xử lý tình huống bạo lực trong gia đình chị trần thị lan - pdf 28

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
PHẦN I: LỜI MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài
Gần đây, nhiều cuộc bạo hành gia đình xảy ra liên tục, hậu quả ngày
càng trở nên nghiêm trọng đã gây không ít bức xúc đối với dư luận xã hội.
Những phụ nữ tay yếu chân mềm bị chồng hành hạ, làm nhục đã không

biết cách để bảo vệ bản thân mình. Vì vậy, bạo lực gia đình đang là vấn đề được
dư luận quan tâm sâu sắc. Đây là một dạng tệ nạn xã hội gây hậu quả ở nhiều
mức độ lên đời sống gia đình và xã hội, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của
người dân. Trường hợp nhiêm trọng, bạo lực gia đình là tác nhân gây ra những
hậu quả tai hại về cuộc đời, nhân cách của con người, gián tiếp tạo nên mầm
mống các tệ nạn và tội phạm nguy hiểm khác trong xã hội.
Bạo lực trong gia đình tồn tại dưới nhiều hình thức, từ việc sử dụng sức
lực, vật dụng để đánh đập gây thương tích, tổn hại về thể xác cho đến dùng lời
nói nhục mạ, chửi mắng, đe dọa gây tổn thương về tâm lý và tinh thần của các
thành viên đều ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe, tâm lý, tình cảm của mỗi cá
nhân.
Trên thực tế, hầu hết người dân chưa biết cách và có ít cơ hội tiếp cận với
các dịch vụ Công tác xã hội, họ thường cố gắng chịu đựng trong một thời gian
dài và không biết làm sao để thoát khỏi tình cảnh bị bạo lực, vì vậy cuộc sống
cảu họ dễ đi đến chỗ bế tắc và có những hành vi tiêu cực, thậm chí kéo dài sẽ
gây ra hậu quả vô cùng nghiêm trọng...
Vì những lý do trên, trong phạm vi bài tiểu luận, em xin trình bày một
tình huống “Xử lý tình huống bạo lực trong gia đình chị Trần Thị Lan” thuộc
quản lý của Trung tâm Công tác xã hội Hà Nội, đơn vị trực thuộc Sở Lao động
Thương binh và Xã hội Hà Nội.
Em xin trân thành Thank tất cả các thầy cô của Trường đào tạo cán bộ Lê
Hồng Phong đã nhiệt tình giảng dạy trong thời gian khóa học lớp bồi dưỡng
ngạch chuyên vừa qua. Do giới hạn về thời gian cũng như giới hạn về trình độ,
kinh nghiệm của bản thân nên bài tiểu luận của em không tránh khỏi những
thiếu sót. Em rất mong nhận được sự quan tâm giúp đỡ của thầy cô!
1

1.2 Mục tiêu của đề tài
Với đề tài này, em đề ra mục tiêu mô tả được tình huống , phân tích được
những nguyên nhân xảy ra tình huống đó, hậu quả của tình huống. Từ đó, đưa ra
được các phương án xử lý tình huống, chọn được phương án tối ưu nhất. Xây
dựng được kế hoạch và tổ chức thực hiện phương án tối ưu.
1.3 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp được sử dụng trong bài tiểu luận đó là phương pháp so sánh,
phân tích và xử lý tình huống.
1.4 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là Trung tâm Công tác xã hội Hà Nội - trực
thuộc Sở Lao động Thương binh và Xã hội Hà Nội .
1.5 Bố cục của tiểu luận
Bố cục của bài tiểu luận bao gồm các phần sau:
Phần I: Lời mở đầu.
Phần II: Nội dung bài tiểu luận gồm các mục:
1.

Mô tả tình huống.

2.

Xác định mục tiêu giải quyết tình huống.

3.

Phân tích nguyên nhân, hậu quả của tình huống.

4.

Xây dựng, phân tích và lựa chọn các phương án xử lý

tình huống.
5.

Lập kế hoạch tổ chức thực hiện phương án tối ưu.

Phần III: Kết luận và kiến nghị

2

PHẦN II: NỘI DUNG
2.1 Mô tả tình huống:
Sáng ngày 26 tháng 10 năm 2015 Phòng tư vấn và trợ giúp đối tượng của
Trung tâm Công tác xã hôi Hà nội có tiếp nhận trường hợp của chị Trần Thị Lan
– nạn nhân của bạo lực gia đình. Hoàn cảnh gia đình chị Lan như sau:
Chồng: Lê Văn Sơn.
Tuổi: 35 tuổi
Quê quán: Thị trấn Tây Đằng, Ba Vì, Hà Nội
Nơi ở hiện nay: Kim Giang, phường Nguyễn Trãi, quận Hà Đông, Hà Nội
Nghề nghiệp: chủ tiệm cầm đồ
Trình độ văn hoá:12/12
Vợ: Trần Thị Lan
Tuổi: 32 tuổi
Quê quán: Phú Châu, Ba Vì, Hà Nội.
Nghề nghiệp: Thợ trang điểm, làm móng.
Hoàn cảnh gia đình : Do cùng quê nên hai anh chị có cơ hội gặp gỡ và
quen nhau sau đó hai người kết hôn năm 2006. Sau khi kết hôn, bố mẹ anh Sơn
do làm kinh doanh nên có vốn, ông bà hỗ trợ cho vợ chồng anh Sơn tiền vốn để
hai vợ chồng làm ăn kinh tế. Ngay sau đó, hai vợ chồng anh Sơn chuyển xuống
quận Hà Đông sinh sống và dùng tiền vốn để anh Sơn mở tiệm cầm đồ, còn chị
Lan quyết định đi học nghề làm thợ trang điểm và làm móng. Hiện nay hai vợ
chồng anh chị có 1 con trai 8 tuổi và 1 con gái 5 tuổi.
Bạo lực bắt đầu diễn ra từ năm 2012, cửa tiệm của Anh Sơn đến giai đoạn
làm ăn thua lỗ, vắng khách, không có lãi, không đủ bù vào chi phí phải bỏ ra,
nên dần dần anh Sơn chán nản, theo bạn bè ham chơi cờ bạc, rượu chè. Anh Sơn
không những không đưa tiền sinh hoạt cho chị Lan chăm lo cho gia đình và các
con mà còn thường xuyên hỏi chị Lan đưa tiền cho mình. Một mình chị phải vất
vả lo kiếm tiền trang trải toàn bộ sinh hoạt cho gia đình và tiền cho chồng chơi
cờ bạc. Vì kinh tế khó khăn, cuộc sống ngày càng vất vả nên hai anh chị thường
3

xuyên cãi vã dẫn đến xô sát, cứ mỗi lần hai vợ chồng cãi nhau là anh Sơn lại sử
dụng vũ lực với chị Lan.
Anh Sơn thường xuyên uống rượu, chơi cờ bạc. Khi cần tiền thì về nhà và
đòi tiền chị Lan, nếu chị không có tiền để đưa cho chồng thì anh ta đánh.
Thường thì cứ hàng tuần lại có một trận xung đột, có khi lâu hơn thì hai ba tuần
một lần. Anh Sơn vẫn yêu vợ yêu con nhưng cứ thua cờ bạc, uống rượu vào là
anh ta thượng cẳng chân hạ cẳng tay với chị Lan, chửi bới chị suốt ngày đi làm
mà không có tiền cho chồng, thậm chí còn cho rằng chị mượn cớ đi làm để ngoại
tình và tỏ ra tức giận, ghen tuông vô cớ.
Hình thức bạo lực: Thể chất, tinh thần và kinh tế: Mỗi lần xung đột, anh
Sơn thường quát mắng, đe dọa, đánh vợ bằng cách tát vào mặt, đá vào mông,
vào lưng, xương sườn, rồi nắm tóc xô đẩy...Sau khi đánh xong thì anh ta chửi
bới, chì chiết rồi bỏ đi… Lần gần đây nhất, anh ta uống rượu say rồi về nhà đánh
vợ một trận nhừ tử, mặt mũi thâm tím, khiến vợ phải nhập viện.
2.2 Mục tiêu xử lý tình huống
-



V1Js6rU18AaNpZH
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status