Vấn đề kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay - pdf 18

Download miễn phí Luận văn Vấn đề kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay



MỤC LỤC
 
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 6
1.1. Kiểm soát quyền lực nhà nước là yêu cầu tất yếu khách quan 6
1.1.1. Khái niệm quyền lực nhà nước - kiểm soát quyền lực nhà nước 6
1.1.2. Cơ sở khoa học của việc kiểm soát quyền lực nhà nước 8
1.1.3. Tư tưởng về kiểm soát quyền lực nhà nước trong lịch sử tư tưởng chính trị 11
1.2. Các phạm trù về kiểm soát quyền lực nhà nước, các cấp độ và hình thức kiểm soát quyền lực 32
1.2.1. Giám sát mang tính quyền lực nhà nước 32
1.2.2. Giám sát không mang tính quyền lực nhà nước 36
1.2.3. Hoạt động thanh tra 40
1.2.4. Hoạt động kiểm tra 42
1.2.5. Kiểm tra của Đảng 50
1.2.6. Kiểm sát 52
Chương 2: KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM - THỰC TRẠNG, VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN 57
2.1. Thực trạng của hoạt động kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam hiện nay 57
2.1.1. Giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân 57
2.1.2. Giám sát của Mặt trận Tổ quốc 68
2.1.3. Giám sát của cơ quan tài phán 70
2.1.4. Giám sát của công dân đối với bộ máy nhà nước thông qua tổ chức thanh tra nhân dân và thực hiện quyền khiếu nại - tố cáo 73
2.1.5. Kiểm soát việc thực hiện thẩm quyền hành chính nhà nước 81
2.1.6. Kiểm soát các hoạt động tư pháp 84
2.1.7. Công tác kiểm tra cấp ủy đảng các cấp 87
2.1.8. Thanh tra, kiểm tra cơ quan nhà nước thẩm quyền chung 90
2.2. Những giải pháp cơ bản để thực hiện kiểm soát quyền lực nhà nước 95
2.2.1. Đổi mới nhận thức tổ chức và hoạt động kiểm soát quyền lực nhà nước 95
2.2.2. Hoàn thiện giám sát của Quốc hội 97
2.2.3. Hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực phải dựa trên cơ sở hoàn thiện cơ chế quản lý 100
2.2.4. Đổi mới giám sát của Quốc hội đối với hoạt động của Chính phủ và hệ thống hành pháp nhà nước 103
2.2.5. Hoàn thiện mô thực hiện quyền giám sát của Quốc hội đối với hoạt động tư pháp 104
2.2.6. Tăng cường hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân 106
2.2.7. Viện kiểm sát nhân dân thực hiện tốt chức năng công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp 108
2.2.8. Đổi mới tổ chức và hoạt động của cơ quan xét xử hành chính nhằm nâng cao hiệu quả giám sát của cơ chế tài phán hành chính đối với hoạt động ban hành các quyết định của cơ quan quản lý nhà nước 109
2.2.9. Đổi mới tổ chức và hoạt động thanh tra, góp phần hoàn thiện cơ chế kiểm soát thực hiện quyền lực nhà nước 111
2.2.10. Đổi mới cách hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 114
2.2.11. Hoạt động kiểm tra, giám sát của Đảng 118
2.2.12. Đổi mới nhận thức và xác định rõ phạm vi hoạt động của kiểm toán nhà nước 119
2.2.13. Đổi mới hoạt động tiền điều tra của Cảnh sát kinh tế, An ninh kinh tế thuộc lực lượng công an nhằm tránh chồng chéo, trùng lặp với hoạt động thanh tra kinh tế của các tổ chức thanh tra 120
KẾT LUẬN 124
NHỮNG CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ 127
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 128
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

việc xem xét, thông qua hay sửa đổi, bổ sung các văn bản luật, quyết định đến chương trình dự án quốc gia.
Bên cạnh đó còn những vấn đề chưa có hiệu quả cao, thể hiện là những kiến nghị thông qua giám sát thì các cơ quan có trách nhiệm giải quyết chưa kịp thời nhất là việc giám sát việc sửa đổi văn bản lỗi thời, trái quy phạm pháp luật. Đây là vấn đề bức xúc ở các ngành mà cần được giải quyết thỏa đáng, giúp cho hoạt động của nền hành chính nhà nước có hiệu lực, hiệu quả.
Một hoạt động giám sát quan trọng của Quốc hội là cử các đoàn đi giám sát, kiểm tra thực tế ở các địa phương:
Các đoàn đi giám sát, kiểm tra thực tế ở địa phương do lãnh đạo Quốc hội hay ủy viên UBTVQH làm trưởng đoàn.
Với nội dung giám sát, việc thực hiện nghị quyết của Quốc hội của địa phương trên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội - quốc phòng và an ninh, chẳng hạn giám sát việc thi hành Luật đất đai, giám sát công việc chuẩn bị cho bầu cử đại biểu HĐND các cấp; giám sát việc giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân...
Các đoàn giám sát của Quốc hội đã kết hợp giữa nghe báo cáo của các cơ quan hữu quan địa phương, với việc trực tiếp xem xét, quan sát tại chỗ, phỏng vấn thu thập thông tin từ phía các đương sự có liên quan đến nội dung giám sát.
Hoạt động các đoàn đi giám sát ở địa phương của các cơ quan của Quốc hội đem lại kênh thông tin quan trọng vào việc thực hiện chức năng giám sát của Quốc hội. Nhiều kiến nghị các đoàn đã được Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, VKSNDTC tiếp thu. Nó trở thành một trong những căn cứ thực tiễn để UBTVQH ban hành, sửa đổi, bổ sung các dự án, pháp lệnh, hay các ủy ban Quốc hội tiến hành thẩm tra các dự án luật, pháp lệnh đó. Do có các thông tin thu được từ thực tiễn cuộc sống một cách độc lập, không phụ thuộc vào cơ quan trình dự án luật, pháp lệnh mà các báo cáo thẩm tra của các ủy ban Quốc hội trình đã có tính thuyết phục để được Quốc hội, UBTVQH chấp thuận.
Hạn chế hoạt động của các đoàn giám sát ở địa phương hiện nay là: Các báo cáo giám sát này ít được thảo luận, một số báo cáo tuy có mở rộng diện trao đổi, thảo luận sau đó cũng chỉ dừng lại ở mặt chừng mực nhất định (báo cáo trao cho cá nhân trưởng đoàn giám sát). Đây là hạn chế mà làm cho kiến nghị qua giám sát chưa được đối tượng bị giám sát tiếp thu để khắc phục những thiếu sót trong quá trình thực hiện nhiệm vụ mà Nhà nước giao cho cơ quan địa phương ở cơ sở.
* Hoạt động giám sát của Đoàn đại biểu và đại biểu Quốc hội.
Đoàn đại biểu Quốc hội, là tổ chức hợp thành từ các đại biểu Quốc hội được bầu trong một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Căn cứ vào các Nghị quyết của Quốc hội, chương trình kế hoạch công tác của Quốc hội và tình hình thực tế của đại phương, ý kiến của cử tri, các đoàn đại biểu Quốc hội thực hiện hoạt động giám sát trên cơ sở quy định trong qui chế hoạt động của đại biểu Quốc hội và đoàn đại biểu Quốc hội.
Về tiếp xúc cử tri: Theo hình thức chuyên đề với nhiều đối tượng để nắm tình hình thi hành pháp luật. Hoạt động giám sát của các đoàn đại biểu và đại biểu Quốc hội trước hết là yêu cầu phải nắm bắt được những vấn nổi cộm ở địa phương cần tập trung nghiên cứu, giải quyết, từ đó xác định nội dung giám sát và biện pháp thực hiện giám sát.
Hình thức giám sát là: Tổ chức làm việc chính thức giữa đoàn đại biểu Quốc hội với lãnh đạo các ngành: Tòa án, Viện Kiểm sát, Thanh tra Nhà nước, Công an, Tư pháp. Các cơ quan này phải báo cáo tình hình phối hợp giám sát thực hiện những vấn đề nổi cộm trong công tác xét xử, giam giữ, tạm giam, tạm tha, các vụ án chống tham nhũng...
Tổ chức khảo sát hiệu quả và tác dụng của thi hành các đạo luật, các nghị quyết của Quốc hội tại địa phương và cơ sở...
Tổ chức làm việc giữa Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội với các cơ quan có liên quan ở địa phương để xác định nội dung phối hợp công tác trên các lĩnh vực xây dựng và tuyên truyền pháp luật, tổ chức công tác giám sát, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân.
Trong tổ chức hoạt động giám sát của nhiều đoàn đại biểu Quốc hội đã quan tâm cải tiến phương pháp và hình thức giám sát, đã phối hợp tham gia với đoàn kiểm tra của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh.
Tuy vậy, việc giám sát của đại biểu Quốc hội và đoàn đại biểu Quốc hội hiệu quả chưa cao, mới chỉ dừng lại ở mức độ là phát hiện, phân tích, nhắc nhở các cơ quan có trách nhiệm giải quyết hay nghe báo cáo rồi nhận xét, kiến nghị chưa thực sự chủ động để có sự phối hợp, đôn đốc, kiểm tra và giải quyết, xử lý những vụ việc lớn, phức tạp.
* Hoạt động giám sát của UBTVQH, Hội đồng dân tộc và các ủy ban của Quốc hội
Giám sát của UBTVQH: Bằng các hình thức giám sát như xem xét các báo cáo công tác của Chính phủ, TANDTC, VKSNDTC và các cơ quan nhà nước khác; tổ chức các đoàn đi giám sát ở địa phương, cơ quan... Các hoạt động giám sát của UBTVQH tập trung vào các vấn đề như: giám sát việc thi hành Hiến pháp, Luật, Nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của UBTVQH; giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân và giám sát hoạt động của HĐND các cấp.
Giám sát việc thi hành Hiến pháp, pháp luật: Có thể nói, các hoạt động giám sát của UBTVQH đã bao quát các lĩnh vực của đời sống xã hội. Ngoài việc xem xét các báo cáo của Chính phủ, các cơ quan hữu quan, UBTVQH còn tổ chức các đoàn công tác hay giao cho Hội đồng dân tộc, các ủy ban của Quốc hội cử các đoàn giám sát đến các địa phương để nắm tình hình cụ thể. Theo kế hoạch từng năm việc giám sát đó có thể được tập trung vào những vấn đề trọng điểm. Việc phân bổ, thu, chi ngân sách nhà nước, các hoạt động xuất nhập khẩu, vấn đề xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn nhà nước, tình hình tiền lương, chính sách đối với người có công với nước, vấn đề phát triển kinh tế gắn với củng cố Quốc phòng, An ninh quốc gia...
Trên cơ sở kết quả giám sát, UBTVQH kiến nghị về các giải pháp để giúp địa phương khắc phục khó khăn, UBTVQH đã nhiều lần góp ý kiến hoàn thiện dự án và thông qua Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh về quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân trong nước được Nhà nước giao đất, cho thuê đất; góp phần giải quyết khó khăn cho một số doanh nghiệp, tăng thêm nguồn thu cho ngân sách nhà nước.
Về công tác giám sát của UBTVQH đối với hoạt động của HĐND các cấp: Trên cơ sở các quy định của pháp luật, UBTVQH đã tổ chức các hoạt động giám sát của mình nhằm bảo đảm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của HĐND. Việc giám sát đối với HĐND đã được tiến hành ngay từ khâu bầu cử đại biểu HĐND các cấp, giám sát việc ban hành nghị quyết của HĐND. ủy ban Thường vụ Quốc hội thường cử một số đoàn công tác về địa phương để tham gia các kỳ họp của HĐND, trực tiếp nghe Thường trực HĐND báo cáo về tình hình tổ chức các hoạt ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status