Tăng cường quản trị mạng lưới bán hàng của Công ty Cổ phần Thương mại và Đầu tư Long Biên - pdf 23

Download miễn phí Luận văn Tăng cường quản trị mạng lưới bán hàng của Công ty Cổ phần Thương mại và Đầu tư Long Biên



Mục lục
tiêu đề Trang
PHẦN MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA QUẢN TRỊ MẠNG LƯỚI BÁN HÀNG 3
I. BẢN CHẤT VÀ VAI TRÒ CỦA MẠNG LƯỚI BÁN HÀNG VỚI CÁC DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI 3
1. Bản chất của bán hàng ở các doanh nghiệp thương mại trong cơ chế thị trường 3
2. Vị trí và yêu cầu của bán hàng trong doanh nghiệp thương mại 5
3. Khái niệm và hình thức tổ chức mạng lưới bán hàng 7
4. Vai trò của mạng lưới bán hàng 11
II. NỘI DUNG CỦA QUẢN TRỊ MẠNG LƯỚI BÁN HÀNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI 13
1. Xây dựng mạng lưới bán hàng 13
2. Tổ chức và quản lý hoạt động mạng lưới 24
3. Kiểm tra, đánh giá mạng lưới bán hàng 26
III. CÁC NHÂN TỐ CHỦ YẾU ẢNH HƯỞNG TỚI QUẢN TRỊ MẠNG LƯỚI BÁN HÀNG Ở CÁC DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI HIỆN NAY 31
1. Những yếu tố bên ngoài doanh nghiệp 31
2. Những yếu tố bên trong doanh nghiệp 33
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ MẠNG LƯỚI BÁN HÀNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ LONG BIÊN 35
I. KHÁI QUÁT LỊCH SỬ HÌNH THÀNH 35
1. Lịch sử hình thành 35
2. Nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức bộ máy 37
3. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần thương mại và đầu tư Long Biên từ 2000 - 2005 41
II. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ MẠNG LƯỚI BÁN HÀNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ LONG BIÊN 44
1. Phân tích kết quả chung của mạng lưới bán hàng của công ty cổ phần thương mại và đầu tư Long Biên 44
2. Phân tích thực trạng quản trị mạng lưới bán hàng 51
III. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ MẠNG LƯỚI BÁN HÀNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ LONG BIÊN
 62
1. Những kết quả đã đạt được 60
2. Tồn tại yếu kém và nguyên nhân. 61
CHƯƠNG III. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ MẠNG LƯỚI BÁN HÀNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ LONG BIÊN 67
I. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TRONG NHỮNG NĂM TỚI 67
II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ MẠNG LƯỚI BÁN HÀNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ LONG BIÊN 69
III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỚI NHÀ NƯỚC 82
KẾT LUẬN 85
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 86
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


lý tổng hợp các số liệu về các hoạt động kinh doanh sản xuất của các cửa hàng và xưởng trong công ty, đưa ra giải pháp tối ưu giúp ban giám đốc giám sát quản lý điều hành hoạt động kinh doanh sản xuất của công ty và các cửa hàng, kịp thời mang lại hiệu quả cao trong công tác quản lý doanh nghiệp, hạch toán, xác định kết quả kinh doanh cho từng cửa hàng kịp thời, chính xác. Hướng dẫn và giám sát thực hiện các chế độ về phương pháp kế toán, chế độ thuế mới.
Phòng nghiệp vụ: Chịu sự chỉ đạo của ban giám đốc có trách nhiệm khai thác mặt hàng mới và trực tiếp xúc tiến việc ký kết hợp đồng mua bán hàng hoá với những công ty sản xuất nhằm cung cấp đến tay người tiêu dùng. Hạn chế qua các khâu trung gian, cung cấp nguồn hàng thường xuyên, đảm bảo về chất lượng cũng như về giá cả cho các cửa hàng.
Mỗi phòng ban đều có chức năng riêng biệt nhưng có mục đích chung là tăng cường công tác quản lý, phục vụ cho việc kinh doanh của công ty nhằm mang lại hiệu quả cao và kiểm tra việc chấp hành các chỉ tiêu, kế hoạch, chế độ chính sách của nhà nước, cá nội quy, quy chế của công ty đề ra.
Các cửa hàng, xưởng sản xuất - kinh doanh: Chịu sự chỉ đạo và quản lý trực tiếp của ban giám đốc với hình thức khoán theo kế hoạch của công ty giao. Các cửa hàng hoạt động kinh doanh độc lập, mỗi cửa hàng đều có Trưởng và Phó cửa hàng do công ty bổ nhiệm trực tiếp điều hành hoạt động kinh doanh sản xuất tại cửa hàng trong phạm vi và quyền hạn công ty đề ra.
Với nhiệm vụ chính là kinh doanh, các cửa hàng có quyền tự quyết định trong việc tạo ra mặt hàng, tự chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của mình. Sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc công ty xuống các phòng ban cửa hàng, các cửa hàng có kiến nghị lên Giám đốc thì không phải qua khâu trung gian, việc điều hành quản lý này giúp người lãnh đạo trực tiếp theo dõi, nắm vững tình hình kinh doanh diễn ra trong công ty để đưa ra các biện pháp phương hướng, đường lối giải quyết kịp thời, chính xác. Trong Ban Giám đốc cũng như các phòng ban, đơn vị trực thuộc công việc phân công kế hoạch đến từng người một, gắn trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi đến từng cá nhân, do đó mà công việc được giải quyết một cách nhanh chóng, có hiệu quả, tránh được những ùn tắc, chờ đợi. Như vậy bộ máy quản lý lãnh đạo của công ty được tổ chức theo hình thức trực tuyến và chức năng các cửa hàng kinh doanh tổng hợp có nhiệm vụ kinh doanh tổng hợp (bán buôn, bán lẻ, bán đại lý..) các mặt hàng đến tay người tiêu dùng. Hàng tháng cân đối sổ sách, lập các loại hình báo cáo theo chế độ nộp về công ty để các phòng ban xử lý.
Trong từng cửa hàng đều có bộ máy tổ chức riêng do giám đốc công ty đề bạt, bổ nhiệm. Ban phụ trách cửa hàng bao gồm 3 người: Một cửa hàng trưởng, Hai cửa hàng phó.
Trưởng cửa hàng: chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty về việc điều hành chỉ đạo kinh doanh sản xuất, quản lý tài chính, tiền, hàng theo các quy định mà giám đốc công ty giao quyền hay uỷ quyền. Đẩy mạnh mua vào, bán ra để hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu, kế hoạch công ty giao, đảm bảo đúng nguyên tắc, chế độ, bảo toàn và phát triển vốn, điều hành và giải quyết các công việc của cửa hàng, đảm bảo đoàn kết nội bộ theo các quy định của công ty, thực hiện công khai tài chính và hiệu quả kinh doanh sản xuất của đơn vị trước tập thể cửa hàng.
Một cửa hàng phó chịu trách nhiệm mua hàng cùng với ban phụ trách trực tiếp quản lý bộ phận nghiệp vụ mua hàng của các cửa hàng, tích cực khai thác nguồn hàng, mua hàng đảm bảo chất lượng có địa chỉ rõ ràng, giá cả hợp lý. Tuyệt đối cấm nâng giá đầu vào, việc mua những mặt hàng gì với số lượng bao nhiêu nhất là với những mặt hàng phải dựa trên khả năng bán ra của cửa hàng và nhu cầu của thị trường. Hàng ngày trước khi mua hàng phải được bàn bạc thống nhất trong ban lãnh đạo cửa hàng.
Một cửa hàng phó phụ trách quầy cùng ban phụ trách cửa hàng trực tiếp giám sát, đôn đốc, quản lý việc mở, đóng cửa hàng, trưng bầy vệ sinh, quảng cáo, giới thiệu hàng hoá. Cuối ngày, đôn đốc các quầy thu tiền bán hàng. Giám sát việc đưa hàng vào quầy, tuyệt đối không được đưa hàng thẳng từ nghiệp vụ vào quầy. Hàng ngày đồng chí cửa hàng phó phụ trách quầy có nhiệm vụ căn cứ vào tình hình bán hàng của từng quầy cũng như từng mặt hàng cụ thể và nhu cầu của thị trường để kê bổ sung cho lượng mua hàng ngày hôm sau, và bàn bạc thống nhất với ban phụ trách trong cửa hàng.
Ngoài ra khi cửa hàng trưởng đi vắng, các đồng chí cửa hàng phó chịu trách nhiệm chung.
3. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần thương mại và đầu tư Long Biên từ 2000 - 2005
Biểu 2. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 6 năm gần đây
Đơn vị tính: Triệu đồng
tt
Chỉ tiêu
2000
2001
2002
2003
2004
2005
Doanh thu
36.400
40.100
44.700
50.100
55.000
63.300
Nộp ngân sách
- Thuế GTGT
- Thuế môn bài
380
377,3
6,7
430
422,5
7,5
480
471,5
8,5
520
511
9
580
570
10
644
632
12
LN trước thuế
530
600
700
840
1024
1250
Tổng lao động
295
319
331
225
232
243
Lương bq
0,6
0,65
0,80
0,92
1,084
1,15
Nguồn: Phòng kế toán tài vụ
Từ biểu trên cho ta thấy kết quả hoạt động kinh doanh trong 6 năm trở lại đây của công ty cổ phần thương mại và đầu tư Long Biên giúp chúng ta phần nào nắm được tình hình hoạt động và xu hướng phát triển của công ty. Cụ thể:
Tổng doanh thu năm 2001 so với 2000 là 10,16%; năm 2002 so với 2001 tăng 11,47%; 2003 so với 2002 tăng 12,08%; 2004 so với 2003 tăng 9,78%; 2005 so với 2004 tăng 15,09%. Qua 6 năm hoạt động doanh thu của công ty năm sau đều tăng hơn năm trước trên dưới 10% trong đó năm 2004 có tốc độ tăng doanh thu thấp nhất trong 6 năm là 9,78% và năm 2005 lại có tốc độ tăng doanh thu cao nhất trong 6 năm là 15,09%.
Nộp ngân sách nhà nước năm 2001 so với 2000 tăng 13,15%; năm 2002 so với 2001 tăng 11,63%; năm 2003 so với 2002 tăng 8,33%; năm 2004 so với 2003 tăng 11,53%; năm 2005 so với 2004 tăng 11,03%. Nộp ngân sách qua các năm đều tăng trên dưới 10%, trong đó chỉ có 2003 là tăng ít nhất là 8,33%.
Lợi nhuận trước thuế năm 2001 so với năm 2000 tăng 13,2%; 2002 so với 2001 tăng 16,67%; 2003 so với 2002 tăng 20%; 2004 so với 2003 tăng 21,9%, 2005 so với 2004 tăng 22,07%. Lợi nhuận của công ty trong 6 năm gần đây đều có mức tăng trưởng khá khoảng trên dưới 20%; trong đó lợi nhuận của 3 năm gần đây đều có tốc độ tăng trưởng trên 20%.
Tổng số lao động 2001 so với 2000 tăng 8,13%; 2002 so với 2001 tăng 3,76%; 2003 so với 2002 tổng số lao động chỉ còn 225 người giảm 47,11%. 2004 so với 2003 tăng 4,74%. Số lao động của công ty trong thời gian qua nhìn chung ổn định, có tăng nhưng tăng không đáng kể. Cá biệt có năm 2003 tổng số lao động giảm rõ rệt do công ty tiến hành tinh giản bộ máy nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty.
Lương của cán bộ công nhân viên năm 2001 so với 2000 tăng 8,33%; 2002 so với 2001 tăng 23%; 2003 so với 2002 tăng 15%; 2004 so với 2003 tăng 6,08%; 2005 so với 2004 tăng 6,08%. Mức lương bình quân của cán bộ công nhân viên hiện nay là 1.150.000 VNĐ, mức lương này đảm bảo ổn định đời sống cho cán bộ công nhân viên trong c
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status