Những biện pháp chủ yếu tiếp tục đổi mới cơ cấu tổ chức ở đại học Kinh tế quốc dân theo yêu cầu của trường trọng điểm quốc gia - pdf 19

Download miễn phí Luận văn Những biện pháp chủ yếu tiếp tục đổi mới cơ cấu tổ chức ở đại học Kinh tế quốc dân theo yêu cầu của trường trọng điểm quốc gia



MỤC LỤC
 
 
Lời mở đầu 1
Phần 1: Đổi mới cơ cấu tổ chức và công tác cán bộ theo yêu cầu xây dựng trường trọng điểm quốc gia 3
I. Trường trọng điểm quốc gia và các yêu cầu cơ bản đối với cơ cấu tổ chức và công tác cán bộ. 3
I.1.1. Trường trọng điểm quốc gia, phân biệt trường trọng điểm quốc gia với các trường khác .3
I.1.2. Những tiêu chí để xây dựng một trường trọng điểm quốc gia. 4
I.1.3. Những yêu cầu cơ bản đối với cơ cấu tổ chức bộ máy và công tác cán bộ của trường trọng điểm quốc gia 7
I.2. Mô hình cơ cấu tổ chức bộ máy của trường trọng điểm quốc gia. 8
1.2.1. Mô hình cơ cấu tổ chức bộ máy của trường trọng điểm quốc gia .8
I.2.2. Phân cấp quản lý ở một trường trọng điểm quốc gia 9
I.2.3. Đặc điểm của mô hình cơ cấu tổ chức bộ máy của trường trọng điểm quốc gia 10
I.3. Kinh nghiệm của các nước xây dựng trường trọng điểm quốc gia. 12
Phần 2: Phân tích thực trạng cơ cấu tổ chức của Đại học kinh tế quốc dân hiện nay 15
II.1. Đại học Kinh tế quốc dân 46 năm trưởng thành và phát triển 15
II.2. Quá trình đổi mới cơ cấu tổ chức của trường từ trước đến nay 18
II.3. Phân tích thực trạng cơ cấu tổ chức Đại học Kinh tế quốc dân. 26
II.3.1 Phân tích thực trạng cơ cấu tổ chức Đại học Kinh tế quốc dân hiện nay 27
II.3.1.1. Thực trạng về tổ chức bộ máy 27
II.3.1.2. Đánh giá về cơ cấu tổ chức bộ máy hiện nay
II.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của trường và các bộ phận trong trường 33
II.3.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của trường 33
II.3.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong trường .33
II.3.2.3. Chức năng, nhiệm vụ của các lãnh đạo trong trường .33
II.3.3. Lề lối làm việc, mối quan hệ giữa các bộ phận trong trường . 42
II.3.3.1. Quan hệ, lề lối làm việc của các đơn vị và cá nhân trong trường. 42
II.3.3.2. Quan hệ, lề lối làm việc của các đơn vị trong trường. 47
II.3. 4. Phân cấp quản lý trong trường. 47
 
Phần 3: Những biện pháp chủ yếu tiếp tục đổi mới cơ cấu tổ chức ở đại học Kinh tế quốc dân theo yêu cầu của trường trọng điểm quốc gia. 49
III.1. Thách thức và vận hội đối với công tác tổ chức bộ máy trong mô hình trường trọng điểm quốc gia. 49
III.1.1. Vận hội 49
III.1.2. Thách thức .50
III.2. Một số quan điểm khi xây dựng cơ cấu tổ chức bộ máy Đại học Kinh tế quốc dân theo yêu cầu trường trọng điểm quốc gia. 51
III.3. Những vấn đề cần thay đổi trong cơ câú tổ chức bộ máy quản lý của trường hiện nay. 53
III.4.Những giải pháp và kiến nghị về xây dựng cơ cấu tổ chức bộ máy theo yêu cầu trường trọng điểm quốc gia 53
III.4.1. Xác định mục tiêu, yêu cầu phải đổi mới cơ cấu tổ chức 54
III.4.2. Một số yêu cầu cơ bản đặt ra khi đổi mới cơ cấu tổ chức 54
III.4.3. Sứ mệnh và mục tiêu phát triển của Đại học Kinh tế quốc dân. 55
III.4.4. Xác định cơ cấu tổ chức của Đại học Kinh tế quốc dân theo mô hình trường trọng điểm quốc gia: Mô hình tổ chức trường Đại học Kinh tế quốc dân đến năm 2010. 58
Kết luận 66
Danh mục tài liệu tham khảo 67
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Nhà nước, tổ chức bộ máy của Nhà trường đã nhanh chóng phát triển về mọi mặt cả về chiều rộng và chiều sâu nhằm đáp ứng cho nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng tăng gấp nhiều lần so với 10 năm về trước và từng bước nâng cao chất lượng đào tạo. Bộ máy tổ chức của Nhà trường có những đổi mới toàn diện, bằng cách phát triển một số chuyên ngành có truyền thống trên cơ sở có những thay đổi căn bản, đồng thời tích cực mở một số chuyên ngành mới cho phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường. Từ 9 khoa với 9 chuyên ngành đào tạo vào những năm đầu thập kỷ 90, ngày nay Trường đã hình thành 20 khoa, trung tâm, bộ môn đào tạo với hơn 30 chuyên ngành nhằm đáp ứng mọi nhu cầu về cán bộ quản lý kinh tế và quản trị kinh doanh trong mọi lĩnh vực của nền Kinh tế Quốc dân.
Để phục vụ cho công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học, tư vấn và các hoạt động khác của Nhà trường, cơ cấu tổ chức bộ máy và công tác cán bộ của trường không ngừng được hoàn thiện theo hướng một trường kinh tế đa ngành và trọng điểm quốc gia. Để thấy được sự cố gắng tích cực của Trường trong công tác tổ chức cán bộ, cũng như những tồn tại cần khắc phục của công tác này, đề tài tập trung vào phân tích hiện trạng cơ cấu tổ chức bộ máy của Đại học Kinh tế Quốc dân hiện nay:
Để đáp ứng cho yêu cầu xây dựng trường đại học Kinh tế Quốc dân trở thành trường kinh tế đầu ngành, trường trọng điểm quốc gia, đa ngành, đa lĩnh vực với chương trình đào tạo, nghiên cứu khoa học về kinh tế, quản trị kinh doanh ngang tầm các trường trong khu vực và thế giới, những năm qua, cùng với việc đầu tư cho các lĩnh vực khác, trường đã dành nhiều thời gian, công sức cho việc nghiên cứu, hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy cán bộ. Mỗi nhiệm kỳ Hiệu trưởng đều thành lập tổ nghiên cứu về cơ cấu tổ chức bộ máy, từng bước hoàn thiện về tổ chức bộ máy của trường. Do vậy nhà trường đã kiện toàn, giải thể những đơn vị không phù hợp, sáp nhập, hình thành và xây dựng các chuyên ngành mới, đơn vị mới để đáp ứng cho nhu cầu đào tạo, nghiên cứu khoa học mà Nhà nước, xã hội quan tâm. Đến nay, cơ cấu tổ chức bộ máy của trường đại học Kinh tế quốc dân với nhiều thành phần như phòng, ban, khoa, bộ môn, viện, trung tâm, tạp chí, thậm chí cả nhà trẻ, trạm y tế, hợp tác xã trường học với 54 đầu mối do trường quản lý cụ thể gồm 10 phòng ban chức năng, 20 khoa (trong đó có 2 khoa giảng dạy chung, 2 khoa quản lý) 11 bộ môn trực thuộc trường, 48 bộ môn thuộc khoa (hay tương đương) 6 trung tâm( trong đó có 2 trung tâm đào tạo chuyên ngành), 2 viện, 1 tạp chí và 4 đơn vị quản lý gián tiếp. Tuy vậy, trường vẫn tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện về tổ chức bộ máy để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và xã hội giao cho. Cơ cấu tổ chức của đại học kinh tế quốc dân được phản ánh qua sơ đồ 8 và 9 sau đây:
Sơ đồ 8: Cơ cấu tổ chức đại học Kinh tế quốc dân hiện nay ( năm 2002)
HIệU TRƯởNG
4 HIệU PHó
Phòng ban và tương đương (12)
Viện, TT không có chuyên ngành đào tạo (7)
Khoa quản lý (2)
Các khoa, Viện, TT có chuyên ngành đào tạo (20)
Bộ môn có chuyên ngành đào tạo (3)
Khoa, bộ môn tham gia giảng dạy chung (tham gia đào tạo) (10)
Các bộ môn thuộc khoa, viện, trung tâm
Bộ môn
Bộ môn
Bộ môn
Bộ môn
Bộ môn
Ghi chú:
(số): Số lượng các đơn vị
Sơ đồ 9:Các bộ môn, trung tâm trực thuộc khoa, viện, trung tâm (năm2001)
III.1.2.Đánh giá về cơ cấu tổ chức bộ máy hiện nay:
Với cơ cấu, tổ chức bộ máy của trường hiện nay nhìn chung đã tương đối phù hợp và cơ bản đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay: Đào tạo và bồi dưỡng một lực lượng cán bộ quản lý kinh tế với số lượng lớn và chất lượng cao và là trung tâm nghiên cứu tư vấn về lý luận kinh tế có tầm chiến lược của đất nước. Tuy nhiên, để đạt yêu cầu một trường kinh tế đầu ngành, trọng điểm quốc gia, đa ngành, đa lĩnh vực với hệ thống chương trình đào tạo, nghiên cứu khoa học về kinh tế, quản trị kinh doanh cũng như làm tư vấn về kinh tế, khoa học ngang tầm các trường trong khu vực và thế giới thì vẫn chưa đáp ứng được; trường cần có những đổi mới một cách toàn diện hơn, trong đó có cơ cấu, tổ chức bộ máy là một trong những nội dung quan trọng có ý nghĩa quyết định… Tuy hiện nay cơ cấu tổ chức bộ máy của trường đã có những chuyển biến, thay đổi tích cực do nhà trường đã có nhiều biện pháp điều chỉnh, đổi mới và hoàn thiện, nhưng việc đánh giá thực tế về cơ cấu tổ chức bộ máy hiện tại của trường cũng như những hoạt động về công tác này trong thời gian qua cho thấy có những ưu điểm và hạn chế như sau:
Ưu điểm:
- Vẫn đảm bảo tính ổn định trên cơ sở kế thừa về cơ bản mô hình tổ chức bộ máy truyền thống.
- Tổ chức bộ máy hiện nay đã đáp ứng cơ bản được nhiệm vụ quản lý, đào tạo cán bộ có trình độ đại học và trên đại học về kinh tế, quản trị kinh doanh.
- Nhiệm vụ của các đơn vị về cơ bản là phù hợp với chức năng. Các đơn vị được hình thành hay giải thể, sáp nhập là nhằm hoàn thiện từng bước tổ chức bộ máy của Nhà trường. Việc điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ, nhân sự vừa qua giữa các đơn vị tương đối phù hợp v.v.
- Đầu mối các đơn vị được điều chỉnh theo hướng hợp lý hơn so với trước đây.
- Việc quản lý, điều hành, phối hợp giải quyết công việc liên quan giữa các đơn vị trong trường đã có nhiều thuận lợi hơn so với trước đây.
Hạn chế:
- Đầu mối quản lý trong trường nhiều (tới 54 đầu mối) đã làm phức tạp thêm mối quan hệ trong trường và khó kiểm soát của lãnh đạo trường.
- Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của khối phòng ban, bộ phận phục vụ còn bất hợp lý, nhất là trong lĩnh vực quản lý đào tạo, như: quan hệ giữa khoa Tại chức, khoa Sau đại học, phòng Đào tạo với các khoa, bộ môn trong trường.
- Quy định chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm, phạm vi hoạt động của một số đơn vị trong trường chưa thật hợp lý và rõ ràng nên dẫn đến tình trạng chồng chéo, “mạnh ai người ấy làm”, phân tán, suy yếu lực lượng…
- Một số chuyên ngành, bộ môn (kể cả mới hình thành) chưa đủ mạnh về số lượng và chất lượng nên hoạt động hiệu quả chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu đào tạo hiện nay.
- Đội ngũ giáo viên còn thiếu; bộ máy hành chính phục vụ còn yếu về công tác quản lý, chưa sắc sảo trong công tác tham mưu cho lãnh đạo trường.
- Việc sắp xếp, điều chỉnh lại một số chuyên ngành có nội dung gần nhau cho phù hợp và khoa học hơn tuy đã thực hiện nhưng vẫn còn những vướng mắc chưa tháo gỡ được ở một số đơn vị.
- Chưa có biện pháp giải quyết hữu hiệu trong việc xử lý các đơn vị do quá khứ để lại hay mới hình thành nhưng không còn phù hợp với tình hình hiện nay.
- Tiến độ của việc nghiên cứu hoàn thiện tổ chức bộ máy thực hiện còn chậm, có lúc chưa đáp ứng được yêu cầu.
- Cơ cấu ngành, cơ cấu tổ chức theo hướng chuyên môn hoá sâ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status