Hoạch định chính sách công trong quá trình xây dựng mô hình nông thôn mới trên địa bàn Quảng Nam - pdf 18

Download miễn phí Luận văn Hoạch định chính sách công trong quá trình xây dựng mô hình nông thôn mới trên địa bàn Quảng Nam



MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: NHỮNG CĂN CỨ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN CỦA CHÍNH SÁCH CÔNG VỀ MÔ HÌNH NÔNG THÔN MỚI 12
1.1. Các khung khổ lý thuyết về chính sách công 12
1.2. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về nông dân, nông nghiệp và nông thôn trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đất nước 25
1.3. Đánh giá khái quát kết quả các chính sách đổi mới nông nghiệp nông thôn 31
1.4. Khái quát một số kinh nghiệm về xây dựng nông thôn ở các nước và vùng lãnh thổ 48
Chương 2: CHÍNH SÁCH CÔNG VỀ XÂY DỰNG MÔ HÌNH NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN QUẢNG NAM HIỆN NAY 60
2.1. Bối cảnh hoạch định chính sách công về xây dựng mô hình nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Quảng Nam từ năm 1997 đến nay 60
2.2. Yêu cầu chính sách công về mô hình nông thôn mới trên địa bàn Quảng Nam 83
2.3. Hoạch định chính sách xây dựng mô hình nông thôn mới ở Quảng Nam 89
2.4. Phương hướng giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạch định và nội dung chính sách xây dựng mô hình nông thôn mới ở tỉnh Quảng Nam 99
KẾT LUẬN 114
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 116
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

đột phá để làm thay đổi hoàn toàn cục diện nền kinh tế và tạo sức lan tỏa rất hiệu quả. Nhờ đó, “Thâm Quyến, sau 27 năm, từ một vùng nông thôn với hai trăm ngàn dân, đến nay đã thành một đô thị lớn với hơn mười hai triệu người, từ mức thu nhập bình quân chỉ khoảng 100$ nay họ có thu nhập bình quân 8000$, sản xuất ra lượng GDP 74 tỷ đôla Mỹ, nhiều hơn toàn bộ nền kinh tế 84 triệu người của VN (hơn 60 tỷ)”. Đây chính là điểm Việt Nam đang rất thiếu. Ta có nhiều dự án lớn, có những vùng kinh tế trọng điểm, nhưng chưa thể tạo ra đột phá.
- Lựa chọn tróng vấn đề chính sách trong phát triển nông thôn một cách khoa học, hiện đại: Huy động nhiều nguồn vốn, như nông dân đóng góp, vay ngân hàng, vốn của Nhà nước; sử dụng các công nghệ thích hợp, vòng quay ngắn; sản xuất hướng vào thị trường; huy động mọi lực lượng khoa học - kỹ thuật Trung ương và địa phương.
1.4.3. Mô hình nông nghiệp của Nhật Bản
Phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ liên kết với công ty lớn theo 3 cấp:
Cấp 1- Các doanh nghiệp mẹ nằm ở thành phố, lắp ráp sản phẩm cuối cùng do các công nhân kỹ thuật chuyên nghiệp đảm nhận.
Cấp 2- Các xí nghiệp nhỏ và vừa phân tán ở thị trấn nông thôn, gia công sản xuất các chi tiết hay cụm chi tiết, sử dụng nhân công làm việc kiêm nhiệm (vừa làm công nghiệp vừa tham gia sản xuất các ngành nghề khác).
Cấp 3 - Các cơ sở sản xuất gia đình, gia công sản xuất các chi tiết đơn giản, sử dụng lao động của hộ gia đình, được tập huấn kỹ thuật.
Kinh nghiệm của Mô hình nông nghiệp Nhật bản cho Việt Nam:
Phát triển sản xuất công nghiệp theo mô hình liên kết và hợp tác trên cơ sở sự phát triển cao của các thể chế thị trường để tăng năng suất lao động và tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm dựa trên lợi thế so sánh.
1.4.4. Mô hình phát triển nông thôn của Đài Loan
Để công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn, Đài Loan có lợi thế so với nhiều nước đang phát triển khác là tiếp nhận được một khoản viện trợ và đầu tư nước ngoài lớn. Thu hút khoản viện trợ này vào các lĩnh vực nhiều lao động như xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển nông thôn, các ngành công nghiệp chế biến, công nghiệp nhẹ. Trong giai đoạn đầu khôi phục kinh tế, một phần lớn tiền viện trợ (khoảng 30%) dùng cho việc tái thiết nông thôn. Việc lập kế hoach tham mưu xây dựng chính sách và điều hành đầu tư cho nông thôn được giao cho cơ quan Tái thiết Nông thôn (JCRR) thành lập năm 1948.
Quá trình công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn Đài Loan gắn liền với chiến lược phát triển chung của kinh tế Đài Loan. Quá trình này trải qua 3 giai đoạn: 1953-1963, thực hiện chiến lược phát triển hướng nội thay thế nhập khẩu. Nhờ đó, tạo việc làm, phát triển công nghiệp tăng mức sống dân cư, giảm việc nhập siêu ngoại tệ. Giai đoạn 1963 - 1973 phát triển hướng ngoại, hướng vào xuất khẩu. Thập kỷ 70 - 80 áp dung chiến lược “chuyển đổi tăng tốc”. Chính phủ thành lập 17 khu vực công nghiệp nông thôn để hỗ trợ phát triển ngành thủ công và công nghiệp nông thôn. JCRR cung cấp tín dụng, hỗ trợ công nghệ cho các dự án này, tập trung vào công nghiệp chế biến nông sản. Các doanh nghiệp với sự bảo trợ của chính quyền, phối hợp với Nông hội ký kết hợp đồng với nông dân sản xuất nguyên liệu cho các nhà máy và tiêu thụ nông sản cho nông dân. Chế biến nông sản thực phẩm, công nghiệp dệt, đồ may mặc, đồ da, đồ gỗ, sản phẩm thép, thiết bị máy,… phục vụ xuất khẩu chiếm ưu thế. Chú trọng phát triển công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm; tạo mối liên kết chặt chẽ giữa công nghiệp và nông nghiệp, hình thành mối quan hệ hợp đồng giữa nông dân vùng nguyên liệu với nhà máy.
Đài Loan áp dụng thành công mô hình kinh tế “liên kết”. Các thành phần kinh tế đều kết nối chặt chẽ và chia sẻ lợi ích với nhau: Nông dân -nông hội - chính phủ; doanh nghiệp nước ngoài - doanh nghiệp vệ tinh trong nước; nông dân - nhà máy; sản xuất tiêu thụ nội địa - xuất khẩu; công nghiệp thành phố - kinh tế nông thôn,… Nông nghiệp không chỉ là nền tảng trong tiến trình công nghiệp hoá, mà thực sự tham gia tích cực vào giai đoạn đầu cung cấp lương thực, nguyên liệu cho xã hội, chuyển vốn và lao động, tích luỹ ngoại tệ cho công nghiệp, tạo ra thị trường rộng lớn và ổn định trong nước nuôi công nghiệp lớn lên vươn ra thế giới.
Từ việc nghiên cứu những mô hình phát triển nông nghiệp nông thôn đó cho thấy phương pháp tiếp cận lý thuyết phát triển nông thôn ở mỗi nước không hoàn toàn thống nhất: Đài Loan tiếp cận lý luận PTNT từ trên xuống (Chiến lược - giải pháp cụ thể ở các cấp các ngành, các lĩnh vực); Hàn Quốc tiếp cận lý luận PTNT từ dưới lên (lấy làng là đơn vị để triển khai các dự án PTNT); Nhật Bản chủ trương PTNT hài hoà,…song để tham khảo, chính sách Việt Nam cần tính đến sự phù hợp thực tiễn, tâm lý người dân và các lợi thế khác.
1.4.5. Những bài học kinh nghiệm rút ra cho quá trình hoạch định và thực hiện các chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn ở nước ta
- Mục tiêu thực sự của chính sách phát triển nông thôn Việt Nam hiện nay là gì? Từ đó xây dụng tiêu chí của mô hình nông thôn mới nhằm cụ thể hoá mục tiêu đó. Không chỉ đầu tư giúp người cùng kiệt cải thiện đời sống của họ thông qua các chính sách hỗ trợ về nông nghiệp mà còn chú ý các vấn đề khả năng của người nông dân trên thị trường, đặc biệt trong điều kiện thiếu các tổ chức hợp tác thực sự của người nông dân và yêu cầu rất khắt khe của hội nhập kinh tế thế giới.
- Ý tưởng chÝnh s¸ch ®óng, phï hîp được người hưởng lợi đón nhận, hưởng ứng giúp người dân lµm giµu ngay t¹i quª h­¬ng, đóng góp cho xã hội được coi là tiêu chí đầu tiên trong hoạch định chính sách xây dựng nông thôn mới.
- Quy trình hoạch định bảo đảm tính khoa học thể hiện trước hết ở thái độ tôn trọng khách quan, xuất phát từ thực tiễn nông nghiệp, nông thôn và yêu cầu bức bách cải thiện cuộc sống của người nông dân.
- Năng lực của đội ngũ hoạch định chính sách; quản lý và thực hiện chính sách. Người đứng đầu (tập thể) quyết định biết chọn lựa hợp lý, khoa học. Vai trò của Chính phủ và chính quyền các cấp ngày càng quan trọng trong việc đẩy nhanh quá trình phát triển nông thôn theo hướng công nghiệp hoá thông qua cơ chế chính sách, hệ thống văn bản pháp quy, các chương trình xúc tiến đầu tư, thương mại ở trong nước và trên thế giới để thu hút đầu tư trong thời đại hiện nay với xu thế hội nhập toàn cầu. Đây là thực chất của vấn đề: Chủ thể quản lý phát triển nông thôn, ưu tiên đúng mức, phối hợp giữa các ngành.
- Đầu tư nguồn lực, tận dụng được thời cơ, khai thác, phát huy được sức mạnh tổng hợp các nguồn lực của Nhà nước, tổ chức phi chính phủ, cá nhân, tập thể,…vào chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững.
- Tinh thần tự chủ của người dân, cả cộng đồng thể hiện trong cách thức phối hợp “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, trong mối liên kết bốn nhà là yếu tố đóng vai trò quyết đ
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status