Hoàn thiện công tác thẩm định dự án vay vốn ngành dệt tại ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam chi nhánh Thăng Long - pdf 28

Download miễn phí Chuyên đề Hoàn thiện công tác thẩm định dự án vay vốn ngành dệt tại ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam chi nhánh Thăng Long



MỤC LỤC
 
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH THĂNG LONG VÀ CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ 3
I. TỔNG QUAN VỀ NH TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM , CHI NHÁNH THĂNG LONG 3
1. Khái quát chung về lịch sử hình thành , phát triển 3
1.1. Lịch sử hình thành 3
1.2.Sơ đồ bộ máy tổ chức 3
1.3.Các phòng ban chức năng 5
1.3.1.Phòng hành chính nhân sự 5
1.3.2.Phòng kế toán và thanh toán dịch vụ 6
1.3.3. Phòng khách hàng 7
1.3.4. Phòng ngân quỹ 9
1.3.5.Tổ kiểm tra nội bộ 10
2.Tình hình hoạt động của Chi nhánh 10
2.1.Hoạt động huy động vốn 10
2.1.Hoạt động cho vay 13
2.3.Hoạt động kinh doanh dịch vụ 14
2.5 Công tác ngân quỹ 15
2.6. Hoạt động đầu tư 16
II.KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NH TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM , CHI NHÁNH THĂNG LONG 17
1.Những quy định của NH TMCP Ngoại thương Việt Nam, Chi nhánh Thăng Long về cho vay theo dự án đầu tư 17
1.1.Các nguyên tắc chung trong chính sách tín dụng của NH TMCP Ngoại thương Việt Nam . 17
1.2.Quy định về đối tượng cho vay 20
1.3.Quy định về nguyên tắc vay vốn 20
1.4 Quy định về điều kiện cho vay 21
1.5. Quy định về hạn mức cho vay 22
1.6.Quy định về mức lãi suất cho vay 22
1.7.Quy định về thời hạn cho vay 23
1.8.Các quy định khác 23
2. Số lượng và quy mô các dự án đầu tư được thẩm định tại Chi nhánh 25
2.1.Phân loại dự án được thẩm định theo loại hình cho vay 26
CHƯƠNG II.THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN VAY VỐN NGÀNH DỆT TẠI NH TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH THĂNG LONG 28
I . KHÁI QUÁT DỰ ÁN DỆT MAY VÀ YÊU CẦU ĐỐI VỚI CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CÁC DỰ ÁN DỆT MAY TẠI NH TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM-CHI NHÁNH THĂNG LONG. 28
1. Khái quát chung về ngành dệt may Việt Nam 28
2. Vai trò công tác thẩm định dự án 34
3. Yêu cầu của công tác thẩm định dự án ngành dệt tại Chi nhánh 35
II.THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN VAY VỐN NGÀNH DỆT TẠI CHI NHÁNH NHNT THĂNG LONG 36
1. Quy trình thẩm định dự án vay vốn tại Chi nhánh Thăng Long 36
2. Phương pháp thẩm định 38
2.1.Thẩm định theo trình tự 39
2.1.1.Thẩm định tổng quát 39
2.1.2.Thẩm định chi tiết 39
2.2.Phương pháp so sánh đối chiếu chỉ tiêu 40
2.3.Phương pháp phân tích độ nhạy 41
2.4. Phương pháp dự báo 42
3.Nội dung thẩm định 42
3.1. Thẩm định khách hàng vay vốn 42
3.1.1 Khái quát về khách hàng vay vốn 43
3.1.2. Thẩm định hồ sơ pháp lý,năng lực pháp lý và năng lực tài chính của khách hàng 43
3.2. Thẩm định dự án vay vốn 46
3.2.1. Khái quát chung về dự án 46
3.2.2. Thẩm định chi tiết dự án vay vốn 46
3.3. Thẩm định tài sản đảm bảo. 53
3.4. Ước lượng và kiểm soát rủi ro 54
3.5. Ra quyết định 54
4. Thẩm định dự án vay vốn “Đầu tư thiết bị dệt Link tự động điện tử để sản xuất bít tất Links , bít tất Rib chất lượng cao ” của Công ty cổ phần dệt kim Hà Nội 54
4.1. Thẩm định khách hàng 54
4.1.1. Giới thiệu chung về khách hàng 54
4.1.2. Thẩm định hồ sơ năng lực pháp lý và năng lực tài chính của công ty cổ phần Dệt kim Hà Nội 55
4.2. Thẩm định dự án đầu tư 64
4.2.1. Mô tả dự án 64
4.2.2. Khái quát chung về dự án 64
4.2.3. Thẩm định dự án đầu tư 65
4.2.3.1. Thẩm định sự cần thiết phải đầu tư của dự án 65
4.2.3.2. Thẩm định các căn cứ pháp lý của dự án 66
4.2.3.3. Thẩm định khía cạnh thị trường của dự án 67
4.2.3.4. Thẩm định kỹ thuật của dự án 68
4.2.3.5. Thẩm định tài chính dự án 71
4.2.3.7. Khả năng phát triển và mở rộng dự án trong tương lai . 78
4.3.Thẩm định tài sản đảm bảo 79
4.4. Ước lượng và kiểm soát rủi ro 79
4.5. Những điểm lợi nổi bật doanh nghiệp sẽ thu được từ dự án và những khó khăn sẽ gặp phải 79
4.6. Kết luận 81
III. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN VAY VỐN NGÀNH DỆT TẠI NHTMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH THĂNG LONG. 82
1. Những thành tựu đạt được 82
2. Hạn chế tồn tại và nguyên nhân 86
2.1.Về quy trình thẩm định dự án 86
2.2.Về phương pháp thẩm định 87
2.3.Về nội dung thẩm định 87
2.4.Về nguồn thông tin phục vụ cho công tác thẩm định. 88
2.5.Về hệ thống trang thiết bị phục vụ cho công tác thẩm định 90
2.6. Về trình độ chuyên môn của cán bộ công nhân viên 90
CHƯƠNG III .MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN VAY VỐN ĐẦU TƯ NGÀNH DỆT MAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM , CHI NHÁNH THĂNG LONG 92
1. Định hướng của Chi nhánh trong thời gian tới 92
2. Một số giải pháp 93
2.1. Giải pháp về quy trình thẩm định 94
2.2. Giải pháp về phương pháp thẩm định 95
2.3. Giải pháp về nội dung thẩm định 96
2.4. Giải pháp về con người 97
2.5. Giải pháp về thiết bị công nghệ 98
2.6. Giải pháp về tổ chức 100
3.Kiến nghị 101
3.1.Về phía Nhà nước và các Bộ Ngành 101
3.2.Đối với NHNN . 101
3.3. Đối với chủ đầu tư lĩnh vực dệt may 102
3.4.Kiến nghị với ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam, Chi nhánh Thăng Long. 102
KẾT LUẬN 104
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 105
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp dệt may đến năm 2010.
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 55/2001/QĐ-TT ngày 23/04/2001 về phê duyệt chiến lược phát triển ngành dệt và một số cơ chế, chính sách hỗ trợ thực hiện chiến lược phát triển ngành đến năm 2010
Đánh giá sự phù hợp của dự án với những quy định hay thông lệ quốc tế về dệt may: Văn bản được tham khảo ở đây sẽ là những văn bản liên quan đến Hiệp định thương mại Việt Mỹ, những văn bản liên quan đến hạn ngạch dệt may của WTO..
Thẩm định khía cạnh thị trường của dự án
Thẩm định thị trường tiêu thụ sản phẩm của dự án là một nội dung rất quan trọng, do đó khi thẩm định cần xem xét tính đầy đủ, tính chính xác trong từng nội dung phân tích cung cầu thị trường về sản phẩm của dự án. Sử dụng các tiêu chí sau để đánh giá:
+ Với loại hình sản phẩm của dự án thì nhu cầu của người tiêu dùng như thế nào? Sản phẩm dệt may được sản xuất ra có thỏa mãn nhu cầu người tiêu dùng hay không?
+ Sản phẩm của dự án có những ưu, nhược điểm gì?
+ cách tiếp thị, quảng bá sản phẩm của dự án, cách tiêu thụ và mạng lưới phân phối sản phẩm được tiến hành ra sao, có đem lại hiệu quả hay không?
+ Xem xét tính cạnh tranh và khả năng chiếm lĩnh thị trường về sản phẩm của dự án. Sản phẩm có chiếm được lòng tin người tiêu dùng hay không? Kinh ngiệm và uy tín của doanh nghiệp trong quan hệ thị trường về sản phẩm
+ Thị trường mục tiêu mà sản phẩm hướng đến. Với ngành dệt may thì sản phẩm được sản xuất ra chủ yếu phục vụ xuất khẩu nên việc xác định thị trường mục tiêu là rất quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại của chiến lược kinh doanh. Khi thẩm định khâu này cần xác định rõ sản phẩm có đáp ứng các yêu cầu về tiêu chuẩn xuất khẩu hay không? Đánh giá đúng tương quan giữa hàng xuất khâu và hàng ngoại về chất lượng, hình thức, đánh giá tiềm năng xuất khẩu của sản phẩm.Một yếu tố quan trọng trong khâu này là xác định xem thị trường dự kiến xuất khẩu có bị hạn chế bởi hạn ngạch không.
Thị trường hạn ngạch : Thi trường Mỹ và thị trường EU. Khi xuất khẩu sản phẩm sang các thị trường này thì các doanh nghiệp dệt may Việt Nam thường gặp khó khăn do các chính sách bảo hộ không rõ ràng, thiếu công bằng với các doanh nghiệp dệt may Việt Nam và khi tiến vào các thị trường này hàng dệt may của chúng ta phải cạnh tranh rất gay gắt với hàng xuất khẩu của Trung Quốc với ưu thế vượt trội về giá thành và mẫu mã sản phẩm.
Thi trường phi hạn ngạch là các thị trường Trung cận Đông, thị trường Châu Phi và Nhật Bản, Hàn Quốc. Với các thị trường này thì hàng dệt may Việt Nam có sức cạnh tranh khá lớn nhưng lại gặp khó khăn vì thuế xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường này vẫn khá cao ( 10% ) ảnh hưởng tới giá cả sản phẩm.
Thị trường nội địa : Đặc điểm của thị trường này là khá rộng lớn và đa dạng, người tiêu dùng cũng khá dễ tính nhưng lại phải đối mặt với tình trạng hàng nhập lậu từ Trung Quốc tràn lan trên thị trường. Nếu các doanh nghiệp dệt may biết khai thác thì đây là một thị trường đầy tiềm năng.
Thẩm định khía cạnh kỹ thuật của dự án
- Về công nghệ mà dự án sử dụng: dự án sử dụng thiết bị, công nghệ có phù hợp hay với các tiêu chuẩn định mức kinh tế kỹ thuật của ngành dệt hay không? Việc thẩm định phải làm rõ được các ưu điểm và những hạn chế của công nghệ lựa chọn. Cần chú ý đến nguồn gốc xuất xứ, mức độ hiện đại, sự phù hợp của công nghệ với sản phẩm của dự án cũng như những đặc điểm của ngành dệt may Việt Nam.
+ Cần xem xét phương án chuyển giao kỹ thuật công nghệ, chế độ bảo trì và hướng dẫn vận hành máy tại Việt Nam.
+ Kiểm tra tính đồng bộ với công suất của các thiết bị, các công đoạn sản xuất, mức độ tiêu hao nguyên nhiên vật liệu, năng lượng của thiết bị.
+ Xem xét kỹ các điều khoản của hợp đồng nhập khẩu có phù hợp với luật và thông lệ ngoại thương không? Trách nhiệm của các bên liên quan như thế nào?Giá cả và cách thanh toán có hợp lý không?
+ Uy tín của nhà cung cấp
- Thẩm định nguồn cung đầu vào của dự án
Xác định nguồn cung các nguyên vật liệu đầu vào, với ngành dệt thì nguyên vật liệu chính là các loại sợi bông thiên nhiên, sợi tổng hợp, và chủ yếu phải nhập khẩu từ nước ngoài. Khi thẩm định cần đánh giá các nội dung chủ yếu sau:
+ Đánh giá sự sẵn có của các nguyên vật liệu phục vụ cho dự án:
Hoạt động của doanh nghiệp cần những loại nguyên liệu nào? Dự báo sự thay đổi về giá cả, về chất lượng hay sự khan hiếm nguyên vật liệu có thể gặp phải.
Chi phí cho nguyên vật liệu có hợp lý hay không? Mức độ sẵn có của nguyên liệu như thế nào? Doanh nghiệp có phương án thay thế nguyên liệu không? Lượng nguyên liệu tồn kho tối đa và tối thiểu là bao nhiêu? cách vận chuyển, cách giao hàng được tiến hành như thế nào?
Ngoài nguyên vật liệu chính thì cũng cần xem xét đến nhu cầu sử dụng và cung cấp điện nước, nhiên liệu của dự án vì đây là các nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp đến tính khả thi của dự án.
+ Đánh giá nhà cung cấp nguyên liệu : Đánh giá mức độ tin cậy, sự tín nhiệm của nhà cung cấp nguyên liệu, tính ổn định về giá cả và sự đảm bảo về chất lượng của nguyên vật liệu.
+ Thẩm định địa điểm mà dự án sẽ được triển khai xem có phù hợp, có thuận tiện cho việc nhập các nguyên liệu đầu vào hay có gần nguồn nguyên liệu hay không? Tiến hành phân tích đánh giá các các giải pháp xây dựng như: giải pháp về mặt bằng, giải pháp kết cấu, giải pháp kiến trúc và giải pháp về công nghệ và tổ chức xây dựng căn cứ vào yêu cầu công nghệ, các định mức, tiêu chuẩn xây dựng của loại dự án, nhu cầu xây dựng các hạng mục công trình chính, công trình phụ trợ và hạ tầng kỹ thuật.
- Thẩm định ảnh hưởng của dự án đến môi trường:
+ Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường ( Chất thải, tiếng ồn)
+ Đánh giá các biện pháp bảo về môi trường
Thẩm định khía cạnh tài chính của dự án
Đây là công tác quan trọng nhất ảnh hưởng đến quyết định cho vay của ngân hàng vì ngân hàng chỉ cho dự án vay vốn dự án có tính khả thi và đem lại lợi nhuận cho chủ đầu tư. Cán bộ thẩm định tiến hành theo các nội dung sau:
- Thẩm tra mức độ hợp lý của tổng vốn đầu tư và tiến độ bỏ vốn xem lượng vốn như vậy có hợp lý không? Có gây lãng phí vốn đầu tư hay không?
+ Vốn đầu tư thiết bị: Kiểm tra giá mua, chi phí vận chuyển, bảo quản, lắp đặt, chi phí chuyển giao?
+ Chi phí quản lý và các loại chi phí khác
+ Chi phí trả lãi vay ngân hàng trong thời gian thi công có hợp lý không?
+ Nhu cầu vốn lưu động ban đầu?
Từ đó đánh giá nhu cầu đầu tư theo dự án, nhu cầu này phải được tính dựa trên tổng hợp các khoản chi phí về xây dựng, giải phóng mặt bằng, mua và lắp đặt thiết bị và các tài sản lưu động cần thiết để bắt đầu quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Thẩm tra nguồn vốn huy động cho dự án
Thẩm định tính cân đối giữa nguồn vốn tự có của chủ đầu tư với nguồn vốn đi vay từ các tổ chức tín dụng hay vốn được tài trợ, vốn vay ưu đãi và các nguồn vốn khác.
- Việc thẩm định các nội dung này cần làm rõ mức vốn đầu tư cần thiết của từng nguồn vốn dự kiến để đi sâu phân tích tìm hiểu khả năng thực hiện của các nguồn vốn đó.
Thẩm định các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án: Cán bộ tín dụng sẽ tiến hành kiểm tra tính toán lại dòng tiền của dự án qua các năm sau đó sẽ đánh giá các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tài chính. Các chỉ tiêu được sử dụng phổ biến là:
+ Giá trị hiện tại ròng ( NPV ) = Giá trị hiện tại dòng thu – Giá trị hiện tại dòng chi
Ưu điểm của công cụ này là tính đến giá trị thời gian của tiền và quy mô dự án. Nó cho biết quy mô tiền lãi có thể thu được từ dự án. NPV là một tiêu chuẩn hiệu quả tuyệt đối tính đầy đủ đến giá trị theo thời gian của đồng tiền, tính đầu đủ của mọi khoản thu và chi trong cả thời kì hoạt động hay phân tích dự án. Vì vậy, NPV là tiêu chuẩn để xác định dự án có thể đạt tổng lợi ích lớn nhất với những nguồn vốn hạn định
Tuy nhiên NPV cũng có một số các nhược điểm nhất định. Thứ nhất, chỉ tiêu này phụ thuộc vào tỷ suất chiết khấu được chọn. Tỷ suất này càng nhỏ thì NPV càng lớn và ngược lại. Việc xác định chính xác tỉ suất này là rất khó, nhất là khi thị trường vốn có nhiều biến động. Thứ hai, khi sử dụng công cụ này khá phức tạp, đòi hỏi dòng tiền mặt của dự án đầu tư phải được dự báo độc lập đến hết năm cuối cùng của dự án và các thời điểm phát sinh chúng. Thứ ba, NPV là chỉ tiêu tuyệt đối nên dùng phương pháp này mới chỉ dừng lại ở mức lãi lỗ thực của dự án mà nó chưa cho biết tỉ lệ lãi đó trên số vốn đầu tư như thế nào.
+ Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR): IRR là tỷ suất chiết khấu mà ứng với nó là giá trị hiện tại thuần NPV bằng 0.
Công thức tính:
Trong đó: i1: tỉ suất chiết khấu thấp hơn, NPV(i1)>0
i2: tỉ suất chiết khấu cao hơn, NPV(i2)<0
NPV(i1) : giá trị hiện tại ứng với i1
NPV(i2) : giá trị hiện tại ứng với i2
Như đã nói ở trên, tỷ suất chiết khấu ảnh hưởng rất lớn đến việc tính toán chỉ tiêu NPV nên để khắc phục nhược điểm này người ta sử dụng công cụ IRR. Về ý nghĩa kinh tế: khi NPV=0 tức là toàn bộ số tiền vốn bỏ ra đã được hiệu quả bằng toàn bộ só tiền thu nhập hoàn vốn hàng n...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status