Tính khoa học và trách nhiệm xã hội trong hoạch định chính sách công tại Đà Nẵng - pdf 18

Download miễn phí Luận văn Tính khoa học và trách nhiệm xã hội trong hoạch định chính sách công tại Đà Nẵng



MỤC LỤC
 
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA TÍNH KHOA HỌC VÀ TINH THẦN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI TRONG HOẠCH ĐỊNH CHÍNH SÁCH CÔNG
1.1. Chính sách công và quy trình hoạch định chính sách công 9
1.2. Vai trò của thái độ tôn trọng tính khoa học trong hoạch định chính sách công 23
1.3. Vai trò của nhận thức trách nhiệm xã hội trong hoạch định chính sách công 27
Chương 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CỦA THÁI ĐỘ TÔN TRỌNG TÍNH KHOA HỌC VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI TRONG HOẠCH ĐỊNH CHÍNH SÁCH CÔNG TẠI ĐÀ NẴNG HIỆN NAY
2.1. Bối cảnh và đặc điểm tình hình hoạch định chính sách tại thành phố Đà Nẵng từ năm 1997-2006 32
2.2. Thực trạng hoạch định chính sách của thành phố Đà Nẵng từ 1997-2006 nhìn ở hai phương diện thái độ tôn trọng tính khoa học và trách nhiệm xã hội của chủ thể trong hoạch định chính sách 42
Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO TÔN TRỌNG TÍNH KHOA HỌC, NÂNG CAO NHẬN THỨC TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI TRONG HOẠCH ĐỊNH CHÍNH SÁCH CÔNG TẠI ĐÀ NẴNG HIỆN NAY
3.1. Nguyên nhân của thành công và hạn chế 98
3.2. Các phương hướng nhằm bảo đảm tính khoa học và nâng cao nhận thức trách nhiệm xã hội trong hoạch định chính sách công 101
3.3. Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao tính khoa học và trách nhiệm xã hội trong hoạch định chính sách công 108
KẾT LUẬN 122
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 127
PHỤ LỤC 133
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

các mục tiêu. Song lãnh đạo Thành phố biết đặt lợi ích của nhân dân (cả trước mắt và lâu dài) lên trên trong cân nhắc ưu tiên thực hiện. “Chủ trương Thành phố là sau giải tỏa mọi gia đình nằm trong các khu vực triển khai các dự án xây dựng đường mới (đại bộ phận là những hộ chủ yếu là nhà tạm, hộ 25 người ở trên diện tích 20m2) đều phải có nhà ở kiên cố trong các khu quy hoạch”[64].
Trong báo cáo nhìn lại 10 năm công tác giải tỏa đền bù và xây dựng đầu tư của Văn phòng UBND Thành phố tháng 11 năm 2006 có nhận định: “Chủ trương này (chính sách giải tỏa đền bù) giải quyết được các vấn đề lớn như: Qui hoạch tương đối hoàn chỉnh theo phương hướng là một thành phố hiện đại với tầm nhìn năm 2020; tập trung xử lý được những vấn đề cơ bản (giao thông, thoát nước, cấp nước, điện dân dụng, điện chiếu sáng, viễn thông, cây xanh...); đảm bảo việc kêu gọi đầu tư và di dời các doanh nghiệp trong nội thị về khu công nghiệp giữ gìn môi trường chung của Thành phố; đảm bảo công bằng trong việc thụ hưởng thành quả của quá trình sử dụng tiền từ nguồn thu ngân sách để xây dựng cơ sở hạ tầng; Huy động được nguồn vốn của những tổ chức, cá nhân có điều kiện thông qua việc chuyển quyền sử dụng đất tại các khu vực khai thác quỹ đất đem lại cho ngân sách một nguồn thu lớn để xây dựng cơ sở hạ tầng; giải quyết được cơ bản vấn đề nhà ở cho các hộ dân thuộc các vùng dự án bị giải tỏa” [51].
Xác định được mục tiêu trọng tâm trong mối quan hệ với các mục tiêu khác để tránh được sự phiến diện chủ quan khi xây dựng các phương án, nội dung chính sách giải tỏa đền bù. Nhận thức rõ hiệu quả của chính sách giải tỏa đền bù chỉ có thể đạt cao nếu có sự phối hợp liên ngành giữa các lĩnh vực chính sách. Do đó xem xét nó trong tổng thể các chính sách kinh tế - xã hội khác (việc làm, nhà ở, môi trường,... phát triển kinh tế) để hoạch định. Do đó, các nhà hoạch định xây dựng các phương án triển khai chính sách không chỉ nhằm giải phóng mặt bằng, chỉnh trang đô thị đáp ứng nhu cầu trước mắt mà là một nội dung trong chiến lược tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Thành phố Đà Nẵng 10-20 năm sau, phát huy lợi thế so sánh của Thành phố trung tâm vùng kinh tế trọng điểm miền Trung: “kéo dài bờ biển, kéo dài dòng sông”, phát triển đô thị về phía Bắc, Tây Bắc, phát huy những lợi thế thiên nhiên sẵn có, phát triển mạng lưới giao thông, góp phần kiến tạo cảnh quan đô thị biển. Đó cũng chính là đáp ứng lợi ích lâu dài của cộng đồng thể hiện tính bền vững của chính sách. Điều này cho thấy tầm nhìn, khả năng nắm bắt thực tiễn cũng như dự báo được xu hướng vận động của chính sách; phản ánh trách nhiệm vì dân vì nước của các cán bộ hoạch định chính sách đối với thế hệ hôm nay và cả mai sau.
Để đạt mục tiêu, xác định cơ chế tạo vốn lại vô cùng quan trọng. Đà Nẵng đã và đang chứng tỏ thành công của quá trình hoạch định chính sách này là ở xác lập được cơ chế tạo vốn từ quỹ đất. Trên nguyên tắc phù hợp thực tế địa phương, trên cơ sở quy hoạch tổng thể về kế hoạch sử dụng đất của thành phố Đà Nẵng đã được Trung ương phê duyệt, cơ chế này trong những năm qua đã chứng tỏ được tính hợp lý, đúng đắn và đã phát huy tác dụng, làm lợi cho thành phố hàng trăm nghìn tỷ đồng, giải quyết dứt điểm tình trạng nhận bổ sung từ ngân sách Trung ương cân đối để chi thường xuyên, ngân sách Thành phố không chỉ tự cân đối chi thường xuyên mà còn tích luỹ cho đầu tư phát triển. Tổng chi đầu tư phát triển 5 năm qua (2001 - 2005) tăng bình quân mỗi năm 52%, quy mô chi năm 2005 tăng gấp 6,9 lần so với năm 2000.
Các nhà nhiên cứu khi phân tích chính sách giải tỏa chỉnh trang đô thị của Đà Nẵng đã mô hình hóa cách tạo vốn từ quỹ đất để phát triển hạ tầng thành “chu trình khép kín”, bộc lộ rất rõ tính khoa học, logic và khả thi của nó. Cùng nhận xét vấn đề đó, Giáo sư - tiến sĩ khoa học Đặng Hùng Võ, Thứ trưởng Bộ tài nguyên và môi trường khẳng định: “Trong điều kiện còn nhiều khó khăn nhưng để đáp ứng nhu cầu chỉnh trang đô thị, phát triển cơ sở hạ tầng, bằng việc khai thác quỹ đất, thành phố Đà Nẵng đã khai thác tốt nguồn nội lực. Cách làm của Đà Nẵng về khai thác và sử dụng quỹ đất là việc làm hay, đáng biểu dương...”[65].
Chuẩn bị các phương án trước, trong và sau xây dựng nội dung chính sách theo thứ tự ưu tiên từ bao quát đến cụ thể, từ chung đến riêng. Tổ chức bổ sung hoàn chỉnh quy hoạch tổng thể thành phố Đà Nẵng đến năm 2010 trình Thủ tướng Chính phủ và đã được phê duyệt tại Quyết định 903/TTg ngày 23-10-1997của Thủ tướng Chính phủ đã khẳng định được tính hợp pháp, hòa nhập với xu thế phát triển quốc gia. Ngoài ra, xúc tiến các phương án cụ thể hóa mục tiêu của chính sách như: Cải tạo mở rộng cơ sở hạ tầng khu vực nội thị; Quyết định xây dựng mới cầu quay qua sông Hàn, mở thêm 4 tuyến đường chính vào thành phố Đà Nẵng (Nguyễn Tất Thành, Cách mạng tháng 8, Lê Văn Hiến, đường Sơn Trà - Điện Ngọc, đường Điện Biên Phủ) xây dựng mới một số khu đô thị mới, cơ sở hạ tầng tuyến đường các khu tái định cư, hỗ trợ cho những hộ dân thuộc diện giải tỏa. Đẩy mạnh việc xây dựng các Khu công nghiệp tập trung (Liên Chiểu, Hòa Khánh, KCN dịch vụ thủy sản Thọ Quang, Hòa Cầm) để thu hút đầu tư và di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường từ trong nội thành ra các khu công nghiệp; đầu tư cơ sở hạ tầng y tế, giáo dục và đặc biệt chú trọng phát triển công nghệ thông tin.
Mỗi phương án là một chính sách bộ phận phục vụ cho mục tiêu chỉnh trang đô thị, nhằm hiện thực hóa chính sách giải tỏa đền bù. Cả một núi công việc đặt ra trước, trong và sau khi hoạch định chính sách giải tỏa đền bù. Do đó đi đúng quy trình, giải quyết được đồng thời rất nhiều vấn đề xã hội khác khi tiến hành GPMB chứng tỏ tầm nhìn xa và khả năng liên kết vấn đề, vốn tư duy liên ngành của lãnh đạo Thành phố. Họ nhận thức rất rõ và đề cao vai trò tố chất trí tuệ của cán bộ nói chung và cán bộ hoạch định chính sách. Hầu hết số người trả lời câu hỏi: Phẩm chất nào cần có nhất ở nhà hoạch định chính sách? đều ưu tiên lựa chọn phẩm chất "năng lực chuyên môn cao về lĩnh vực phụ trách". Bên cạnh đó, các phẩm chất còn lại được chọn lựa theo thứ tự như sau: Công bằng; có trách nhiệm với công việc; tôn trọng thực tiễn khách quan; quyết đoán. Qua đó có thể thấy nhận thức của cán bộ hoạch định chính sách về yêu cầu công tác chính sách đã có bước đổi mới căn bản.
Đề cao tố chất năng lực trí tuệ là một biểu hiện của thái độ tôn trọng tính khoa học trong hoạch định chính sách. Đó cũng là cơ sở để thay đổi cách nhìn đối với vấn đề sử dụng nhân tài tạo tiền đề cho một loạt các chính sách nâng cao trình độ mọi mặt cho cán bộ, đặc biệt là cán bộ dự nguồn kế cận. Vấn đề vai trò cán bộ nghiên cứu tư vấn chính sách đã bắt đầu được đề c...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status