Hậu quả của nạn bạo lực gia đình đối với phụ nữ miền núi thực trạng tại huyện Nam Đông tỉnh Thừa Thiên Huế (giai đoạn 2008-2010) - pdf 28

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
A. MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Chúng ta đều biết bạo lực gia đình là một hiện tượng xã hội không mới,
nhưng lại nổi lên như một căn bệnh xã hội hết sức nan giải trong giai đoạn hiện
nay. Tỉ lệ bạo lực đối với phụ nữ Việt Nam ở mức cao, cứ 3 người phụ nữ có gia
đình hay đã từng có gia đình thì có một người(34%) cho biết họ đã từng bị bạo
hành về thể xác hay tình dục.Nếu xem xét đến cả 3 hình thức bạo hành chính
trong đời sống vợ chồng: thể xác, tinh thần, tình dục, thì có hơn một
nữa(58%)phụ nữ Việt Nam cho biết đã từng là nạn nhân của ít nhất một hình
thức bạo lực kể trên.Qua các kết quả nghiên cứu cũng cho thấy khả năng phụ nữ
bị chồng mình lạm dụng nhiều hơn gấp 3 lần so với khả năng bị người khác lạm
dụng. Bạo lực gia đình đã gây hậu quả hết sức nghiêm trọng đối với sức khỏe
thể chất và tin thần của người phụ nữ. Cứ 4 người phụ nữ bị chồng bạo hành về
thể chất và tình dục thì có một người cho biết họ phải chịu đựng những vết
thương trên cơ thể và hơn một nữa số này cho biết họ đã bị thương tích nhiều
lần. So với những người phụ nữ chưa từng bị bạo hành thì những người bị chồng
bạo hành có nhiều khả năng bị bệnh tật, sức khỏe kém hơn gấp 2 lần và khả
năng nghĩ đến việc tự tử nhiều hơn gấp 3 lần. Những thực trạng và hậu quả như
vậy, đã gây những hệ lụy xấu đến chính những gia đình có tình trạng bạo lực và
cho xã hội.

Nam Đông là huyện miền núi phía nam của tỉnh Thừa Thiên Huế. Đây là
một huyện nghèo, 7/10 xã được xét là đặc biệt khó khăn và 6 xã có đồng bào
dân tộc thiểu số chiếm trên 70%. Mặc dù dân số ít nhưng địa bàn phức tạp, trình
độ dân trí thấp, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. Địa bàn huyện chỉ có
một tuyến đường thông thương ra ngoài. Đời sống nhân dân còn duy trì những
phong tục tập quán lạc hậu. Đó chính là những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến
tình trạng bạo lực ở vùng cao. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có những công trình
chuyên sâu để tìm hiểu rõ hơn về nạn bạo lực gia đình đối với phụ nữ miền núi.
1
Người hướng dẫn: Th.S Nguyễn Thị Nga
1
Đề tài nghiên cứu khoa học
Trong những năm qua Đảng và nhà nước Việt Nam đã rất quan tâm đến
công tác đấu tranh phòng chống bạo lực gia đình. Từ năm 1980, chính phủ Việt
Nam đã ký kết gia nhập Công ước về loại bỏ các tất cả các hình thức phân biệt
đối xử với phụ nữ(CEDAW). Luật phòng chống bạo lực gia đình đã được Nước
Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam thông qua vào tháng 11/2007 và có hiệu
lực từ ngày 1/7/2008.Qúa trình thực hiện đã đạt đươc những kết quả đáng khích
lệ.Tuy nhiên tình trạng bạo lực gia đình vẫn diễn biến phức tạp cả về số vụ và
mức độ nghiêm trọng.
Do đó, chúng ta cần đầu tư nghiên cứu nghiêm túc về bạo lực gia
đình và tìm ra những giải pháp hợp lý nhằm hạn chế tình trạng bạo lực đối với
phụ nữ miền núi hiện nay.
2.Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài của đề tài
Đề tài hướng đến những mục tiêu như sau:
-Nâng cao nhận thức sâu sắc hơn về nạn bạo lực gia đình đối với phụ nữ
miền núi.
-Đánh giá thực trạng bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở huyện Nam
Đông,tỉnh Thừa Thiên Huế.
-Tìm ra những nguyên nhân cơ bản dẫn đến bạo lực gia đình đối với
phụ nữ huyện Nam Đông
-Đánh giá được những hậu quả nghiêm trọng của bạo lực gia đình đối với
phụ nữ huyện Nam Đông
-Đề xuất những giải pháp nhằm hạn của bạo lực gia đình đối với phụ nữ
miền núi huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Tiên Huế
Từ những mục tiêu trên đề tài hướng tới những nhiệm vụ sau:
-Làm sáng rỏ khái niệm đặc điểm của bạo lực gia đình.
-Chỉ ra và phân tích các đặc điểm các hình thức bạo lực gia đình.
-Nêu lên các hình thức và phương pháp đấu tranh phòng chống bạo lực
gia đình.

2
Người hướng dẫn: Th.S Nguyễn Thị Nga
2
Đề tài nghiên cứu khoa học
-Chỉ rõ những hậu quả mà nạn bạo lực gia đình đã để lại cho phụ nữ, cho
trẻ em và cho cả toàn xã hội.
-Đề xuất những kiến nghị và giải pháp để nâng cao hiệu quả đấu tranh
phòng chống bạo lực gia đình tại huyện Nam Đông tỉnh thừa Thiên Huế.
3.Đối Tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung phân tích, đánh giá và xem xét về
hậu quả của nạn bạo lực gia đình đối với phụ nữ địa bàn huyện Nam đông nói
riêng, Tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung.
Phạm Vi nghiên cứu: Với mục đích đề tài đã được nêu trên, đề tài đi sâu
vào nghiên cứu một số vấn đề lý luận về bạo lực gia đình và hậu quả mà nạn bạo
lực gia đình đã để lại cho phụ nữ Huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế. Đặc
biệt chỉ tập trung nghiên cứu vấn đề trên chủ yếu vào giai đoạn 2008_2010.
4.Ý Nghĩa của đề tài
Về mặt lý luận:
-Quá trình thực hiện đề tài sẽ góp phần hệ thống hóa các quy định của
pháp luật hiện hành quy định về việc triển khai thực hiện luật phòng chống bạo
lực gia đình, những kết quả đạt được và chưa đạt được.
-Trang bị kiến thức nâng cao hiểu biết về vấn đề phòng chống bạo lực gia
đình và luật phòng chống bạo lực gia đình.
Về mặt thực triễn: Kết quả nghiên cứu này góp phần giúp cho các cơ quan
chức năng và cả xã hội có những cách nhìn khách quan đúng đắn và toàn diện về
vấn đề bạo lực gia đình cũng như thực tiễn thực hiện luật bạo hành gia đình trên
địa bàn huyện Nam Đông nói riêng và địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế nói
chung.Từ đó các cơ quan có chức năng thẩm quyền có thể đưa ra những phương
pháp cũng như cách thức nhằm thực hiện luật phòng chống bạo lực gia đình có
hiệu quả hơn đẩy lùi và ngăn chặn các hành vi bạo lực.
5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
3
Người hướng dẫn: Th.S Nguyễn Thị Nga
3
Đề tài nghiên cứu khoa học
Để thực hiệ đề tài “Hậu quả của nạn bạo lực gia đình đối với phụ nữ miền
núi_thực trạng tại huyện Nam Đông tỉnh Thừa Thiên Huế (giai đoạn 2008-
2010)”. Chúng tui đã sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và phương pháp
duy vật lịch sữ. Ngoài ra chúng tui còn sử dụng một số phương pháp cụ thể như:
phân tích, giải thích, thống kê, tổng hợp, khảo sát thực tế.
6. Cơ cấu của đề tài khoa hoc
Đề tài gồm có 3 phần:
A.PHẦN MỞ ĐẦU
B.PHẦN NỘI DUNG:
Gồm có 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về bạo lực gia đình
Chương 2:Thực trạng và hậu quả của bạo lực gia đình đồi với phụ nữ
huyện Nam Đông ở giai đoạn năm 2008 đến 2010.
Chương 3:Một số kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phòng
chống bạo lực gia đình với phụ nữ tại huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế.
C.PHẦN KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
4
Người hướng dẫn: Th.S Nguyễn Thị Nga
4
Đề tài nghiên cứu khoa học
B. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẠO LỰC GIA ĐÌNH
1.1. Những vấn đề lý luận về bạo lực gia đình
1.1.1. Khái niệm về gia đình và bạo lực gia đình
1.1.1.1. Khái niệm gia đình
Dưới góc độ xã hội học, gia đình được coi là tế bào của xã hội. Không
giống với bất cứ nhóm xã hội nào khác, gia đình có sự đan xen giũa các yếu tố
sinh học, kinh tế, tâm lý, văn hóa… Những mối liên hệ của gia đình bao gồm vợ
chồng, cha mẹ va con, ông bà và cháu, những mối liên hệ khác:cô, gì, chú, bác
với cháu, cha mẹ chồng với con dâu, cha mẹ vợ với con rể…Mối quan hệ gia
đình được thể hiện ở các khía cạnh như : có đời sống tình dục, sinh con và nuôi
dạy con cái, lao động tạo ra của cải vật chất để duy trì đời sống gia đình và đóng
góp cho xa hội. Mối liên hệ này có thể dựa trên những căn cứ pháp lý hay có
thể dựa trên những căn cứ thực tế một cách tự nhiên, tự phát. Bản thân khái
niệm về gia đình cũng như các nhận thức về gia đình của mọi xã hội đều không
phải là nhất thành bất biến. Thực tế chỉ rõ trong sự thuật biến đổi của khoa học
kỹ thuật và kinh tế-xã hội trên phạm vi toàn cầu, thiết chế gia đình ở mọi nơi
trên thế giới cũng đang biến đổi một cách mạnh mẽ, nhanh chống và sâu sắc.
Theo đó gia đình được định nghĩa “là một thiết chế xã hội đặc thù, một
nhóm xã hội thu nhỏ mà các thành viên của nó gắn bó với nhau bởi quan hệ hôn
nhân, quan hệ huyết thống hay quan hệ con người bởi tính cộng đồng về sinh
hoạt trách nhiệm đạo đức với nhau nhằm đáp ứng nhu cầu riêng của thành viên
cũng như để thể hiện tính tất yếu của xã hội về phát triển sản xuất con người”.
Dưới góc độ pháp lý, gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau
bằng quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống hay quan hệ nuôi dưỡng, làm phát
sinh nghĩa vụ và quyền giữa họ với nhau theo quy định của luật này(Điều 8, luật
hôn nhân và gia đình năm 2000)
5
Người hướng dẫn: Th.S Nguyễn Thị Nga
5
Đề tài nghiên cứu khoa học
Tuy nhiên, trong thực tế đời sống cũng có nhiều cách hiểu khác nhau về
khái niệm gia đình: gia đình là tập hợp những người có cùng tên trong một sổ
hộ khẩu; gia đình là tập hợp những cùng chung sống với nhau dưới một mái
nhà Dù gia đình được định nghĩa như thế nào thì chung quy lại, gia đình là
một thiết chế xã hội trong đó các thành viên trong gia đình,được xây dựng trên
quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống và được gắn bó chặt chẽ với nhau nhằm
thực hiện nhiệm vụ sản xuất và tái sản xuất ra con người
1.1.1.2Khái niệm bạo lực gia đình
Theo định nghĩa của Đại Hội Đồng Liên Hợp Quốc thông qua năm 1993
được các tổ chức cũng như các nhà khoa học trên thế giới chấp nhận rộng rãi.Theo
đó, bạo lực gia đình bao gồm bất kỳ một hành động bạo lực dựa trên cơ sở một giới
nào dẫn đến, hay có khả năng dẫn đến những tổn hại về thân thể, tình dục hay tâm
lý, hay những đau khổ của phụ nữ bao gồm cả sự đe dọa có những hành động như
vậy, sự cưỡng bức hay tước đoạt một cách tỳ tiện sự tự do, dù xảy ra nơi công cộng
hay cuộc sống riêng tư.
Bộ luật của bang Georgia(Mỹ)số 19-13-1 định nghĩa bạo lực trong gia
đình là một số hành vi tội phạm thực hiện giữa những người có quan hệ với
nhau. Các hình thức tội phạm bao gồm hành hung, dọa nạt, rình rập, phá hoại tài



5Vo5PvQ79B6D970
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status