Phân tích kết quả kinh doanh thương mại của công ty TNHH thương mại và kỹ thuật Tân Liên Minh giai đoạn 2003-2007 - pdf 28

Download miễn phí Chuyên đề Phân tích kết quả kinh doanh thương mại của công ty TNHH thương mại và kỹ thuật Tân Liên Minh giai đoạn 2003-2007



MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: Những vấn đề chung về công tác phân tích kết quả kinh doanh thương mại 2
1.1. Khái niệm chung về thương mại và hoạt động kinh doanh thương mại. 3
1.1.1. Khái niệm về thương mại 3
1.1.2. Hành vi thương mại 5
1.1.2.1. Bản chất của hành vi thương mại 5
1.1.2.2. Các loại hành vi thương mại 6
1.1.3. Thương nhân 8
1.1.3.1. Khái niệm và đặc điểm của thương nhân 8
1.1.3.2. Các loại thương nhân 11
1.2. Khái niệm chung về phân tích thống kê kết quả kinh doanh thương mại 12
1.2.1. Khái niệm phân tích thống kê kết quả kinh doanh 12
1.2.2. Nhiệm vụ, vai trò của phân tích thống kê kết quả kinh doanh 14
1.2.3. Nội dung, phạm vi phân tích thống kê kết quả kinh doanh 15
1.2.4. Các phương pháp phân tích thống kê kết quả kinh doanh 18
1.2.5. Nguồn tài liệu và yêu cầu của công tác phân tích kết quả kinh doanh 22
1.3. Hệ thống chỉ tiêu thống kê kết quả kinh doanh 23
1.3.1. Tổng doanh số kinh doanh 23
1.3.2. Doanh thu 24
1.3.3. Giá trị tăng thêm thương mại (VATM) 26
1.3.4. Tổng mức lợi nhuận kinh doanh thương mại 27
1.3.5. Tỷ suất lợi nhuận: 28
Chương 2: Phân tích thực trạng kết quả kinh doanh của công ty Tân Liên Minh giai đoạn 2003-2007 29
2.1. Một số nét sơ lược về công ty TNHH thương mại và kỹ thuật Tân Liên Minh 29
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty 29
2.1.2. Hệ thống tổ chức và chức năng của công ty Tân Liên Minh 30
2.1.3. Một số kết quả mà công ty đã đạt được trong thời gian qua: 32
2.2. Thực trạng kinh doanh thương mại của công ty TNHH thương mại và kỹ thuật Tân Liên Minh 34
2.2.1. Phân tích kết quả kinh doanh của công ty Tân Liên Minh 35
2.2.2. Phân tích các chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng các khoản chi phí và các chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh của doanh nghiệp 45
Chương 3: Nguyên nhân và các giải pháp nâng cao kết quả kinh doanh thương mại của công ty Tân Liên Minh trong thời gian tới 49
3.1. Đánh giá chung về kết quả kinh doanh của công ty TNHH thương mại và kỹ thuật Tân Liên Minh. 49
3.1.1. Những kết quả mà công ty đã đạt được 49
3.2. Một số kiến nghị nhằm nâng cao kết quả kinh doanh thương mại của công ty 55
3.2.1. Kiến nghị với Chính phủ 55
3.2.2. Kiến nghị với công ty 56
KẾT LUẬN 62
Danh mục tài liệu tham khảo 63
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


động của doanh nghiệp, tìm ra những mặt mạnh, mặt tồn tại trong kinh doanh để đề xuất những giải pháp cho thời kỳ kinh doanh tiếp theo có hiệu quả hơn.
Để đạt được những yêu cầu trên cần tổ chức tốt công tác phân tích phù hợp với loại hình, điều kiện, quy mô kinh doanh và trình độ quản lý ở doanh nghiệp. Tổ chức công tác phân tích thường được tiến hành theo 3 bước sau:
- Chuẩn bị cho quá trình phân tích.
- Tiến hành phân tích.
- Tổng hợp, đánh giá kết quả phân tích.
Các bước này có những nội dung, vị trí riêng nhưng có mối quan hệ mật thiết với nhau, do đó cần tổ chức tốt từng bước để không ảnh hưởng đến quá trình phân tích chung.
Hệ thống chỉ tiêu thống kê kết quả kinh doanh
1.3.1. Tổng doanh số kinh doanh
“Tổng doanh số kinh doanh của doanh nghiệp thương mại là chỉ tiêu bằng tiền biểu hiện toàn bộ kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thương mại trong kỳ nghiên cứu, bao gồm cả dịch vụ hoàn thành và dịch vụ chưa hoàn thành ở các mức độ khác nhau, tức là gồm kết quả hoạt động mua (qm), chuyển bán (qcb) và tiêu thụ (qb)” (giáo trình thống kê thương mại - trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội).
∑pq = ∑pqm + ∆∑pqcb
Trong đó:
∑pqm - Tổng giá trị hàng mua trong kỳ (có thể theo giá mua)
∑pqb - Tổng giá trị hàng hóa bán ra (theo các loại giá mua vào, bán ra)
∆∑pqcb – Giá trị hàng hóa chuyển bán chưa thanh toán
Trong thực tế, nhiều khi chỉ tiêu mua vào ít được chú ý đúng mức mặc dù tự thân nó có ý nghĩa quan trọng trong việc cân đối mua bán và dự trữ cũng như trong việc xác định kết quả hoạt động của các bộ phận (thậm chí do một số điều kiện, có tổ chức thương mại chủ yếu làm nhiệm vụ mua vào như thu mua nông sản).
1.3.2. Doanh thu
Doanh thu nói chung là số tiền thu được nhờ tiêu thụ hàng hóa hay cung cấp các dịch vụ. Doanh thu của doanh nghiệp thương mại là gì? Hiện chưa có quan niệm rõ ràng về vấn đề này.
Theo quan điểm thứ nhất: Đồng nhất doanh thu và doanh số bán hàng, coi doanh số mua vào chỉ là một bộ phận chi phí kinh doanh như các chi phí khác.
Theo quan niệm thứ hai: Đồng nhất doanh thu với chiết khấu thương mại, coi doanh thu là số tiền thu được do cung cấp dịch vụ hoàn thành, không tính đến sản phẩm chưa hoàn thành. Đây chính là quan điểm cần phân biệt giữa doanh thu hay chiết khấu với giá trị sản xuất thương mại. Quan niệm này gần gũi với quan niệm chung hơn. (Giáo trình thống kê thương mại - trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội).
Nhìn chung, có thể nói, doanh thu từ hoạt động kinh doanh là toàn bộ số tiền bán sản phẩm, hàng hóa, cung ứng dịch vụ sau khi trừ các khoản thuế thanh toán, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại (nếu có chứng từ hợp lệ) và được khách hàng chấp nhận thanh toán (không phân biệt đã thu hay chưa thu tiền)
Doanh thu phát sinh từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ là phần doanh thu phát sinh từ giao dịch được xác định bởi thoả thuận giữa doanh nghiệp với bên mua hay bên sử dụng tài sản.
Doanh thu = Giá trị hợp lý từ các khoản thu được hay sẽ thu được– CK thương mại - giảm giá hàng bán – DT hàng bán trả lại
Doanh thu hoạt động tài chính: Phát sinh từ các giao dịch mà DN tiến hành thuộc hoạt động tài chính như tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức và lợi nhuận được chia, các khoản liên quan đến HĐ đầu tư tài chính khác
Chi phí HĐ bán hàng và cung cấp dịch vụ: là những khoản chi phí phát sinh liên quan đến giá vốn của lượng sản phẩm tiêu thụ và lượng dịch vụ đã cung cấp cùng chi phí bán hàng và chi phí quản lý DN phân bổ cho lượng SP, DV, HH đã tiêu thụ trong kỳ
Chi phí HĐ tài chính: là những khoản chi phí phát sinh từ các giao dịch mà DN tiến hành thuộc hoạt động tài chính như lãi tiền vay, chi phí SD bản quyền, số lỗ đầu tư chứng khoán và đầu tư tài chính khác và các khoản chi phí liên quan.
Chi phí khác: là những chi phí phát sinh liên quan đến hoạt động xảy ra không thường xuyên, ngoài các hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ, hoạt động tài chính. VD: chi phí thanh lý TSCĐ, chi phí môi giới, dịch vụ
Phù hợp với doanh thu, thu nhập và chi phí là Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
KQ BH = DT thuần về BH và CC dịch vụ - Giá vốn hàng tiêu thụ - CP BH, QLDN
KQ HĐ tài chính = DT HĐ tài chính – CP HĐ tài chính
KQ khác =TN khác – CP khác
Giá trị sản xuất thương mại là phần giá trị sản phẩm vật chất tăng thêm trong lưu thông nhờ hoạt động thương mại. Đó là kết quả hoạt động thương mại do lao động thương mại tạo ra trong một thời kỳ nhất định, thường là một năm.
Cũng như các ngành khác, giá trị sản xuất thương mại được tính theo giá thị trường theo một trong hai loại gí cụ thể: giá chưa và đã tính cả thuế sản xuất.
Giá trị sản xuất thương mại được tính theo một trong hai công thức :
GOTM = (Doanh số bán ra – giá vốn của hàng hóa bán ra) – phí vận tải thuê ngoài
= ∑(pb – Phần mềm – n*)qb = ∑pbqb - ∑pmqb – ∑n*qb
= Chi phí lưu thông – phí vận tải thuê ngoài ± lãi, lỗ kinh doanh thương mại + thuế sản xuất
Trong đó, n* là tỷ suất chi phí lưu thông hoàn toàn (tính cả thuế)
1.3.3. Giá trị tăng thêm thương mại (VATM)
Giá trị tăng thêm của thương mại là bộ phận giá trị mới do lao động thương mại tạo ra trong một thời kỳ nhất định, thường là một năm (Giáo trình thống kê thương mại - trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội). Nói cách khác, giá trị tăng thêm thương mại là bộ phận giá trị sản xuất thương mại còn lại sau khi trừ đi chi phí trung gian (ICTM).
Phù hợp với chỉ tiêu giá trị sản xuất thương mại, giá trị tăng thêm thương mại được tính theo giá thị trường.
Giá trị tăng thêm thương mại được tính theo một trong hai phương pháp sau: Phương pháp sản xuất và phương pháp phân phối
Theo phương pháp sản xuất ta có:
VATM(SX) = GOTM - ICTM
Với GOTM: Giá trị sản xuất thương mại
ICTM: Chi phí trung gian thương mại
Trong đó, chi phí trung gian thương mại là toàn bộ chi phí sản phẩm vật chất và dịch vụ cho nhu cầu sản xuất thường xuyên của doanh nghiệp, không kể chi phí khấu hao. Chi phí sản xuất dịch vụ ở đây bao gồm cả cho nhu cầu trực tiếp, thường xuyên của sản xuất và cho nhu cầu văn hóa tinh thần của lao động thương mại liên quan trực tiếp đến sản xuất, do sản xuất gây ra.
Theo phương pháp phân phối ta có:
VATM(pp) = ∑TNI
Trong đó, TNI là thu nhập lần đầu, là thu nhập nhờ sản xuất mà có. Thu nhập lần đầu của lao động thương mại gồm: thù lao lao động và các khoản thu nhập khác có tính chất lương, bảo hiểm xã hội thay lương, tiền ăn trưa, ca ba
Thu nhập lần đầu của doanh nghiệp thương mại là lợi nhuận còn lại (hay còn gọi là số dư kinh doanh thuần), có thể bao gồm toàn bộ hay một phần chi phí khấu hao TSCĐ.
Thu nhập lần đầu của nhà nước (xã hội) gồm thuế gián thu. Đó là thuế kinh doanh và các loại phí gián thu. Nó cũng có thể gồm toàn bộ hay một phần chi phí khấu hao TSCĐ.
1.3.4. Tổng mức lợi nhuận kinh doanh thương mại
Tổng mức lợi nhuận kinh doanh thương mại là bộ phận giá trị thặng dư do lao động thương mại tạo ra trong một thời kỳ nhất định. Đó là phần tăng thêm của kết quả kinh doanh thương mại so với chi phí lưu thông, tức là doanh thu còn lại sau khi trừ đi chi phí lưu thông (Giáo trình thống kê thương mại - trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội). Chỉ tiêu này cũng phản ánh kết quả kinh doanh của thương mại trong một thời kỳ nhất định, thường là một năm.
Tổng mức lợi nhuận kinh doanh thương mại được xác định theo công thức:
∑L = Doanh thu (C) – Chi phí lưu thông hoàn toàn hay mở rộng (F)
= Doanh thu – (Chi phí lưu thông + thuế)
=∑ ( pb – Phần mềm – n)qb
=∑ (c – n)qb
hay = Doanh thu bán hàng – chi phí lưu thông toàn bộ
=∑ pbqb –∑ (Phần mềm + n)qb
Trong đó: pb – đơn giá bán
Phần mềm – đơn giá mua
n- tỷ suất chi phí lưu thông hoàn toàn
qb - lượng hàng hóa bán ra
c - tỷ suất chiết khấu, là chênh lệch giữa giá bán và giá mua một đơn vị hàng hóa
1.3.5. Tỷ suất lợi nhuận:
Tỷ suất lợi nhuận là mức lợi nhuận thu được trên một đơn vị hàng hóa lưu chuyển, một đơn vị chi phí lưu thông hay một đơn vị vốn. (giáo trình thống kê thương mại - trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội)
Phù hợp với khái niệm đó, tỷ suất lợi nhuận có thể được xác định theo một trong các công thức sau đây:
l = (1) l = (2) l = (3)
l = (4) l = c – n* (5)
Trong đó: l: Tỷ suất lợi nhuận
q: lượng hàng hóa lưu chuyển
L: lợi nhuận của công ty
p: giá của hàng hóa lưu chuyển
V: Lượng vốn lưu chuyển
c: tỷ suất chiết khấu
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY TÂN LIÊN MINH GIAI ĐOẠN 2003-2007
2.1. Một số nét sơ lược về công ty TNHH thương mại và kỹ thuật Tân Liên Minh
Công ty TNHH thương mại và kỹ thuật Tân Liên Minh là công ty TNHH có hai thành viên trở lên, được thành lập theo quyết định số 0102000064 của Sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội. Vốn đăng ký kinh doanh là 15.000.000.000 (mười lăm tỷ đồng), trụ sở chính đặt tại số 346 Trần Khát Chân, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Tên giao dịch quốc tế: TAN LIEN MINH TECHNOLOGY AND TRADING COMPANY LIMETED
Tên viết tắt: TAN LIEN MINH.CO.,LTD
Các chi nhánh và văn phòng đại diện:
- CHI NHÁNH CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ KỸ THUẬT TÂN LIÊN MINH
Địa chỉ: 19/3 Bình Thới, phường 11, quận 11, thành phố Hồ Chí ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status