Hoàn thiện tổ chức kiểm toán nội bộ tại công ty Than Miền Bắc - pdf 28

Download miễn phí Chuyên đề Hoàn thiện tổ chức kiểm toán nội bộ tại công ty Than Miền Bắc



Sản phẩm chính mà công ty cung cấp trên thị trường trong nước và quốc tế là các chủng loại than với chất lượng thương phẩm đa dạng đáp ứng được mọi nhu cầu của khách hàng trong nước và quốc tế về số lượng và chất lượng.
Đặc điểm sản phẩm của Công ty là có rất nhiều chủng loại than khác nhau, số lượng lớn, rất khó khăn trong việc định lượng và đánh giá chất lượng sản phẩm. Đặc biệt việc phân loại các chủng loại than khác nhau không thể nhìn bằng mắt thường mà phải thông qua quy trình lấy mẫu và phân tích kiểm định chất lượng. Bản thân việc lấy mẫu than cũng chỉ cho những thông số chất lượng mang tính tương đối vì những mẫu than được tính thay mặt cho cả khối lượng than lớn. Căn cứ để phân loại các sản phẩm than là dựa vào các chỉ tiêu như: cỡ hạt (bán kính tính bằng mm), độ tro (AK), nhiệt lượng (W), chất bốc, tỷ lệ lưu huỳnh, độ ẩm, tỷ trọng; trong đó chỉ tiêu quyết định chất lượng thương phẩm của than chính độ tro(AK). Do đó để phân biệt các loại than trên thực tế người ta phải gắn tên loại than đó với chỉ tiêu độ tro(AK), ví dụ: than cám 6a HG- AK>36%; max 40% được hiểu là than cám 6a được khai thác ở vùng than Hòn Gai, than có độ tro thấp nhất là 36% và cao nhất là 40% tương ứng với đó là các chỉ tiêu kỹ thuật đằng sau khác của than đương nhiên được hiểu là: than có nhiệt lượng từ 4000- 4500 KL/g, độ lưu huỳnh của than cám 6a vùng Hòn Gai.
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


của Công ty là kinh doanh than mỏ, chế biến than dùng trong sinh hoạt và công nghiệp; vận tải và kinh doanh vận tải thuỷ bộ; kinh doanh khách sạn, du lịch; kinh doanh các mặt hàng ăn uống, rượu, bia và nước giải khát; kinh doanh nguyên liệu phi quặng và vật liệu xây dựng; kinh doanh vật tư thiết bị phụ tùng; xuất nhập khẩu than và vật tư thiết bị; kinh doanh các ngành nghề khác căn cứ vào năng lực của Công ty, nhu cầu của thị trường và được pháp luật cho phép.
Mặc dù Công ty chính thức thành lập và đi vào hoạt động từ năm 1995 nhưng trên thực tế sự phát triển của Công ty lại được kế thừa từ sự hình thành và phát triển của ngành cung ứng than ngay từ những năm đầu thập kỷ 70. Công ty cung ứng than đầu tiên ở Việt Nam nhằm cung cấp than cho một số ngành sản xuất trong nền kinh tế quốc dân đã hình thành trong những năm sau khi Miền Bắc hoàn toàn giải phóng. Lúc đầu là Công ty Cung ứng Than XM thuộc Tổng cục Vật tư. Sau đó từ năm 1969 - 1974 là Cục Than xi măng thuộc Bộ Vật tư. Trong thời gian này Công ty Cung ứng Than XM có chức năng và nhiệm vụ chủ yếu là cung cấp than cho các nhà máy xi măng trên cả nước theo các chỉ tiêu pháp lệnh. Mặc dù vẫn còn non trẻ nhưng Công ty Cung ứng Than XM đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, góp phần quan trọng trong việc cung cấp chất đốt cho ngành sản xuất xi măng nước nhà phát triển.
Tuy nhiên để đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành cung ứng than và thực hiện chủ trương của nhà nước về quản lý vật tư theo ngành từ sản xuất đến lưu thông phân phối, Chính phủ đã ra quyết định số 254/CP ngày 25/11/1974 về chuyển giao nhiệm vụ về quản lý cung ứng từ Bộ Vật tư sang Bộ Điện và Than. Bộ Điện và Than đã ra quyết định số 1878 - ĐT/QLKT ngày 09/12/1974 về tiếp nhận các tổ chức quản lý kinh tế chưa chuyên doanh than về thành lập " Tổng công ty Quản lý và phân phối than" thuộc Bộ Điện và Than, chính thức hoạt động từ 01/01/1975. Tổng công ty Quản lý và phân phối than có nhiệm vụ quản lý nhà nước về mặt hàng than và cung ứng than theo chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước trên phạm vi các tỉnh Miền Bắc.
Trong thời gian từ 1975 đến 1989 Tổng công ty Quản lý và phân phối than tiếp tục thực hiện chức năng và nhiệm vụ phân phối than cho các ngành kinh tế thuộc khu vực Miền bắc theo các chỉ tiêu pháp lệnh của Nhà nước. Trong thời gian này Tổng công ty Quản lý và phân phối than cũng đã thu được những thành tích tốt trong công tác chính là cung cấp than cho các ngành kinh tế như xi măng, điện. Tuy nhiên do chức năng quản lý nhà nước và chức năng phân phối vẫn chưa tách rời nhau nên sự phát triển của Tổng Công ty quản lý và phân phối than còn nhiều hạn chế. Trong giai đoạn này việc cung ứng theo các chỉ tiêu pháp lệnh nên Công ty không phải lo đầu ra của ngành than.
Từ năm 1989 đến 1995 Tổng công ty Quản lý và phân phối than được đổi tên thành "Tổng công ty Cung ứng than " thuộc Bộ Mỏ và Than. Từ khi này, chức năng quản lý Nhà nước được tách khỏi nhiệm vụ cung ứng than. Giai đoạn này ngành cung ứng than gặp rất nhiều khó khăn do nhu cầu tiêu thụ than trên thị trường nội địa giảm sút đáng kể mà nguyên nhân chính là do các nhà máy nhiệt điện giảm công xuất xuống chỉ còn 20 - 25%.
Năm 1995 Tổng công ty Cung ứng than được tổ chức lại và chia thành ba công ty thực hiện chức năng cung ứng than gồm: Công ty Than miền bắc, Công ty Than miền trung và Công ty Than miền nam. Công ty tiếp nhận hầu hết cơ sở hạ tầng và các đơn vị kinh doanh thuộc Tổng công ty Cung ứng than trước kia. Từ đó đến nay Công ty Than miền bắc là doanh nghiệp nhà nước hạch toán độc lập trực thuộc Tổng công ty Than Việt Nam. Tổng công ty Than Việt Nam là Tổng công ty 91 hoạt động chính thức từ năm 1995 . Tổng công ty Than Việt Nam bao gồm các công ty sản xuất , kinh doanh than và các đơn vị sự nghiệp dịch vụ của ngành than. Trong mô hình dây chuyền tổ chức sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Than Việt Nam thì Công ty là mắt xích quan trọng không thể thiếu được trong việc thực hiện chức năng đảm bảo đầu ra tức là khâu tiêu thụ các sản phẩm than mỏ cho Tổng công ty Than Việt Nam.
Từ khi thành lập và đi vào hoạt động năm 1995, Bằng việc kế thừa tốt của nền tảng vững chắc mà ngành phân phối than trước kia để lại Công ty tiếp tục từng bước khẳng định vị trí then chốt không thể thiếu được của mình trong nền kinh tế quốc dân nói chung và cho ngành than mà cụ thể ở đây là Tổng công ty Than Việt Nam nói riêng. Sự phục hồi của các ngành tiêu thụ than lớn như xi măng, sắt thép, điện lực, vật liệu xây dựng đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải quyết đầu ra của ngành than. Công ty không ngừng đổi mới cách sản xuất kinh doanh và phát triển mạnh mẽ qua từng năm. Ngoài việc luôn hoàn thành nhiệm vụ cung ứng than do Tổng công ty Than Việt Nam phân công, Công ty luôn đạt vượt mức kế hoạch về doanh số và thị phần qua từng năm. Từ chỗ năm 1995 lượng than tiêu thụ trên thị trường nội địa năm 1995 chỉ đạt 3 triệu tấn (chiếm 50% thị phần nội địa) thì đến năm 2003 tổng sản lượng than tiêu thụ của Công ty đã lên tới gần 9 triệu tấn than (chiếm 62% thị phần nội địa). Số lượng cơ sở chế biến và kinh doanh than của Công ty cũng được nhân lên và lan rộng ra nhằm cung cấp than trên địa bàn ngày càng rộng lớn. Số lượng cán bộ công nhân viên ở Công ty cũng tăng lên từ lúc chỉ có 766 nhân viên năm 1995 thì hiện nay con số đó đã là 1053 người. Đời sông cán bộ công nhân viên trong Công ty cũng được cải thiện qua các năm mức thu nhập bình quân năm 2003 đã gấp 2,5 lần năm 1995.
Bảng số 7
Một số chỉ tiêu chính về HĐ SXKD từ năm 2001- 2003
Chỉ tiêu
Đơn vị
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
1. Tổng tài sản
Triệu đ
175.558
179.794
204.223
2. Nguồn vốn chủ sở hữu
Triệu đ
90.078
92.240
95.581
3. Sản lượng than tiêu thụ
Tấn
6.464.350
7.640.360
8.966.700
4. Tổng doanh thu và thu nhập khác
Triệu đ
1.939.890
2.368.511
2.869.120
5. Tổng chi phí
Triệu đ
1.935.180
2.362.691
2.862.310
6. Kết quả kinh doanh
Triệu đ
4.710
5.820
6.810
7. Nộp ngân sách
Tr iệuđ
5.600
6.820
7.100
8. Thu nhập bình quân người / tháng
1000.Đ
1.470
1.810
2.100
(*) Nguồn tài liệu: Các báo cáo tài chính năm 2001, 2002, 2003 của Công ty.
Cùng với sự tăng trưởng mạnh mẽ của ngành Than từ khi thành lập đến nay Công ty luôn là nhà cung cấp số một các loại than thương phẩm trên thị trường Việt Nam. Sản phẩm của Công ty trên thị trường luôn được đánh giá cao về chất lượng và sự ổn định. Uy tín và thương hiệu của Công ty trên thị trường than Việt Nam ngày càng được khẳng định, đó cũng là một lợi thế quan trọng để Công ty đạt được mục tiêu tăng trưởng và phát triển mạnh qua các năm.
Công ty có 10 công ty hạch toán phụ thuộc nằm rải ở các địa bàn từ Hà tĩnh trở ra phía bắc. Các công ty này là các đơn vị trực tiếp thực hiện công tác chế biến và kinh doanh trên các địa bàn được phân công.
2.1.2. Mô hình tổ chức quản lý và sản xuất kinh doanh
Bảng số 8
Danh sách các đơn vị thành viên trực thuộc Công ty Than miền bắc
TT
Đơn vị
Địa chỉ
1
Công ty than Quảng Ninh
Số 11 Lê Thánh Tông – Hạ Long - Quảng Ninh
2
Công ty than Hà Nam Ninh
Km số 2 đường Ninh Bình - Nam Định
3
Công ty than Hà Nội
Số 5 Phan Đình Giót - Thanh Xuân - Hà Nội
4
Công ty than Vĩnh Phú
Phường Thanh Miên - Việt Trì - Phú Thọ
5
Công ty than Tây Bắc
Phường Hồng Hà - Thành phố Yên Bái
6
Công ty than Bắc Thái
Phường Tân Long – Thành phố TháI Nguyên
7
Công ty than Hải Phòng
Số 39 đường Trần Phú - Thành phố Hải Phòng
8
Công ty than Thanh Hoá
Phường Ngọc Trạo – Thành phố Thanh Hoá
9
Công ty than Nghệ Tĩnh
124 Trần Hưng Đạo – Thành phố Vinh – Nghệ An
10
Công ty than Bắc Lạng
Khu I Thị cầu – Thị xã Bắc Ninh – Tỉnh Bắc Ninh
Bộ máy quản lý điều hành của Công ty gồm ban lãnh đạo và các phòng ban nghiệp vụ đóng tại số 5 Phan Đình Giót - Thanh Xuân - Hà Nội là cơ quan đầu não điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Hiện nay mô hình tổ chức bộ máy quản lý của Văn phòng Công ty được tổ chức vận hành theo Quyết định số 46/QĐ-TCNS ban hành ngày 11/01/2004 về việc “tổ chức và hoạt động của bộ máy giúp việc Giám đốc Công ty”. Theo đó sẽ có 3 Phó Giám đốc là người trực tiếp chịu sự điều hành của Giám đốc. Mỗi Phó Giám đốc sẽ chịu trách nhiệm về một số lĩnh vực nhất định do Giám đốc phân công. Dưới Giám đốc và các Phó Giám đốc là các phòng ban nghiệp vụ, bao gồm 7 Phòng và Trung tâm Xuất nhập khẩu. Các Phòng và Trung tâm Xuất nhập khẩu chịu sự điều hành trực tiếp của Giám đốc và các Phó Giám đốc, có chức năng và nhiệm vụ được quy định chi tiết trong Quyết định định số 46/QĐ-TCNS ban hành ngày 11/01/2004 về việc “tổ chức và hoạt động của bộ máy giúp việc Giám đốc Công ty”.
Sơ đồ số 2
Mô hình tổ chức BM quản lý của VP Công ty Than miền bắc
Giám Đốc
Phó Giám đốc 1
Phòng tài chính Kế tóan
Phòng Đầu tư
Phòng Thị trường
Phòng kiểm toán
Phòng Hành chính
Phòng Tổ chức nhân sự
Phòng Thanh tra
Trung tâm Xuất nhập khẩu
Phó Giám đốc 3
Phó Giám đốc 2
Sơ đồ số 03
Mô hình tổ chức SXKD Công ty Than miền bắc
Ban Giám đốc Công ty
Văn phòng Công ty
Công ty Than Hà Nội
Trạm Than Vĩnh T...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status