Lợi thế cạnh tranh quốc gia của ngành du lịch Việt Nam - pdf 28

Download miễn phí Khóa luận Lợi thế cạnh tranh quốc gia của ngành du lịch Việt Nam



MỤC LỤC
 
DANH MỤC KÍ HIỆU VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ LỢI THẾ CẠNH TRANH QUỐC GIA CỦA NGÀNH DU LỊCH VIỆT NAM 4
I. Một số khái niệm cơ bản 4
1. Cạnh tranh và các cấp độ cạnh tranh 4
2. Lợi thế cạnh tranh quốc gia của ngành 7
3. Dịch vụ du lịch và ngành du lịch 8
II. Lý thuyết về lợi thế cạnh tranh quốc gia của M. Porter 14
1. Tư tưởng chung 14
2. Mô hình kim cương và các nhân tố quyết định lợi thế cạnh tranh quốc gia của ngành du lịch 18
III. Tính tất yếu phải nâng cao lợi thế cạnh tranh quốc gia của ngành du lịch 30
CHƯƠNG II
PHÂN TÍCH LỢI THẾ CẠNH TRANH QUỐC GIA CỦA NGÀNH DU LỊCH VIỆT NAM 33
I. Phân tích lợi thế cạnh tranh quốc gia của ngành du lịch Việt Nam theo mô hình kim cương của M. Porter 33
1. Điều kiện các yếu tố sản xuất của ngành du lịch 33
1.1. Nguồn tài nguyên thiên nhiên 33
1.2. Nguồn tài nguyên nhân văn 36
1.3. Nguồn vốn và cơ sở hạ tầng 38
1.4. Nguồn nhân lực du lịch 41
2. Điều kiện về cầu du lịch 44
3. Các ngành hỗ trợ và liên quan 45
4. Chiến lược, cơ cấu và cạnh tranh nội địa của các doanh nghiệp du lịch Việt Nam 51
5. Vai trò của cơ hội 55
6. Vai trò của Chính phủ 58
II. Đánh giá việc phát huy lợi thế cạnh tranh quốc gia của ngành du lịch Việt Nam 61
1. Những thành tựu đạt được 61
2. Một số hạn chế 67
 Về việc đầu tư nâng cao chất lượng các yếu tố đầu vào của ngành du lịch 67
 Về công tác kích cầu du lịch 69
 Về mối liên kết giữa du lịch với các ngành hỗ trợ và liên quan 69
 Về cơ chế quản lý hoạt động du lịch 71
 Những hạn chế về hoạt động xúc tiến du lịch 72
CHƯƠNG III
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO LỢI THẾ CẠNH TRANH QUỐC GIA CỦA NGÀNH DU LỊCH VIỆT NAM 74
I. Định hướng phát triển của ngành du lịch Việt Nam 74
1. Dự báo thị trường du lịch trong những năm tới 74
1.1. Thị trường quốc tế 74
1.2. Thị trường Việt Nam 75
2. Định hướng và mục tiêu phát triển ngành du lịch đến năm 2010, tầm nhìn 2020 76
 Định hướng tổng quát 76
 Mục tiêu phát triển du lịch Việt Nam 77
II. Một số giải pháp nâng cao lợi thế cạnh tranh quốc gia của ngành du lịch Việt Nam
1. Nhóm giải pháp đối với điều kiện các yếu tố sản xuất 79
2. Nhóm giải pháp đối với điều kiện về cầu du lịch 84
3. Nhóm giải pháp đối với các ngành hỗ trợ và liên quan 86
4. Nhóm giải pháp đối với chiến lược, cơ cấu và cạnh tranh ngành 89
KẾT LUẬN . 92
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 93
PHỤ LỤC
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


hí nhân công luôn có khả năng bị các quốc gia khác vô hiệu hóa, bằng chứng là giá nhân công tại các nước trong khu vực đang có xu hướng cạnh tranh ngày càng gay gắt.
Số lượng và sự phân bổ nguồn nhân lực du lịch
Trước tiên cần đề cập tới số lượng cũng như sự phân bổ lao động du lịch tại Việt Nam. Trong những năm qua, mặc dù lực lượng lao động trong ngành du lịch đã có sự gia tăng không ngừng về số lượng từ chưa đầy 20.000 lao động ở thời điểm năm 1990 tới trên 1 triệu lao động tính đến hết 8 tháng đầu năm 2008 [21, 22]. Mặc dù vậy, với mục tiêu đón 6 triệu khách quốc tế, 25 triệu khách nội địa vào năm 2010, cung nhân lực du lịch Việt Nam vẫn chưa bắt kịp với cầu. Cùng với tình trạng thiếu về số lượng lao động thì việc phân bổ lao động không đồng đều theo lãnh thổ, theo lĩnh vực cũng là một bất cập dẫn tới tình trạng chỗ thừa vẫn thừa, chỗ thiếu vẫn thiếu. Luồng di chuyển không ngừng lao động từ các địa phương về khu vực thành thị cùng với tính chất thời vụ của kinh doanh du lịch đã và đang gây ra những khó khăn về nguồn cung nhân lực trong ngành. Bên cạnh đó, những định kiến về công việc lao động trong các cơ sở lưu trú như khách sạn, nhà nghỉ cũng là rào cản trong việc thu hút nguồn nhân lực gắn bó lâu dài với ngành.
Chất lượng nguồn nhân lực du lịch
Tuy nhiên, sự thiếu hụt nhân lực lao động chỉ là khó khăn trước mắt, khó khăn lâu dài đối với ngành du lịch Việt Nam vẫn là chất lượng nguồn nhân lực du lịch. Đây được coi là bất lợi thế đối với ngành du lịch nước nhà bởi du lịch là ngành dịch vụ sử dụng lao động thủ công, trực tiếp của con người là chủ yếu. Do vậy, trình độ của người lao động là nhân tố quan trọng quyết định đến chất lượng sản phẩm, dịch vụ, từ đó quyết định đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, cũng giống với tình trạng của nhiều ngành khác, nguồn nhân lực của ngành du lịch vừa thừa lại vừa thiếu, thừa lao động chưa được đào tạo, tay nghề thấp và thiếu lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao. Số liệu thống kê của Tổng cục Du lịch tính đến hết tháng 10/2008 cho thấy, trong số trên 1 triệu lao động trong ngành du lịch , khoảng 53% dưới sơ cấp, 18% sơ cấp, 15% trung cấp, 12% cao đẳng và đại học, 0,2% trên đại học (Biểu đồ 2.2)
Biểu đồ 2.2: Chất lượng đào tạo của nguồn nhân lực du lịch Việt Nam
Nguồn: Trung tâm thông tin du lịch, Tổng cục Du lịch
Đặc biệt trong số 285.000 lao động trực tiếp trong ngành, chỉ có 42% được đào tạo về du lịch, 38% từ ngành khác chuyển sang và 20% còn lại không hề qua đào tạo mà chủ yếu làm việc ngay khi kết thúc chương trình học phổ thông. Đó là chưa kể tới việc nguồn nhân lực du lịch, dù được đào tạo thì hầu hết cũng chỉ ở bề nổi, không gắn liền với thực tế công việc và yếu về khả năng ngoại ngữ. Thực trạng trên xuất phát từ vấn đề đào tạo du lịch chủ yếu vẫn ở bề nổi, chưa gắn liền với thực tế công việc. Vì vậy, mặc dù tính tới thời điểm hiện tại, cả nước đã có trên 40 trường đại học có khoa du lịch, 83 trường cao đẳng và trung cấp du lịch, hàng năm đào tạo hàng chục ngàn học sinh, sinh viên làm việc trong ngành du lịch nhưng vẫn chưa đáp ứng được những yêu cầu đặt ra đối với chất lượng nguồn nhân lực du lịch. Với nguồn nhân lực còn thiếu và yếu như vậy, hệ quả tất yếu là Việt Nam bị WTTC xếp ở vị trí gần cuối trong bảng đánh giá năng lực cạnh tranh về nhân lực du lịch thuộc một số nước trong khu vực (Bảng 2.2)
Bảng 2.2: Đánh giá năng lực cạnh tranh về nguồn nhân lực của
ngành du lịchViệt Nam
Tên nước
Nguồn nhân lực
Singapore
71,60
Malayxia
50,70
Thái Lan
57,80
Indonexia
44,36
Philippines
65,76
Việt Nam
48,51
Capuchia
22,69
Nguồn: WTTC
Ghi chú: 1,00 : Cạnh tranh kém nhất
100,00 : Cạnh tranh tốt nhất
Đặc biệt, trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, du lịch Việt Nam phải chịu áp lực rất lớn từ chính những đối thủ trong khu vực. Nếu chỉ dựa vào lợi thế ngắn hạn từ nguồn nhân lực giá rẻ mà không chú trọng đầu tư, xây dựng lợi thế cạnh tranh dài hạn là nguồn nhân lực có chuyên môn, nghiệp vụ và trình độ cao, Việt Nam sẽ không thể bắt kịp những yêu cầu quốc tế về nguồn nhân lực. Sự phát triển không tương xứng của lực lượng lao động với hạ tầng du lịch trong những năm gần đây là một trở ngại rất lớn đối với Việt Nam khi thu hút du khách, đặc biệt là nhóm khách hàng cao cấp. Bên cạnh đó, việc đặt mục tiêu tới năm 2015, Việt Nam sẽ có khoảng 1,5 tới 2 triệu lao động trong ngành du lịch và 80% lực lượng này được đào tạo nghiệp vụ du lịch cũng là một bài toán hóc búa với ngành du lịch Việt Nam.
Tóm lại, ngành du lịch Việt Nam có lợi thế cạnh tranh quốc gia chủ yếu ở hai nhóm nhân tố: tài nguyên du lịch và nguồn nhân lực. Tuy nhiên, lợi thế về tài nguyên du lịch dồi dào cũng như nhân công giá rẻ chỉ mang tính chất ngắn hạn. Trong dài hạn, những lợi thế này nếu không có chiến lược duy trì, phát huy và mở rộng từ các cấp quản lý sẽ sớm rơi vào tình trạng hao mòn và bị các quốc gia khác vô hiệu hóa. Ngược lại, những bất lợi về nhân tố sản xuất của ngành du lịch Việt Nam như quy mô, chất lượng hạ tầng du lịch hoàn toàn có thể đóng góp vào sự thành công lâu dài của ngành thông qua ảnh hưởng của chiến lược và sự đổi mới. Chính vì vậy, nhân tố sản xuất không thể hạn chế trong khái niệm về những yếu tố có sẵn mà trái lại, hoàn toàn mang tính động, luôn luôn tác động làm biến đổi lợi thế cạnh tranh của một quốc gia trong một lĩnh vực nhất định.
Điều kiện về cầu du lịch
Nhân tố thứ hai được đề cập tới trong mô hình kim cương của M. Porter là điều kiện về cầu. Trong lý thuyết về lợi thế cạnh tranh quốc gia của mình, M. Porter đã khẳng định vai trò ảnh hưởng sâu sắc của các điều kiện cầu trong nước về hàng hóa dịch vụ đối với sự phát triển ngành kinh doanh mặt hàng, dịch vụ đó. Ngành du lịch cũng không phải là ngoại lệ.
Nhiều người e ngại rằng, có lẽ sự toàn cầu hóa cạnh tranh sẽ làm giảm tầm quan trọng của thị trường nội địa. Tuy nhiên, thực tế đã chứng minh, các quốc gia đã và đang tạo được lợi thế cạnh tranh trong những ngành mà ở đó nhu cầu trong nước tạo cho công ty một bức tranh rõ ràng hơn hay sớm hơn về các nhu cầu quốc tế. Đối với một ngành kinh tế dịch vụ như du lịch, khi mà sản phẩm tiêu thụ gắn chặt và có độ nhạy cảm cao với nhu cầu khách hàng, thị trường trong nước càng đóng vai trò quan trọng, không chỉ đem lại nguồn lợi về kinh tế mà còn góp phần định hướng, nâng cao, hoàn thiện cơ cấu phát triển ngành, đáp ứng nhu cầu của thị trường quốc tế. Số liệu khảo sát về du lịch Việt Nam gần đây đã cho thấy, trong số gần 22 triệu lượt khách du lịch nội địa trong năm qua có hơn 1 triệu lượt khách có khả năng chi trả cao chẳng kém gì khách nước ngoài. Qua đó chúng ta nhận thấy, mức sống chung của người dân Việt Nam, đặc biệt là một bộ phận người dân có thu nhập cao ngày một nâng lên. Bên cạnh những khách hàng mang tính đại chúng đã xuất hiện nhiều hơn những khách hàng nội địa khó tính đối với sản phẩm du lịch.
Lượng khách du lịch nội địa đóng vai trò nòng cốt trong việc khẳng định giá trị của một điểm đến du lịch trong nước, từ đó kích thích nhu cầu, ham muốn khám phá những điểm đến đó của du khách quốc tế. Đặc biệt, lượng khách du lịch nội địa đi du lịch nước ngoài, tiếp xúc với những dịch vụ du lịch mang chất lượng quốc tế, khi trở về Việt Nam sẽ có những yêu cầu khắt khe hơn đối với sản phẩm du lịch trong nước. Đối tượng “khách hàng khó tính” này vừa là thách thức buộc các doanh nghiệp du lịch nội địa phải nâng cao chất lượng phục vụ nếu không muốn mất thị phần vào tay các công ty nước ngoài, vừa là cơ hội để các doanh nghiệp tiếp cận gần hơn với nhu cầu của khách du lịch quốc tế. Dựa vào nhu cầu nội địa để đoán nhu cầu quốc tế sẽ đem lại cho ngành du lịch một nước lợi thế cạnh tranh so với nước khác khi đón đầu và đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của thị trường khách rộng lớn trên phạm vi toàn cầu.
Các ngành hỗ trợ và liên quan:
Ngành giao thông vận tải
Bản chất của du lịch là một ngành mang tính “động”, gắn liền với sự dịch chuyển của du khách. Chính vì vậy, không thể phủ nhận vai trò của hạ tầng giao thông đối với sự phát triển du lịch của một quốc gia. Một quốc gia có lợi thế về hạ tầng giao thông vận tải tức là có lợi thế khá lớn về tiềm năng phát triển du lịch.
Nhận thức được vai trò quan trọng của hạ tầng giao thông đối với nền kinh tế, trong Chiến lược phát triển giao thông vận tải đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Chính phủ đã xác định rõ: “Giao thông vận tải là một bộ phận quan trọng trong kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, cần ưu tiên đầu tư phát triển”. Từ quan điểm phát triển cùng với sự quan tâm, chú trọng của nhà nước cùng các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước, hạ tầng giao thông Việt Nam những năm gần đây đã có những tiến bộ nhất định, tạo điều kiện thuận lợi cho giao lưu phát triển kinh tế - xã hội, đóng góp đáng kể vào kết quả hoạt động của ngành du lịch.
Vận tải hàng không
Trước tiên phải kể tới ngành hàng không dân dụng với loại hình vận tải có số khách du lịch sử dụng trong lộ trình dài và ngắn đều đạt mức cao nhất so với các loại hình vận tải khác. Hệ thống vận tải hàng không trên cả nước hiện có 4...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status