Hoàn thiện kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH KPMG Việt Nam thực hiện - pdf 21

Download miễn phí Luận văn Hoàn thiện kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH KPMG Việt Nam thực hiện



DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU 4
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 6
LỜI NÓI ĐẦU 7
PHẦN I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM TOÁN CHU TRÌNH BÁN HÀNG – THU TIỀN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 9
I. TỔNG QUAN VỀ CHU TRÌNH BÁN HÀNG – THU TIỀN 9
1. Bản chất của chu trình bán hàng – thu tiền 9
2. Các chức năng cơ bản của chu trình bán hàng – thu tiền 10
3. Hoạt động KSNB đối với chu trình bán hàng – thu tiền 13
3.1. Tổ chức hạch toán kế toán bán hàng – thu tiền 13
3.2. Hoạt động KSNB đối với chu trình bán hàng – thu tiền 16
II. VAI TRÒ VÀ MỤC TIÊU KIỂM TOÁN CHU TRÌNH BÁN HÀNG – THU TIỀN TRONG KIỂM TOÁN BCTC 18
1. Vai trò của kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền trong kiểm toán BCTC 18
2. Mục tiêu của kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền trong kiểm toán BCTC 18
III. QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CHU TRÌNH BÁN HÀNG – THU TIỀN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 21
1. Lập kế hoạch kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền 21
2. Thực hiện kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền trong kiểm toán BCTC 33
2.1. Thực hiện kiểm toán đối với chu trình bán hàng – thu tiền 34
2.2. Thực hiện thủ tục phân tích 37
2.3. Thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết 39
3. Kết thúc kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền trong kiểm toán BCTC 45
PHẦN 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC KIỂM TOÁN CHU TRÌNH BÁN HÀNG – THU TIỀN TẠI CÔNG TY TNHH KPMG VIỆT NAM. 48
A. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH KPMG VIỆT NAM. 48
I. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TNHH KPMG VIỆT NAM 48
II. TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY 50
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH 53
1. Các loại hình dịch vụ chủ yếu của KPMG Việt Nam. 53
2. Khách hàng của KPMG Việt Nam 56
III. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN TẠI CÔNG TY KPMG VIỆT NAM 57
1. Đặc điểm quy trình kiểm toán chung tại công ty KPMG Việt Nam 57
2. Hồ sơ kiểm toán 61
.3. Hệ thống kiểm soát chất lượng kiểm toán 63
B. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TOÁN CHU TRÌNH BÁN HÀNG – THU TIỀN DO CÔNG TY KPMG THỰC HIỆN. 66
I. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÔNG TY KPMG ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHU TRÌNH BÁN HÀNG – THU TIỀN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 66
1. Đặc điểm quy trình kiểm toán ảnh hưởng tới kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính 66
2. Đặc điểm hồ sơ kiểm toán ảnh hưởng đến công tác kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền 66
3. Đặc điểm tổ chức, bố trí nhân viên thực hiện kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền 67
II. THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN CHU TRÌNH BÁN HÀNG – THU TIỀN DO CÔNG TY TNHH KPMG THỰC HIỆN 68
1. Lập kế hoạch kiểm toán đối với chu trình bán hàng – thu tiền 68
2. Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ đối với chu trình bán hàng- thu tiền 92
4. Kết thúc kiểm toán 122
PHẦN III. MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TOÁN CHU TRÌNH BÁN HÀNG – THU TIỀN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH KPMG THỰC HIỆN 123
3.1. Đánh giá về quy trình kiểm toán bán hàng – thu tiền do công ty TNHH KPMG thực hiện 123
3.1.1. Về ưu điểm 123
3.1.2. Về nhược điểm 125
3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền tại công ty TNHH KPMG Việt Nam. 126
3.2.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện quy trình kiểm toán bán hàng – thu tiền. 126
3.2.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán báo cáo tài chính nói chung và kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền nói riêng. 127
KẾT LUẬN 130
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 131
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

thúc kiểm toán, kiểm toán viên thực hiện các thủ tục kết thúc kiểm toán, thực hiện các đánh giá tổng thể báo cáo tài chính cùng các thuyết minh và đưa ra ý kiến kiểm toán. Kiểm toán viên lập báo cáo kiểm toán và thư quản lý gửi cho khách hàng, trong đó, báo cáo kiểm toán trình bày ý kiến kiểm toán thuộc một trong các loại ý kiến chấp nhận toàn phần, chấp nhận từng phần, bác bỏ và từ chối đưa ra ý kiến; thư quản lý nêu lên những phát hiện của kiểm toán viên trong quá trình kiểm toán và những đề xuất của kiểm toán viên nhằm khắc phục những điểm yếu đó. Việc lập báo cáo kiểm toán được tuân thủ theo những chuẩn mực Việt Nam và những chuẩn mực quốc tế được thừa nhận tại Việt Nam.
Giai đoạn kết thúc kiểm toán được mô tả theo sơ đồ dưới đây:
Sơ đồ 08: Quy trình kết thúc kiểm toán tại công ty KPMG Việt Nam
Tiến hành các thủ tục kết thúc kiểm toán
Ø Xem xét lại toàn bộ báo cáo tài chính, bao gồm:
Các phân tích sau cùng
Các thông tin có liên quan khác
Ø Các thủ tục sau cùng cho những điểm đáng lưu ý, chú ý các gian lận
Ø Thư quản lý
Thực hiện các đánh giá tổng thể
Ø Các đánh giá kiểm toán liên quan đến các rủi ro
Ø Các phát hiện và các vấn đề:
Đánh giá lại tính trọng yếu
Các thay đổi trong chiến lược và các thủ tục kiểm toán đã lập kế hoạch
Các sai lệch kiểm toán
Các yếu điểm trong kiểm soát
Các vấn đề liên quan đến tính độc lập và đạo đức của kiểm toán viên
Đưa ra ý kiến kiểm toán
Đánh giá tính đầy đủ và thích hợp của bằng chứng kiểm toán
Phát hành báo cáo kiểm toán
Bước 5: Những công việc sau khi kết thúc kiểm toán
Thông thường, công việc kiểm toán kết thúc khi kiểm toán viên hoàn thành báo cáo kiểm toán. Tuy nhiên, sau khi kết thúc kiểm toán, kiểm toán viên tiếp tục theo dõi những sự kiện phát sinh, và có thể điều chỉnh báo cáo kiểm toán trong trường hợp cần thiết.
2. Hồ sơ kiểm toán
Trong quá trình kiểm toán, nhóm kiểm toán tiến hành thu thập các tài liệu - bằng chứng kiểm toán làm cơ sở cho việc đưa ra các ý kiến đánh giá của mình. Toàn bộ những tài liệu này được lưu trữ lại như là các bằng chứng về công việc đã thực hiện trong cuộc kiểm toán cũng như là tài liệu cho các cuộc kiểm toán tiếp theo đối với cùng khách hàng đó. Hồ sơ kiểm toán cũng là căn cứ pháp lý cho việc thực hiện kiểm toán theo đúng các chuẩn mực hiện hành.
Hồ sơ kiểm toán được lập và lưu trữ theo tiêu chuẩn của KPMG được thiết lập và thực hiện trong toàn bộ công ty. Việc lập và lưu trữ hồ sơ này cũng được quy định trong phương pháp kiểm toán KAM nhằm phục vụ cho việc trình bày cũng như đọc hồ sơ kiểm toán một cách nhanh chóng và có hiệu quả.
Hồ sơ kiểm toán được chia thành các phần được đánh dấu từ A cho đến Z tương ứng với các phần riêng biệt, cụ thể như sau:
A: Quản lý cuộc kiểm toán
B: Báo cáo
C: Các trao đổi của kiểm toán viên
D: Phân tích chiến lược
E: Chương trình kiểm toán chuẩn mực
F: Phân tích chu trình và các thủ tục kiểm toán cơ bản
Từ phần G trở đi, hồ sơ kiểm toán có thể thay đổi tùy thuộc vào từng khách thể kiểm toán và yêu cầu của công ty khách hàng. Mỗi phần sẽ ghi lại các tài liệu cho một chu trình trong cuộc kiểm toán.
Z: Các nghiệp vụ không trọng yếu.
Các trang hồ sơ kiểm toán được đánh thứ tự cả bằng số và chữ tương ứng với mỗi phần trong hồ sơ kiểm toán. Ví dụ, phần K trong hồ sơ liên quan đến chu trình bán hàng và thu tiền, từ trang K300 đến trang K305 ghi lại các công việc và kết quả của những thử nghiệm tại giao điểm của kỳ kế toán (Sales cut – off test).
Trong hồ sơ kiểm toán, cần ghi lại các nguồn số liệu được trích dẫn, là do kiểm toán viên tính toán hay từ tài liệu của khách hàng, giữa các trang hồ sơ có liên quan đến nhau cần chỉ rõ các đường dẫn để tra cứu (Cross reference), điều này nhằm tạo điều kiện cho việc đọc và hiểu công việc kiểm toán một cách nhanh chóng.
Việc sử dụng hồ sơ kiểm toán giúp cho kiểm toán viên lập kế hoạch cho các công việc sẽ phải thực hiện, tổ chức công việc một cách khoa học, đồng thời giúp cho những người đọc thông tin trên hồ sơ kiểm toán có thể hiểu được các công việc kiểm toán đã được tiến hành và các kết quả thu được.
Tại KPMG, hồ sơ kiểm toán được lưu trữ một cách khoa học dưới dạng văn bản trong thư viện và trên hệ thống mạng máy tính nội bộ, bao gồm tất cả các hồ sơ của một cuộc kiểm toán theo thứ tự thời gian. Việc lưu trữ này giúp ích rất nhiều cho các nhân viên của công ty trong việc tra cứu khi các nhóm kiểm toán thực hiện kiểm toán đối với cùng một khách hàng là khác nhau.
.3. Hệ thống kiểm soát chất lượng kiểm toán
Chất lượng dịch vụ cung cấp là điều luôn được chú trọng ở KPMG và điều đó đã làm nên thương hiệu KPMG đối với khách hàng cũng như những người sử dụng thông tin tài chính đã được kiểm toán.
Triết lý của KPMG là biến những kiến thức cũng như những hiểu biết của mình thành những giá trị cho khách hàng, cho con người và cho thị trường vốn. chính điều này tạo cho KPMG một vị trí cũng như trách nhiệm rõ ràng trong cộng đồng doanh nghiệp, là chiếc cầu nối và tạo ra sự tin tưởng lẫn nhau giữa doanh nghiệp và các nhà đầu tư. Tuyên ngôn của KPMG là muốn được nhìn nhận theo những gì công ty cung cấp với sự chuyên nghiệp và chất lượng vượt trội.
Để duy trì điều này, KPMG luôn thực hiện việc kiểm soát chất lượng dịch vụ cung cấp trên nền tảng năm nguyên tắc, đó là:
Phân tích chiến lược: Hiểu mục tiêu của khách hàng và các chiến lược trong bối cảnh ngành và môi trường kinh doanh mà khách hàng hoạt động.
Phân tích quy trình kinh doanh: Tập trung, đưa ra các kết luận về các rủi ro kinh doanh trọng yếu.
Đánh giá rủi ro: Xem xét việc đánh giá đầy đủ các rủi ro kinh doanh với các quy trình trọng yếu và các kiểm soát có liên quan cũng như thái độ của khách hàng đối với chúng. Xác định các rủi ro còn lại liên quan đến góc độ kiểm toán, các thủ tục bổ sung để đạt được những mục tiêu kiểm toán.
Đánh giá hoạt động kinh doanh: Bao gồm tổng hợp hiểu biết của công ty về khách hàng. Công việc này bao gồm sự phân tích hoạt động của khách hàng thông qua các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính, nhằm đạt được sự đảm bảo rằng mục tiêu kiểm toán đã đạt được và đã thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp cho việc đưa ra kết luận kiểm toán.
Liên tục cải thiện chất lượng: Chất lượng hoạt động của khách hàng và của KPMG luôn được nâng cao trong suốt cuộc kiểm toán dựa trên các hiểu biết thích hợp của KPMG.
Ngoài những nguyên tắc trên, các nhân viên trong công ty đều quán triệt tinh thần làm việc có trách nhiệm, chu đáo. Hồ sơ kiểm toán được lập và kiểm tra bởi các thành viên trong công ty từ thấp đến cao nhằm đảm bảo chất lượng của cuộc kiểm toán. Thông thường, một nhóm kiểm toán bao gồm nhân viên ở các cấp độ: trợ lý kiểm toán 2 (A2), trợ lý kiểm toán 1 (A1), trưởng nhóm kiểm toán (S1 hay S2). Trong mỗi nhóm kiểm toán, công việc của các thành viên được kiểm tra bởi tr
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status