Văn hoá chính trị trong hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh ở nước ta hiện nay - pdf 18

Download miễn phí Luận văn Văn hoá chính trị trong hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh ở nước ta hiện nay



MỤC LỤC
 
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: VĂN HOÁ CHÍNH TRỊ VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CẤP TỈNH 7
1.1. Văn hoá chính trị - Khái niệm, cấu trúc và tính chất 7
1.2. Vai trò của văn hoá chính trị trong tổ chức hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh 22
Chương 2: THỰC TRẠNG VĂN HOÁ CHÍNH TRỊ TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CẤP TỈNH Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 35
2.1. Thực trạng văn hoá chính trị trong thực hiện chức năng của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh 35
2.2. Thực trạng văn hoá chính trị trong thực thi các nhiệm vụ của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh 51
Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NÂNG CAO VĂN HOÁ CHÍNH TRỊ TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CẤP TỈNH Ở NƯỚC TA 67
3.1. Phương hướng nâng cao văn hoá chính trị trong hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh ở nước ta hiện nay 67
3.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao văn hoá chính trị trong hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh ở nước ta hiện nay 69
KẾT LUẬN 106
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 109
PHỤ LỤC 114
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

hại to lớn về kinh tế - xã hội của đất nước.
Qua cuộc khảo sát về vai trò vị trí của HĐND và vai trò hoạt động giám sát của HĐND cấp tỉnh do văn phòng HĐND tỉnh Quảng Trị thực hiện vào cuối năm 2005. Với việc thu thập ý kiến trả lời trực tiếp thông qua 5 bộ phiếu điều tra gồm 520 phiếu trên các đối tượng là: Đại biểu HĐND tỉnh; cán bộ công chức trong văn phòng HĐND, văn phòng UBND cấp tỉnh và huyện; công chức trong các cơ quan hành chính và cơ quan tư pháp; cán bộ Mặt trận và các đoàn thể nhân dân cấp tỉnh và cử tri là lao động, cán bộ về hưu, học sinh, sinh viên cho kết quả: Có 51,9% số người cho rằng hoạt động giám sát của HĐND đã thực hiện đúng quy định của pháp luật và có nhiều tiến bộ song có tới 55,6% số người cho rằng hiệu lực còn thấp; 64,2% số người cho rằng còn tình trạng né tránh, ngại va chạm trong việc lựa chọn nội dung, và kết luận kiến nghị sau giám sát ; 42,9% cho rằng nội dung giám sát còn chung chung, chưa sát cuộc sống [9].
Việc giải quyết các kiến nghị của đại biểu HĐND hiệu quả thấp. Qua khảo sát cho thấy: 40,7% số người cho rằng các đại biểu không quan tâm đến hoạt động giám sát và kết quả xem xét giải quyết còn thấp; 77,8% cho rằng các cơ quan nhà nước có tiếp thu nhưng giải quyết chậm hay né tránh việc giải quyết; 54% cho rằng các đại biểu xem xét, kiến nghị giải quyết các kiến nghị của họ không kịp thời; 20% cho rằng các đại biểu HĐND không quan tâm giải quyết ý kiến, kiến nghị của họ; 16% cho rằng hiệu quả giải quyết còn thấp và 10% cho rằng hoạt động của HĐND không thiết thực [9, tr.56]
Thực tiễn hoạt động giám sát của HĐND trong thời gian qua, một mặt khẳng định giám sát là chức năng chủ yếu của HĐND. Giám sát có vai trò rất quan trọng trong việc bảo đảm thực thi Hiến pháp, pháp luật, chế độ chính sách của nhà nước và Nghị quyết của HĐND tại địa phương. Mặt khác, thực tế cũng nói lên rằng, những kết quả hoạt động giám sát chưa tương xứng với vai trò, vị trí, nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND và với yêu cầu của cuộc sống.
Những hạn chế, khuyết điểm trong thực hiện chức năng quyết định và chức năng giám sát của HĐND phản ánh rõ nét mặt hạn chế của văn hoá chính trị trong hoạt động của HĐND cấp tỉnh. Vẫn chưa thoát ra được tính hình thức, tính tượng trưng. Hiệu lực, hiệu quả hoạt động của cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương còn thấp. Tình trạng hư quyền, lạm dụng quyền lực xảy ra khá phổ biến ở nhiều nơi, HĐND khó kiểm soát được hoạt động của bộ máy hành chính. Nhân dân còn nhiều bức xúc đối với hoạt động của HĐND cấp tỉnh nhất là những vấn đề liên quan trực tiếp đến đời sống vật chất tinh thần, quyền lợi kinh tế, chính trị của người dân.
2.2. THỰC TRẠNG VĂN HOÁ CHÍNH TRỊ TRONG THỰC THI CÁC NHIỆM VỤ CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CẤP TỈNH
2.2.1. Thực trạng văn hoá chính trị của đại biểu trong các hoạt động tiếp công dân, tiếp xúc cử tri và phản ánh tâm tư nguyện vọng của cử tri
Đại biểu HĐND là người thay mặt cho ý chí, nguyện vọng, quyền làm chủ của nhân dân địa phương, gương mẫu chấp hành, tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện chính sách pháp luật và tham gia vào việc quản lý nhà nước. Văn hoá chính trị của đại biểu HĐND được thể chế thành nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu HĐND:
Nhiệm vụ: Đại biểu HĐND phải tham gia đầy đủ các kỳ họp, phiên họp HĐND, tham gia thảo luận và biểu quyết các vấn đề thuộc nhiệm vụ quyền hạn của HĐND; liên hệ chặt chẽ với cử tri ở đơn vị bầu ra mình, chịu sự giám sát của cử tri, thu thập và phản ánh trung thực ý kiến, nguyện vọng của cử tri; định kỳ báo cáo hoạt động của đại biểu và của HĐND trước cử tri; nghiên cứu chuyển đơn thư khiếu nại, tố cáo của cử tri đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết; theo dõi đôn đốc giải quyết và thông tin trở lại cho nhân dân biết.
Quyền hạn: Có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết kiến nghị, khiếu nại tố cáo của công dân, trả lời kết quả bằng văn bản cho đại biểu để báo cáo với cử trị; có quyền chất vấn Chủ tịch HĐND, Chủ tịch và các thành viên khác của UBND, Chánh án Toà án nhân dân, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân và thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cùng cấp; trong quá trình thực hiện nhiệm vụ đại biểu, nếu phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì đại biểu có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân kịp thời chấm dứt những việc làm trái pháp luật, chính sách của nhà nước trong cơ quan tổ chức đơn vị hay của cán bộ, công chức, nhân viên cơ quan, tổ chức, đơn vị đó; có quyền kiến nghị với cơ quan nhà nước về thi hành pháp luật, chính sách nhà nước và về những vấn đề thuộc lợi ích chung; có quyền đề nghị HĐND bỏ phiếu tín nhiệm những người giữ chức vụ quyền hạn do HĐND bầu.
Trong thời gian qua việc thực hiện nhiệm vụ quyền hạn của đại biểu có những mạt tích cực và hạn chế sau:
Mặt tích cực: Có thể nói rằng hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND cấp tỉnh đã có nhiều đổi mới cả về nội dung và hình thức; chất lượng, hiệu quả tiếp xúc cử tri được nâng lên và ngày càng đi vào thực chất. Đại biểu ngày càng nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động này và quan tâm ưu tiên, sắp xếp, bố trí thời gian để thực hiện. HĐND các tỉnh, thành phố đã chủ động phối hợp chặt chẽ với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc và các cơ quan hữu quan, xây dựng nội dung, chương trình, thời gian và công tác bảo đảm cho hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu.
Nhiều địa phương có tỷ lệ đại biểu tham gia tiếp xúc cử tri đạt cao như Ninh Bình 100%, Thanh Hoá 97%, Đồng Nai 94,5%, Quảng Trị 91% [47].
Kỹ năng tiếp xúc cử tri được nâng lên, không khí tiếp xúc đã giảm dần tính hình thức một chiều mà đã khuyến khích đối thoại, thẳng thắn, cởi mở, đi thẳng vào những vấn đề căn bản của đời sống kinh tế - xã hội mà cử tri quan tâm. Qua đó, đại biểu nắm bắt được ý kiến, nguyện vọng của cử tri. Đồng thời qua tiếp xúc, trao đổi, đại biểu cung cấp thông tin để cử tri hiểu rõ hơn tình hình chung cũng như các chế độ, chính sách của Nhà nước để nhân dân đồng thuận và chia sẻ những khó khăn chung của địa phương. Thông qua tiếp xúc các đại biểu đã tổng hợp, phân loại ý kiến kiến nghị của cử tri, chuyển đến các cơ quan chức năng giải quyết hay chuyển vào nội dung chất vấn của đại biểu, kiến nghị HĐND xem xét ban hành các chính sách địa phương, đáp ứng nhu cầu nguyện vọng của nhân dân. Các đại biểu đã quan tâm, theo dõi, đôn đốc giải quyết các kiến nghị, nhờ đó mà ở một số địa phương các ý kiến, kiến nghị được xem xét giải quyết trả lời cao hơn so với trước đây (đạt 87,5% cả ba cấp HĐND trong đó cấp tỉnh 58%). Cử tri ngày càng quan tâm hơn đến nhu cầu tiếp xúc với đại biểu HĐND, chuẩn bị nhiều ý kiến, kiến nghị sát thực tế, sâu sắc và đúng thẩm quyền để đóng góp cho các đại biểu phản ánh trong các kỳ họp HĐND cấp tỉnh.
Ho
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status