Quyền và nghĩa vụ của Thương Nhân Việt Nam theo pháp luật Việt Nam - pdf 16

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
PHẦN II. NỘI DUNG .2
A/ Khái niệm về thương nhân .2
1. Khái niệm .2
2. Phân tích khái niệm .2
3. Những trường hợp không được công nhận là thương nhân . .5
B/ Quyền - nghĩa vụ của các Thương nhânViệt Nam thuộc các thành phần kinh tế. .7
I. Quyền của các thương nhân Việt Nam. .7
II. Nghĩa vụ của các thương nhân Việt Nam .8
C/ Quyền - Nghĩa vụ của các thương nhân nước ngoài hoạt động tại Việt Nam. .11
D/ Gương mặt thương nhân Việt Nam .11
PHẦN III. PHẦN KẾT. .16
PHẦN I: LỜI NÓI ĐẦU
Như chúng ta đã biết, các ngành kinh tế của Việt Nam đã có rất nhiều
những thành tựu lớn trong đó có ngành Thương Mại, ngành này đã có những đột
phá và đạt được những kết quả rất quan trọng từ khi thực hiện đường lối đổi
mới. Quan hệ kinh tế đối ngoại không ngừng được mở rộng. Hội nhập kinh tế
Quốc Tế được tiến hành chủ động và đạt được nhiều kết quả: ký hiệp định
Thương Mại với 80 nước. Điểm lại các mốc lịch sử đã qua, chúng ta thấy ngành
Thương Mại sau 55 năm xây dựng và trưởng thành đã có những đóng góp đáng
kể vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam. Phạm vi hoạt động
Thương Mại ngày càng phát triển và mở rộng ở trong nước cũng như nước
ngoài. Cơ cấu tổ chức của ngành Thương Mại từ trung ương đến địa phương
không ngừng được củng cố và hoàn thiện. Luật Thương Mại là môn học có quan
hệ chặt chẽ với môn luật kinh doanh cũng như luật tư pháp, là môn khoa học chủ
yếu và rất cần thiết với những sinh viên ngành kinh tế, đặc biệt là những sinh
viên quản lý - kinh doanh, những người quản lý kinh tế tương lai, những thương
nhân tương lai thì việc học môn luật Thương Mại là rất quan trọng, trong bối
cảnh nền kinh tế nước ta khi mà chính phủ 2 nước Việt - Mỹ đã thông qua hiệp
định Thương Mại Quốc Tế và đang từng bước chuẩn bị những điều kiện để tham
gia WTO. Luật Thương Mại được giảng dạy nhằm đạt yêu cầu: Bảo đảm cho
người học nắm được những kiến thức pháp lý cơ bản về Thương Mại, các tập
quán, thông lệ Quốc Tế liên quan đến các giao dịch Thương Mại với thương
nhân nước ngoài , trên cơ sở trên cơ sở đó bước đầu làm quen với việc vận dụng
luật Thương Mại vào những tình huống cụ thể đặt ra, trong Thương Mại giao
dịch Quốc tế để phòng tránh những rủi ro, tổn thất có thể gặp phải trong quan hệ
Thương Mại Quốc Tế với các chủ thể khác. Do đó việc học và nghiên cứu về
luật Thương Mại là vô cùng cần thiết.Trong xu hướng toàn cầu hoá, hội nhập
kinh tế Quốc Tế thì vai trò của việc giao dịch buôn bán trong nước cũng như
ngoài nước trở nên rất quan trọng. Với tư cách là một sinh viên nghiên cứu và
học tập trong ngành kinh tế, em nhận thức được việc học tập, tìm hiểu về luật
Thương Mại sẽ rất cần thiết cho công việc của em sau này, khi đã thành một nhà doanh nghiệp trẻ. Chính vì vậy cho nên em đã chọn cho mình đề tài: Quyền và
nghĩa vụ của Thương Nhân Việt Nam theo pháp luật Việt Nam.
PHẦN II: NỘI DUNG
A. KHÁI NIỆM VỀ THƯƠNG NHÂN
1. Khái niệm :
Thương nhân là cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự
đầy đủ, pháp nhân, tổ hợp tác, hộ gia đình có đủ yêu cầu hoạt động Thương Mại
theo quy định của pháp luật nếu có yêu cầu hoạt động Thương Mại thì được cơ
quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và trở thành
thương nhân(Theo điều 17 mục 3 luật Thương Mại nước Việt Nam). Ngoài ra,
tại nghị định số 57/1998/NĐ-CP của chính phủ ban hành ngày 31-7-1998 trong
mục về kinh doanh xuất nhập khẩu cũng quy định: “ Thương nhân là các doanh
nghiệp thuộc các thành phần kinh tế được thành lập theo quy định của pháp luật
được phép xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá theo ngành nghề đã đăng ký trong
giấy chứng nhận kinh doanh”
Như vậy thương nhân có thể hiểu là các cá nhân và pháp nhân kinh doanh
được thành lập theo quy định của pháp luật và được phép quan hệ trao đổi
Thương Mại với các thương nhân nước ngoài .
Theo luật Thương Mại Quốc Tế : thương nhân là các bên tham gia vào
các hoạt động Thương Mại Quốc Tế để hưởng các quyền và các nghĩa vụ nhất
định
2. Phân tích khái niệm:
- So với luật Thương Mại Việt Nam, thì luật Thương Mại Pháp lại có
khái niệm hơi khác một chút, theo bộ luật Thương Mại Pháp thì thương nhân là
người thực hiện những hành vi thương mại và đó là nghề thương xuyên của họ.
Luật Thương Mại Pháp còn làm rõ thêm là một người muốn được xác định là
thương nhân thì không những họ phải thực hiện những hành vi thương mại mà
công việc đó phải là nghề nghiệp thường xuyên của họ.

TE2o53QoLqg243E
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status