Xây dựng hệ thống thông tin quản lý hợp đồng phần mềm tại Công ty cổ phần dịch cung ứng nhân lực phần mềm toàn cầu - pdf 28

Download miễn phí Chuyên đề Xây dựng hệ thống thông tin quản lý hợp đồng phần mềm tại Công ty cổ phần dịch cung ứng nhân lực phần mềm toàn cầu



Sơ đồ cấu trúc dữ liệu DSD được suy ra từ sơ đồ quan hệ thực thể theo những quy tắc đã nêu. Cụ thể như sau:
Giữa thực thể nhân viên và thực thể hợp đồng: là quan hệ hai nhiều loại nhiều – nhiều nên ta phải sinh ra ba tệp là tệp Hợp đồng, Khách hàng, và tệp công việc tham gia; tệp này chứa hai khóa quan hệ của hai tệp trước.
Còn lại là các quan hệ một – nhiều: ta tách thành hai tệp, mỗi tệp tương ứng với một thực thể. Trong đó thực thể bên nhiều có thêm thuộc tính chứa khóa của thực thể quan hệ.
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ống thông tin trong tương lai người ta tiến hành mô hình hóa hệ thống thông tin. Hiện nay có một số công cụ tương đối chuẩn cho việc mô tả hệ thống thông tin:
Sơ đồ luồng thông tin IFD (Information Flow Diagram): dùng để mô tả hệ thống thông tin theo cách thức động. Tức là di chuyển của dữ liệu, việc xử lý, việc lưu trữ trong thế giới vật lý bằng các sơ đồ.
Các ký pháp của sơ đồ luồng thông tin:
Các xử lý :
Thủ công Giao tác người - máy Tin học hoá hoàn toàn
- Kho dữ liệu :
Thủ công Tin học hoá
- Dòng thông tin :
Tài liệu
- Điều khiển :
Sơ đồ phân rã chức năng (BFD):
Sơ đồ này được dựa trên kết quả của việc tổng hợp và phân tích nghiệp vụ hoạt động cần quản lý. Có thể hiểu nó là những chứuc năng cần có của chương trình.
Sơ đồ luồng dữ liệu DFD (Data Flow Diagram):
Sơ đồ luồng dữ liệu dùng để mô tả cũng chính hệ thống thông tin như sơ đồ luồng thông tin nhưng trên góc độ trừu tượng. Trên sơ đồ luồng dữ liệu gồm: Các luồng dữ liệu, các xử lý, các lưu trữ dữ liệu, nguồn và đích nhưng không thể quan tâm tới nơi, thời điểm và đối tượng chịu trách nhiệm xử lý. Sơ đồ luồng dữ liệu chỉ mô tả đơn thuần hệ thống thông tin làm gì và để làm gì.
Một mô hình phân tích cho một hệ thống thông tin thực sự được tạo từ nhiều sơ đồ luồng dữ liệu (DFD). Với một hệ thống lớn, DFD được xây dựng từ nhiều cấu trúc hình cây. Trong cùng một mức DFD, số tiến trình thường từ 5 đến 7. Trong một DFD, nếu số tiến trình chỉ từ 5 đến 7 thì sẽ dễ hiểu hơn, còn nếu quá con số này thì sự dễ hiểu sẽ giảm xuống, đồng thời số lỗi tăng lên đáng kể.
Các ký pháp của sơ đồ luồng dữ liệu (DFD):
Có 4 ký pháp cơ bản : Thực thể, tiến trình, kho dữ liệu và dòng dữ liệu.
Dòng dữ liệu
Nguồn hay đích
Tên người/ bộ phận phát/ nhận tin
Tên dòng dữ liệu
Tên tiến trình xử lý
Tiến trình xử lý
Kho dữ liệu
Tệp dữ liệu
Trong đó:
- Dòng dữ liệu (Data flow): Đó là một chỉ dẫn luồng thông tin trong hệ thống được biểu diễn bằng một hình mũi tên. Một tên định danh sẽ được cho vào để thể hiện nội dung của thông tin.
Dòng dữ liệu mô tả luồng dữ liệu giữa hai tiến trình xử lý, kho dữ liệu và nguồn hay đích đến của thông tin. Trong sơ đồ, luồng dữ liệu đi vào tiến trình và dòng ra sẽ đi tới một đối tượng của tiến trình.
- Tiến trình (Process) chỉ ra tiến trình xử lý hay chuyển đổi dữ liệu. Dữ liệu ra có được từ dữ liệu vào thông qua một vài tiến trình xử lý hay chuyển đổi. Nhìn chung, các tiến trình xử lý đòi hỏi được diễn đạt bằng các động từ.
Thuật ngữ "chức năng" hay "tiến trình" thường được sử dụng nhiều. Một mô hình chung là: một tiến trình lấy dữ liệu, tiến hành một vài xử lý và cung cấp dữ liệu ra. Do đó, một tiến trình cần ít nhất một dòng dữ liệu vào và có ít nhất một dòng dữ liệu ra.
- Kho dữ liệu (Data Stores): Biểu thị nơi mà dữ liệu chỉ được chứa đựng một cách tạm thời. Tất cả các dữ liệu đòi hỏi phải có nơi chứa, ví dụ trong tệp văn bản hay hồ sơ (Document, files ...) để biểu thị chúng. Tại đó, dữ liệu cần được truy cập hay kiểm tra. Khi một xử lý không có dữ liệu vào hay dữ liệu ra, hay dữ liệu vào ra bị lỗi thì hệ thống cần kiểm tra lại.
- Nguồn hay đích (Externals): chỉ ra nguồn hay đích đến của dữ liệu và được sử dụng bởi người đứng đầu, một tổ chức ... ngoài các phân tích viên. Thường sử dụng các danh từ để chỉ định nguồn hay đích đó. Nguồn hay đích thường chỉ rõ điểm gặp nhau trong hệ thống. Nguồn dữ liệu chỉ rõ dữ liệu vào hay ra từ đâu. Khi cung cấp bất kỳ một mô hình nào, hệ thống dữ liệu phải được biểu thị trong một DFD có một nguồn hay đích.
Các mức DFD:
Sơ đồ ngữ cảnh (Context Diagram): còn được gọi là sơ đồ mức 0 thể hiện rất khái quát nội dung chính của hệ thống thông tin. Sơ đồ này không đi vào chi tiết, mà mô tả sao cho chỉ cần một lần nhìn là nhận ra nội dung của chính hệ thống.
Phân rã sơ đồ. Để mô tả chi tiết hơn người ta dùng kỹ thuật phân rã sơ đồ. Bắt đầu từ sơ đồ khung cảnh, người ta phân rã ra thành sơ đồ mức 0, tiếp sau là mức 1. Nhờ việc phân rã sơ đồ mà phân tích viên có thể chi tiết hóa các công đoạn của hệ thống.
Các phích lô gíc: Trong thiết kế DFD, cần có một công cụ hỗ trợ, đó là các phích logic. Phích logic hoàn chỉnh tài liệu cho hệ thống. Có 5 loại phích logic. Chúng được dùng mô tả thêm cho luồng dữ liệu, xử lý, kho dữ liệu, và phần tử thông tin.
- Mẫu phích xử lý logic.
- Mẫu phích luồng dữ liệu.
- Mẫu phích phần tử thông tin.
- Mẫu phích kho dữ liệu.
- Mẫu phích tệp dữ liệu.
Sơ đồ quan hệ thực thể (ERD):
Là một sơ đồ mô tả quan hệ giữa các thực thể tồn tại trong hệ thống thông tin. Mô tả kiểu quan hệ thực thể bao gồm các thực thể và mối quan hệ giữa chúng. Điều này là hợp là hợp với quy luật: không có một thực thể nào trong thế giới thực tại mà tồn tại độc lập. Chính vì vậy, sơ đồ quan hệ thực thể lưu trữ các thực thể và quan hệ giữa các tực thể đó nữa.
Thiết kế hệ thống thông tin quản lý:
Sau khi trình bày báo cáo phân tích chi tiết và có quyết định phát triển dự án thì đội ngũ phân tích chuyển sang giai đoạn thiết kế cho hệ thống mới. Thiết kế cho hệ thống mới bao gồm: Thiết kế lô gíc và thiết kế vật lý ngoài. Sau bước thiết kế lô gíc cho hệ thống cần đề xuất các phương án giải pháp, nếu phương án tốt nhất được chấp nhận thì mới buớc sang thiết kế vật lý ngoài. Mục đích của giai đoạn này là xác định một cách chi tiết và chính xác những cái gì mà hệ thống thông tin mới phải làm để đạt được những mục tiêu đã được thiết lập từ giai đoạn phân tích chi tiết mà vẫn tuân thủ những ràng buộc của môi trường.
Thiết kế lô gíc:
Mô hình lô gíc của hệ thống mới sẽ bao hàm thông tin mà hệ thống mới sẽ sản sinh ra (nội dung của Outputs), nội dung của cơ sở dữ liệu (các tệp, các quan hệ giữa các tệp), các xử lý và hợp thức hóa sẽ phải thực hiện (các xử lý) và các dữ liệu sẽ được nhập vào (các Inputs). Mô hình lô gíc phải được những người sử dụng xem xét và chuẩn y. Thiết kế lô gíc bao gồm những công đoạn sau:
Thiết kế cơ sơ dữ liệu (CSDL): là xây dựng các tệp dữ liệu trong cơ sở dữ liệu sao cho từ các tệp đó tạo ra được tất cả các thông tin đầu ra được yêu cầu. Thiết kế cơ sở dữ liệu xác định yêu cầu thông tin của người sử dụng hệ thống mới. Có hai phương pháp hay sử dụng trong thiết kế cơ sở dữ liệu:
Thiết kế cơ sở dữ liệu từ các thông tin đầu ra: là phương pháp xác định các tệp cơ sở dữ liệu trên các đầu ra của hệ thống. Với các bước cơ bản sau:
Xác định các đầu ra: liệt kê tất cả các thông tin đầu ra của hệ thống, nội dung, tần xuất,
Ví dụ: Để quản lý hợp đồng phần mềm, có thể có các thông tin đầu ra như: thông tin hợp đồng, thông tin khách hàng,
Xác định các tệp cần thiết cung cấp dữ liệu cho việc tạo ra từng đầu ra của hệ thống: liệt kê các phần tử thông tin trên đầu ra, thực hiện việc chuyển hóa mức 1(1NF), thực hiện việc chuyển hóa mức 2 (2NF), rồi mức 3 (3NF), mô tả các tệp cơ sở dữ liệu.
Tích hợp các tệp để chỉ tạo ra một CSDL.
Xác định khối lượng dữ liệu cho từng tệp và toàn bộ sơ đồ.
Xác định liên hệ lô gíc giữa các tệp và thiết lập sơ đồ cấu trúc giữa các tệp.
Thiết kế CSDL bằng phương pháp mô hình hóa: Để sử dụng phương pháp này người ta đưa ra các khái niệm:
Thực thể: dùng để biểu diễn những đối tượng cụ thể hay trừu tượng trong thế giới thực mà ta muốn lưu trữ.
Liên kết: một thực thể trong thực tế không độc lập với các thực thể khác. Có sự liên quan qua lại giữa các thực thể khác nhau.
Số mức độ của liên kết: để thiết kế tốt các sự trợ giúp quản lý của hệ thống thông tin, ngoài việc biết thực thể này liên kết với các thực thể khác ra sao, cũng phải biết có bao nhiêu xuất của thực thể A tương ứng với mỗi lần xuất hiện của thực thể B và ngược lại.
Có các loại liên kết sau:
+ 1@1 Liên kết Một – Một: Giữa hai thực thể hay hai bảng A, B với một lần xuất của thực thể A được liên kết với chỉ một lần xuất của thực thể B và ngược lại.
+ 1@N Liên kết loại Một – Nhiều: Giữa hai thực thể hay hai bảng A, B; mỗi lần xuất của thực thể A được liên kết với một hay nhiều của thực thể B và mỗi lần xuất của thực thể B chỉ liên kết với duy nhất một lần xuất của A.
+ N@M Liên kết Nhiều – Nhiều: Giữa hai thực thể hay hai bảng A, B; mỗi lần xuất của thực thể A được liên kết với một hay nhiều lần xuất của thực thể B và mỗi lần xuất của thực thể B được liên kết với một hay nhiều lần xuất của A.
Sau khi phân tích viên có được sơ đồ khái niệm dữ liệu (quan hệ thực thể) mô tả các hoạt động của doanh nghiệp, thì cần chuyển nó thành tập hợp các tệp và vẽ sơ đồ cấu trúc dữ liệu DSD theo một số quy tắc sau:
1. Nếu là quan hệ một chiều:
+ Các quan hệ 1@1: chuyển đổi một tệp, thêm thuộc tính chứa khóa của thực thể quan hệ.
+ Các quan hệ 1@N: chuyển đổi thành một tệp, thêm thuộc tính chứa khóa của thực thể quan hệ.
+ Các quan hệ N@N: chuyển thành hai tệp: một tệp thể hiện thực thể và một tệp thể hiện quan hệ, tệp này có ít nhất hai thuộc tính chứa khóa của thực thể quan hệ tạo thành khóa.
Nếu là quan hệ hai chiều:
+ Các quan hệ 1@1: chuyển thành hai tệp ứng với hai thực thể, tệp nào có số phần tử ít hơn thì sẽ không có thêm một thuộc tính chứa ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status