Vai trò của pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tổ chức và hoạt động của Hải quan Việt Nam - pdf 18

Download miễn phí Luận văn Vai trò của pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tổ chức và hoạt động của Hải quan Việt Nam



Luật Hải quan đã tạo cơ sở pháp lý để củng cố hệ thống Hải quan Việt Nam theo nguyên tắc tập trung, thống nhất, phù hợp với tính chất và đặc điểm của hoạt động hải quan hiện đại; so với hệ thống pháp luật trước đây, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm đã được quy định tương đối đầy đủ, đồng bộ, cơ chế thực hiện đã bước đầu hình thành và cơ bản đã phù hợp với thông lệ của Hải quan trên thế giới. Chủ trương, định hướng xây dựng lực lượng Hải quan Việt Nam hiện đại, chuyên nghiệp đã dần được đưa vào thực tiễn, trở thành mục tiêu, và mục đích của từng thời đoạn cụ thể.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

quả điều tra, về một số biện pháp ngăn chặn hình sự, về thu thập thông tin về buôn lậu và vận chuyển trái phép trong và ngoài nước, về tổ chức giám định kỹ thuật...
2.1.2.2. Giai đoạn từ 2001 đến nay
Thủ tục hải quan, chế độ kiểm tra, giám sát hải quan được Luật hải quan quy định tại Chương III. Nội dung này chiếm đến hơn 1/2 Luật hải quan, gồm 6 mục, 48/82 điều của Luật.
Thủ tục hải quan, chế độ kiểm tra, giám sát hải quan được thể hiện cụ thể trong các quy định sau đây: "Nguyên tắc tiến hành thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan"; "Thủ tục hải quan"; "Địa điểm làm thủ tục hải quan"; "Thời han khai và nộp tờ khai hải quan"; thời hạn công chức hải quan làm thủ tục hải quan"; "Khai hải quan"; "Đại lý làm thủ tục hải quan"; "Hồ sơ hải quan"; "quyền và nghĩa vụ của người khai hải quan"; "Trách nhiệm kiểm tra hàng hoá, phương tiện vận tải trong địa bàn hoạt động hải quan"; "Thông quan hàng hoá và phương tiện vận tải"; "giám sát hải quan"; "nhiệm vụ và quyền hạn của công chức hải quan"; "Giám sát hải quan"; "kiểm tra, đăng ký hồ sơ hải quan"; "Căn cứ và thẩm quyền quyết đinh hình thức kiểm tra thực tế hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu để thông quan"; "các hình thức kiểm tra thực tế hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu để thông quan"...
Hoạt động bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ được quy định ở trong nhiều luật nhưng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại biên giới lần đầu tiên được quy định trong Luật hải quan. Trong Bộ Luật hình sự 1999 quy định bảo hộ (bằng hình sự) quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến các tội danh như: "Tội xâm phạm quyền tác giả"; tội sản xuất, buôn bán hàng giả"; "Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh"; "Tội sản xuất. buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi"; "Tội vi phạm quy định về cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp"; "Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp". Luật hải quan đã quy định việc "Tạm dừng thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu có yêu cầu bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ". Theo đó, Hải quan chỉ ra quyết định tạm dừng làm thủ tục hải quan trong diều kiện: Chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ phải có đơn đề nghị với Hải quan; phải cung cấp những bằng chứng về sở hữu hợp pháp quyền sở hữu trí tuệ; phải có những bằng chứng người nhập khẩu, người xuất khẩu hàng hoá vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của mình và phải nộp một khoản tiền tạm ứng hay chứng từ bảo lãnh theo quy định của pháp luật thì Hải quan mới tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với lô hàng được đánh giá là đã vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Đối với hoạt động phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới được quy định tại Luật hải quan theo đó: Hải quan các cấp được tổ chức thực hiện nhiệm vụ phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới"; "được thành lập đơn vị chuyên trách để thực hiện nhiệm vụ phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới";
Trách nhiệm của Hải quan trong phòng, chống buôn lậu vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới trong và ngoài phạm vi địa bàn hoạt động. Quy định này được kế thừa, nâng lên từ Chỉ thị số 19/2000/CT-TTg, đó là, trong phạm vi địa bàn hoạt động, Hải quan "chủ động phòng, chống buôn lậu vận chuyền trái phép hàng hoá qua biên giới" bằng các biện pháp kiểm tra, giám sát, kiểm soát đối với hàng hoá, phương tiện vận tải"; nếu "Cơ quan, tổ chức cá nhân phát hiện có hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới thì" "báo ngay cho cơ quan hải quan để kiểm tra xử lý". Ngoài phạm vi địa bàn hoạt động hải quan, cơ quan hải quan có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan nhà nước hữu quan (quản lý thị trường, thuế nội địa, cảnh sát kinh tế, cảnh sát biển... thực hiện các biện pháp phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giói; và khi "cơ quan nhà nước hữu quan có căn cứ cho rằng có hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép qua biên giới" thì "thực hiện việc kiểm tra, xử lý theo quy định của pháp luật";
Theo đó, Hải quan phải có trách nhiệm tố chức lực lượng, xây dựng cơ sở dữ liệu, áp dụng các biện pháp nghiệp vụ cần thiết. thu thập thông tin trong và ngoài nước liên quan đến hoạt động hải quan...; bảo vệ bí mật về người cung cấp thông tin các vụ buôn lậu, vận chuyển trái phép...; chủ trì phối hợp với các cơ quan nhà nước hữu quan để thực hiện hoạt động phòng, chống buôn lậu...trong địa bàn hoạt động hải quan; được áp dụng các hiện pháp nghiệp vụ trinh sát... để phát hiện buôn lậu...; được yêu cầu tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết để xác minh buôn lậu vận chuyển trái phép... ; tổ chức thực hiện hợp tác quốc tế để phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới;
Theo quy định của Luật hải quan, khi có căn cứ cho rằng có hành vi cất giấu hàng hoá buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới thì Chi cục trưởng Hải quan cửa khẩu,...được quyết định khám người, khám phương tiện vận tải, nơi cất giấu hàng hoá, tạm giữ người, phương tiện vận tải hàng hoá theo quy định của Pháp luật xử lý vi phạm hành chính". Hiện nay, Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 02-7-2002 quy định khám "nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính" nếu là "nơi ở thì quyết định khám phải được sự đồng ý bằng văn bản của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện trước khi tiến hành".
Trong khi đó, pháp luật tố tụng hình sự hiện hành quy định, việc khám nhà "nơi ở" phải có lệnh của: Viện trưởng, Phó viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện kiểm sát quân sự các cấp; Chánh án, Phó chánh án Toà án nhân dân và Toà án quân sự các cấp; Thẩm phán Toà án nhân dân cấp tỉnh hay Toà án quân sự cấp quân khu trở lên chủ toạ phiên toà; Trưởng công an, Phó trưởng công an cấp huyện, Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điêu tra cấp tỉnh và cấp quân khu trở lên. Trong trường hợp này lệnh bắt phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành". Mặt khác, Luật hải quan còn quy định "Khi phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật hải quan đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì cơ quan hải quan, công chức hải quan có thẩm quyền do pháp luật tố tụng hình sự quy định được khởi tố vụ án, khởi tố bị can, thực hiện các hoạt động điều tra. Việc khởi tố vụ án, khởi tố bị can, thực hiện các hoạt động điều tra phải theo đúng quy định của pháp luật tố tụng hình sự". Điều cần lưu ý ở đây là phải phân biệt được hành vi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm tại nơi ở đã vi phạm pháp luật hải quan là ở mức trách nhiệm hành chính hay trách nhiệm hình sự để áp dụng các hình thức khám xét bằng "quyết định hành chính" hay lệnh khám theo thủ tục tố tụng hình sự.
Theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự hiện nay, thẩm quyền của Hải quan được điều tra, khởi tố tội...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status