Phương thức hành động nhằm tìm kiếm vị thế chính trị mới của Nhật Bản - pdf 16

Download miễn phí Luận văn cách hành động nhằm tìm kiếm vị thế chính trị mới của Nhật Bản



MỤC LỤC
 
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I 6
CHIẾN LƯỢC TÌM KIẾM VỊ THẾ CHÍNH TRỊ MỚI CỦA 6
NHẬT BẢN 6
I. NGUYÊN NHÂN CHỦ YẾU THÚC ĐẨY NHẬT BẢN TÌM KIẾM VỊ TRÍ CHÍNH TRỊ MỚI 6
1. Nguyên nhân bên ngoài. 6
2. Nguyên nhân bên trong 11
II. CHIẾN LƯỢC TÌM KIẾM VỊ THẾ CHÍNH TRỊ MỚI CỦA NHẬT BẢN 14
CHƯƠNG II 17
PHƯƠNG THỨC HÀNH ĐỘNG NHẰM TÌM KIẾM VỊ THẾ 17
CHÍNH TRỊ MỚI CỦA NHẬT BẢN 17
I. NÂNG CAO SỨC MẠNH KINH TẾ, QUÂN SỰ, VĂN HOÁ NGOẠI GIAO 17
1. Tăng cường sức mạnh kinh tế 17
2. Nhật Bản tăng cường sức mạnh quân sự, sửa đổi Hiến pháp, thoát khỏi sự ràng buộc sau chiến tranh 23
3. Tăng cường hoạt động đối ngoại, mở rộng ảnh hưởng của Nhật Bản thông qua ngoại giao văn hoá. 28
II. NHẬT BẢN TĂNG CƯỜNG TÍNH CHỦ ĐỘNG VÀ ĐỘC LẬP TRONG QUAN HỆ NGOẠI GIAO, TÍCH CỰC THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG QUỐC TẾ 31
III. ĐIỀU CHỈNH QUAN HỆ VỚI CÁC NƯỚC LỚN VÀ KHU VỰC 36
IV. NỖ LỰC HOẠT ĐỘNG CỦA NHẬT BẢN TRONG CÁC TỔ CHỨC QUỐC TẾ, CỐ GẮNG ĐẠT MỤC TIÊU TRỞ THÀNH ỦY VIÊN THƯỜNG TRỰC HỘI ĐỒNG BẢO AN LIÊN HỢP QUỐC 49
CHƯƠNG III 54
MỘT SỐ DỰ BÁO VỀ VỊ THẾ CHÍNH TRỊ MỚI CỦA NHẬT BẢN TRONG THẾ KỈ XXI 54
I. NHỮNG KHÓ KHĂN VÀ THUẬN LỢI TRONG VIỆC TÌM KIẾM VỊ THẾ CHÍNH TRỊ MỚI CỦA NHẬT BẢN 54
1. Những thuận lợi 54
2. Những khó khăn của Nhật Bản trong việc tìm kiếm vị thế chính trị mới 55
II. MỘT SỐ DỰ BÁO 59
III. TÁC ĐỘNG 61
KẾT LUẬN 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO 67
PHỤ LỤC 73
BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT 78
MỤC LỤC 80
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

zo Abe khẳng định và bổ sung, phát triển. Trong phiên khai mạc kỳ họp thường niên 150 ngày của Quốc hội Nhật Bản vào cuối tháng 1-2007, ngoài các vấn đề đối ngoại trên, ông Abe còn chú trọng vào việc “tạo dựng một châu Á cởi mở và có nhiều đổi mới”. Bằng các nỗ lực này Nhật Bản không những cải thiện được quan hệ với các nước láng giềng, mà còn tạo dựng được một hình ảnh ngày càng lớn trong quan niệm của cộng đồng quốc tế.
II. NHẬT BẢN TĂNG CƯỜNG TÍNH CHỦ ĐỘNG VÀ ĐỘC LẬP TRONG QUAN HỆ NGOẠI GIAO, TÍCH CỰC THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG QUỐC TẾ
Được sự đảo bảo an ninh của Mỹ, từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản có điều kiện tập trung vào phát triển kinh tế. Trên bình diện quốc tế, các nhà lãnh đạo Nhật Bản chủ trương không can dự vào các tranh chấp quốc tế mà phó mặc gánh nặng này cho Mỹ và đồng minh. Như cựu Thủ tướng Phucuđa đã phát biểu tại Hội nghị ngoại trưởng các nước ASEAN tại Manila (Philippin) vào ngày 18-8-1997 rằng: “Nhật Bản là một dân tộc muốn duy trì hoà bình, phản đối vai trò của lực lượng quân sự và trên cơ sở đó, Nhật Bản chủ trương đóng góp sức lực vì hoà bình và thịnh vượng Đông Nam Á, cũng như cộng đồng thế giới” [9; tr435]. Với chủ trương này Nhật Bản đã xác định con đường đi của mình theo đường lối hoà bình, từ bỏ chiến tranh. Chính việc làm này đã khiến cho Nhật Bản phụ thuộc chặt chẽ vào Mỹ và đồng nghĩa với việc không có vị trí chính trị cao trong cộng đồng quốc tế.
Chỉ cho tới khi ông Yasuhiro Nakasone lên làm Thủ tướng (nhiệm kỳ 1982-1987), ông mới quan tâm tới vị thế chính trị của Nhật Bản. Ông đã có chủ trương đưa Nhật Bản hướng tới một “quốc gia bình thường”, tuy nhiên vẫn phụ thuộc chặt chẽ vào quan hệ Nhật – Mỹ. Nhưng kể từ sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, khi kinh tế có vị thế lớn, Nhật Bản bắt đầu có sự điều chỉnh chính sách đối ngoại theo hướng tăng cường tính độc lập, tự chủ, nhằm vươn lên trở thành một quốc gia chính trị. Để đạt được điều này, nước Nhật phải thay đổi hình ảnh một quốc gia “chạy theo Mỹ” trên nhiều phương diện.
Nguyên nhân chủ yếu thúc đẩy Nhật Bản từng bước tăng cường tính độc lập, chủ động trong hoạt động ngoại giao, trong khi vẫn tiếp tục tuân theo khuôn khổ hợp tác với Mỹ, lấy quan hệ Nhật – Mỹ làm trụ cột là vì:
Thứ nhất, do tình hình quốc tế thay đổi, xu thế toàn cầu hoá đang chiếm ưu thế, các quốc gia không ngừng phụ thuộc lẫn nhau. Vì vậy Nhật Bản và Mỹ đều có lợi ích khác nhau. Đối với Nhật Bản, coi Mỹ là đồng minh duy nhất. Nhưng đối với Mỹ, Nhật Bản chỉ là một trong hơn 40 đồng minh của Mỹ mà thôi. Điều này cho thấy rõ hai nước có lợi ích quốc gia khác nhau. Hơn nữa, thế giới đang phát triển theo hướng đa dạng hoá, đa phương hoá, ngoài quan hệ với Mỹ, Nhật Bản còn nhiều lĩnh vực phải quan tâm khác. Đặc biệt trong việc xử lý các vấn đề ở châu Á, Trung Đông, ô nhiễm môi trường… hai nước có những quan điểm và động thái khác nhau, không đồng nhất như trong việc giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường toàn cầu, Nhật Bản là một trong những nước đi đầu ký vào Nghị định thư Kyoto về việc cắt giảm lượng khí thải gây ô nhiễm môi trường. Chính Thủ tướng Kozumi đã khẳng định lập trường của Nhật Bản rằng: “Nhật Bản quyết tâm cùng các quốc gia ký hiệp định thúc đẩy thực hiện hiệp định này một cách toàn diện và trên quy mô toàn cầu” [35; tr45]. Trong khi đó Mỹ, một nước công nghiệp lớn lại bỏ qua nghị định thư này. Sự khác nhau này là động lực tiềm tàng để Nhật Bản tăng tính độc lập hơn với Mỹ.
Thứ hai là, trong xu thế toàn cầu hoá, các nước tăng cường hợp tác với nhau để phát huy lợi thế so sánh, đồng thời tìm kiếm sự hỗ trợ của nhau. Vì vậy, nhiều quốc gia đã vươn lên trở thành đối thủ của Mỹ trong nhiều lĩnh vực. Mỹ không thể giữ vững vị trí siêu cường duy nhất. Ngày nay, thế giới đang chứng kiến các hành động đơn phương của Mỹ trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế. Mỹ đơn phương hành động trong vấn đề Iraq, từ chối ký vào nghị định thư Tyoto,… Đặc biệt, Mỹ đã phủ định ý tưởng về một quỹ tiền tệ châu Á (AMF) do Nhật Bản đề xuất… Trong cuộc chiến tranh Iraq của Mỹ, mặc dù Chính phủ Nhật Bản đã sớm ủng hộ Mỹ, nhưng nhân dân Nhật không đồng tình. Theo điều tra của tờ Mainichi, có tới 65% dân Nhật Bản phản đối Mỹ sử dụng vũ lực… Cho tới nay, nhân dân Nhật Bản có lẽ vẫn chưa thể quên được vụ hai quả bm nguyên tử mà Mỹ đã ném xuống đất Nhật. Bởi vậy, nó đã khiến Nhật Bản xác định lại quan hệ với Mỹ, trong đó có sự điều chỉnh Hiệp ước phối hợp toàn diện với Mỹ, để có sự độc lập trong chính trị, ngoại giao.
Nhật Bản xác định tăng cường tự chủ trong quan hệ với Mỹ là xu hướng ổn định lâu dài trong chiến lược ngoại giao của Nhật Bản. Địa bàn tốt nhất để triển khai chiến lược này chính là châu Á. Vì châu Á là nơi tập trung một loạt các nước lớn, chứa đựng nhiều mâu thuẫn phức tạp. Tại đó quan hệ giữa Nhật Bản với nhiều nước chưa thực sự suôn sẻ… là nơi Nhật Bản mong muốn cải thiện môi trường quanh mình, gây dựng lòng tin và dành sự ủng hộ của nhiều nước.
Do nhiều năm núp dưới ô bảo trợ an ninh của Mỹ, Nhật Bản ít có trách nhiệm đối với các vấn đề an ninh quốc tế và khả năng tự quyết định trong hoạt động đối ngoại bị hạn chế do quá lệ thuộc vào Mỹ. Vì vậy, bước sang thế kỉ XXI, Nhật Bản đang tìm kiếm vị thế chính trị mới, cần phát huy vai trò quốc tế một cách độc lập, không thể mãi nhờ vào ô đảm bảo an ninh của Mỹ. Như một quan chức Bộ ngoại giao Nhật Bản, ông Sato từng nói: “là nước đồng minh và là đối tác tin cậy nhất dễ nói chuyện nhất của người Mỹ ở châu Á - Thái Bình Dương, Nhật Bản cần áp dụng hành động thích hợp, không phải chỉ theo đuôi Mỹ. Vì đồng minh không phải là khối cộng đồng chung vận mệnh, mà về cơ bản là công cụ để thực hiện lợi ích lớn nhất của mình” [25; tr9]. Theo quan điểm này, Nhật Bản phải đạt được mục tiêu của mình. Để thực hiện được ý đồ của mình thì Nhật Bản phải có hành động chủ động, nhạy bén trước diễn biến của quan hệ quốc tế, nhưng vẫn tiếp tục trong khuôn khổ hợp tác Nhật – Mỹ.
Minh chứng cho sự tự chủ của Nhật Bản, đó chính là việc giải quyết cuộc khủng hoảng hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên. Một vấn đề gây sự chú ý của dư luận toàn thế giới. Trong vấn đề này, Nhật Bản chứng tỏ vai trò của mình trong việc giữ gìn hoà bình và an ninh khu vực. Nhật Bản và CHDCND Triều Tiên đã tiến hành đàm phán để bình thường hoá quan hệ hai nước. Kể từ cuộc đàm phán song phương đầu tiên diễn ra vào tháng 9-1990, Nhật Bản vẫn kiên trì đàm phán, bày tỏ lập trường của mình yêu cầu: CHDCND Triều Tiên phải ngay lập tức từ bỏ chương trình phát triển vũ khí hạt nhân, giải quyết vấn đề bắt cóc công dân Nhật… đổi lại, Nhật Bản cam kết sẽ hỗ trợ cung cấp năng lượng, lương thực… cho Bắc Triều Ti
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status