên được tăng trưởng tín dụng trong thời gian qua.
Về doanh số cho vay:
Nhu cầu phát triển kinh tế trên địa bàn được mở rộng, tình hình kinh tế ổn định thích hợp phát triển gia tăng thu nhập, doanh số cho vay (DSCV) tăng đều qua các năm về tương đối lẫn tuyệt đối. Từ năm 2000, DSCV là 98,600 trđ đến năm 2004 là 146,200 trđ, tăng 48.3% (tăng 47,600 trđ). Theo từng năm, DSCV năm sau so với năm trước tăng trên 20%. DSCV này có được từ sự tổng hợp doanh số cho vay theo thời hạn vay khác nhau.
Bảng 2.10: Doanh số cho vay theo thời hạn vay Đvt: trđ
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
Doanh số cho vay ngắn hạn
76,300
89,750
Doanh số cho vay trung hạn
42,350
54,200
Doanh số cho vay dài h...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status