Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân vận và sự vận dụng vào công tác vận động nông dân ở tỉnh Quảng Bình trong những năm đầu thế kỷ XXI - pdf 18

Download miễn phí Luận văn Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân vận và sự vận dụng vào công tác vận động nông dân ở tỉnh Quảng Bình trong những năm đầu thế kỷ XXI



Công tác dân vận là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, nhưng mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước chỉ trở thành hiện thực khi được đội ngũ cán bộ làm công tác dân vận của Đảng tuyên truyền, giải thích, cổ vũ nhân dân thực hiện. Bởi vì, theo Hồ Chí Minh "cán bộ là gốc của mọi công việc. Công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém"; dân tin vào Đảng, vào chế độ; chính sách mang lại lợi ích thiết thực cho dân, phải thông qua cái "gốc" là người cán bộ. Thấm nhuần quan điểm đó, Ban Dân vận tỉnh luôn quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ dân vận. Đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác dân vận ở các cấp, các ngành trong tỉnh được củng cố, từng bước nâng cao năng lực công tác. Tác phong công tác và lề lối làm việc của đội ngũ này đã có nhiều đổi mới, sâu sát cơ sở, tinh thần và trách nhiệm được tăng lên. Trong 5 năm qua đã có 1.500 cán bộ dân vận các cấp uỷ được bồi dưỡng công tác dân vận ở các Trung tâm Chính trị huyện, thị, Trường Chính trị tỉnh, trong đó Trường Chính trị tỉnh đã mở được 8 lớp bồi dưỡng cán bộ dân vận với số lượng 692 người tham gia.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân cũng như trong cách mạng xã hội chủ nghĩa, Mặt trận dân tộc thống nhất vẫn là một trong những lực lượng to lớn của cách mạng Việt Nam.
Chúng ta phải đoàn kết chặt chẽ các tầng lớp nhân dân, động viên lực lượng của nhân dân,...
Phải đoàn kết tốt các đảng phái, các đoàn thể, các nhân sĩ...
Phải đoàn kết các dân tộc anh em, cùng nhau xây dựng Tổ quốc...
Phải đoàn kết chặt chẽ giữa đồng bào lương và đồng bào các tôn giáo,... [52, tr.605-606].
Đối với các đoàn thể, hội quần chúng, Hồ Chí Minh đều có sự chỉ đạo trong công tác vận động, thu hút, tập hợp quần chúng tham gia sinh hoạt trong tổ chức của mình.
Người luôn luôn nhắc nhở Đoàn Thanh niên rằng: "nhiệm vụ của các bạn là phải tìm đủ mọi cách để gây một phong trào thanh niên to lớn và mạnh mẽ" [47, tr.185]; đoàn viên, thanh niên luôn phải đi đầu trong các phong trào cách mạng. Tổ chức "Đoàn Thanh niên Lao động phải là cánh tay đắc lực của Đảng trong việc tổ chức và giáo dục thế hệ thanh niên và nhi đồng thành những chiến sĩ tuyệt đối trung thành với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản" [52, tr.21]. Để thu hút, tập hợp lực lượng đông đảo của đoàn viên, thanh niên cho sự nghiệp cách mạng, Người còn căn dặn: "Về phần mình, thì Đoàn phải nghiên cứu tìm ra những hình thức và phương pháp thích hợp để đoàn kết và tổ chức thanh niên một cách rộng rãi và vững chắc, để làm tròn nhiệm vụ mà Đảng và Chính phủ giao phó cho thanh niên, cho Đoàn" [50, tr.263].
Đối với nông dân, Hồ Chí Minh chỉ rõ: "Vận động nông dân là phải vận thế nào cho toàn thể nông dân động, nghĩa là: làm cho nông dân hiểu rõ quyền lợi của dân tộc và của giới mình; làm cho nông dân vào Hội Nông dân cứu quốc cho đông để phấn đấu cho mục đích của mình và tích cực tham gia công cuộc kháng chiến kiến quốc" [47, tr.711].
Đối với phụ nữ, Hồ Chí Minh nhận thức rõ vị trí và vai trò quan trọng của chị em trong sự nghiệp cách mạng, Người khẳng định: "Trong lịch sử cách mệnh chẳng có lần nào là không có đàn bà con gái tham gia... Vậy nên muốn thế giới cách mệnh thành công, thì phải vận động đàn bà con gái công nông các nước" [44, tr.288]. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến việc tổ chức, động viên, lôi cuốn các tầng lớp phụ nữ tham gia vào sự nghiệp cứu nước, xây dựng nước nhà. Người nói
"Phụ nữ ta chẳng tầm thường,
Đánh Đông, dẹp Bắc làm gương để đời" [45, tr.222].
Khơi dậy niềm tự hào của phụ nữ Việt Nam, Người động viên chị em tham gia vào Hội Việt Minh, thành lập Hội Liên hiệp phụ nữ. Người nói: "Hội Liên hiệp phụ nữ phải là lực lượng mạnh mẽ giúp Đảng động viên, tổ chức và lãnh đạo phụ nữ tiến lên chủ nghĩa xã hội..." [52, tr.21].
Như vậy, theo Hồ Chí Minh, lực lượng làm công tác dân vận không chỉ là lực lượng của Mặt trận, đoàn thể, mà còn là lực lượng cả toàn bộ hệ thống chính trị, đi đầu là các tổ chức Đảng, chính quyền rồi đến các đoàn thể nhân dân. Phải có nhận thức đầy đủ như vậy, chúng ta mới thực sự đổi mới cách lãnh đạo, chỉ đạo công tác dân vận theo quan điểm "quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân" [47, tr.698]; "Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân. Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân" [50, tr.276];
"Nước lấy dân làm gốc"
"Gốc có vững cây mới bền,
Xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân" [47, tr.409-410].
1.3.4. Phong cách làm việc của người làm công tác dân vận
+ Phong cách, theo từ điển tiếng Việt (Viện Khoa học xã hội Việt Nam - Viện ngôn ngữ học, Trung tâm từ điển ngôn ngữ, HN, 1992, tr. 771) là "những lối, những cung cách sinh hoạt, làm việc, hoạt động, xử sự tạo nên cái riêng của một người hay một loạt người nào đó".
Phong cách của người cán bộ dân vận có rất nhiều điểm đáng đề cập, song theo Hồ Chí Minh thì: "Những người phụ trách dân vận cần óc nghĩ, mắt trông, tai nghe, chân đi, miệng nói, tai làm. Chứ không phải chỉ nói suông, chỉ ngồi viết mệnh lệnh. Họ phải thật thà nhúng tay vào việc" [47, tr.699].
Như vậy, theo Hồ Chí Minh để làm công tác dân vận, công tác vận động quần chúng, mỗi tổ chức Đảng, mỗi cán bộ, đảng viên phải có phương pháp, tác phong công tác khoa học, sâu sát, tỉ mỉ và thiết thực; tuyệt đối không được vận động quần chúng một cách qua loa, đại khái, giản đơn; hết sức tránh những biểu hiện lời nói không đi đôi với việc làm; nói một đàng làm một nẻo hay "đánh trống bỏ dùi". Cán bộ dân vận phải sống trong lòng dân, sát cơ sở, sát thực tế; đến với nhân dân để lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của nhân dân giúp nhân dân giải quyết các công việc cụ thể, đề xuất chính sách hay điều chỉnh chính sách cho phù hợp; vận động nhân dân thực hiện các chủ trương, chính sách. Cán bộ dân vận không chỉ biết nói theo nghị quyết, hô hào động viên quần chúng, mà phải "thật thà nhúng tay vào việc", thậm chí cầm tay chỉ việc cho dân làm. Muốn vậy cán bộ dân vận phải có năng lực thực sự, có kiến thức ở nhiều lĩnh vực công tác để cùng quần chúng thực hiện các công việc chung.
Đối với những người làm công tác dân vận đòi hỏi không chỉ có khả năng tổ chức, vận động, thuyết phục quần chúng, mà còn phải có phương pháp, tác phong quần chúng và phải có tư cách phẩm chất cách mạng. Chúng ta biết rằng quần chúng là tập hợp nhiều người có trình độ nhận thức khác nhau, có quan điểm, chính kiến, nguyện vọng và quyền lợi khác nhau, nên khi đưa ra một vấn đề gì thì khó nhất trí, thậm chí còn có mâu thuẫn, đối lập nhau. Do đó, việc đầu tiên của công tác dân vận là phải tuyên truyền, giáo dục quần chúng nhận thức rõ đường lối chính sách, phải lắng nghe những ý kiến khác nhau, phân tích, thuyết phục để quần chúng nhận thức, phân biệt đúng sai, đi đến nhất trí, từ đó mới cùng bàn bạc cách tổ chức thực hiện. Người làm công tác dân vận còn phải có quan hệ gắn bó với quần chúng, có tác phong quần chúng, gần gũi và chân tình với quần chúng thì quần chúng mới bộc lộ hết tâm tư, nguyện vọng của mình một cách chân thành, mới giúp cho Đảng nắm tình hình một cách trung thực để có chủ trương, đường lối đúng đắn và giải pháp thích hợp. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phê phán tác phong quan liêu "bàn giấy" của nhiều cán bộ, đảng viên như sau: "Thích làm việc bằng giấy tờ thật nhiều. Ngồi một nơi chỉ tay năm ngón không chịu xuống địa phương kiểm tra công tác và để chỉ vạch những kế hoạch thi hành chỉ thị, nghị quyết của Đoàn thể cho chu đáo. Những chỉ thị, nghị quyết cấp trên gửi xuống các địa phương có thực hiện được hay không, các đồng chí cũng không biết đến" [47, tr.73]. Bệnh quan liêu, giấy tờ sẽ dẫn đến hậu quả hết sức tai hại. Người từng nói: "Cái lối làm việc như vậy rất có hại. Nó làm cho chúng ta không đi sát phong trào, không hiểu rõ được tình hình bên dưới, cho nên phần nhiều chủ trương của chúng ta không thi hành được đến nơi đến chốn" [47, tr.73]. Tác hại hơn, bệnh quan liêu thường có tác phong chuyên quyền, đ
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status