Thực trạng kinh doanh sách báo xuất nhập khẩu của Công ty Xunhasaba - pdf 23

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Chương I. Lý luận chung về kinh doanh sách báo xuất nhập khẩu ở Việt Nam hiện nay.
I. Khái quát về kinh doanh Xuất bản phẩm (XBP) xuất nhập khẩu.

1. Định nghĩa về kinh doanh XBP xuất nhập khẩu.
Theo tiễn sĩ Nguyễn Thị Xuân Hương thì “kinh doanh là việc thực hiện một, một số hay tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư từ sản xuất đến tiêu thụ ,hay thực hiện dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lời”*. Đó là một quan điểm tương đối khái quát về kinh doanh .
Sản xuất hàng hóa ra đời và phát triển, số lượng hàng hóa trên thế giới nhiều hơn bao giờ hết. Cùng với sự gia tăng mạnh mẽ ấy là nhu cầu về trao đổi. Nhưng quá trình trao đổi không còn đơn giản như giai đoạn đầu của nó. Dần dần quá trình ấy trở nên khó khăn . Người ta bắt đầu đòi hỏi sự thuận lợi trong mua bán và để thuận tiện, cả nhà sản xuất lẫn người tiêu dùng đều chấp nhận sự xuất hiện của một lực lượng cầu nối, trung gian giữa họ. Điều đó đã tạo ra khả năng tham gia và khai thác cơ hội trong hoạt động trao đổi mua bán sản phẩm. Hay nói cách khác, nó đã tạo ra “lực lượng trung gian” và trao cho lực lượng ấy những khả năng và cơ hội “kinh doanh”.
Lúc đầu nhà sản xuất bán hàng ( trao đổi) trực tiếp với người tiêu dùng:
Hàng hóa
Nhà sản xuất người tiêu dùng.
Hàng hóa,tiền, vật trao đổi...
Về sau nó có cách thực hiện thứ hai, hiệu quả hơn:
Hàng hóa hàng hóa
Nhà sản xuất (trung gian) người tiêu dùng.
T T’ { T’(tiền) >T.}
Ở trường hợp thứ hai chính lực lượng trung gian đã giúp quá trình di chuyển và trao đổi hàng hóa, giá trị giữa nhà sản xuất và nguời tiêu dùng được dễ dàng hơn.
Điều đó cho thấy tiền đề cho sự ra đời và phát triển của nền sản xuất hàng hóa cũng chính là cơ sở để hình thành hoạt động kinh doanh. Đó là một khách quan đối với bất kì một loại sản phẩm nào và trong thời đại nào.
Hàng hóa XBP cũng tuân thủ đầy đủ yêu cầu khách quan đó. XBP cần đến tay người sử dụng sau khi nó được ra đời. Nhưng vì những lý do về khả năng tài chính,cơ sở vật chất, thời gian, không gian...mà nhà sản xuất và độc giả sẽ có những khó khăn để “gặp nhau”, hay đó là điều không thể. Và yêu cầu khách quan đó sẽ dành cho chính lực lượng thứ ba- lực lượng trung gian với hoạt động kinh doanh của họ.
Bởi vậy cũng như các hàng hóa khác “kinh doanh XBP là việc nhà kinh doanh lựa chọn một, một số hay tất cả các công đoạn nào đó trong dây chuyền nghiệp vụ: xuất bản-in-phát hành, để đầu tư công sức tiền của...vào đó nhằm thực hiện việc di chuyển XBP từ nhà sản xuất (nhà xuất bản) đến tay người sử dụng nhằm thỏa mãn mục đích kinh doanh của họ”.
Nền kinh tế hàng hóa luôn phát triển cùng với sự phát triển của xã hội nói chung. Hàng hóa ngày nay càng nhiều và nhu cầu của con người cũng không ngừng tăng lên. Một hay một loại hàng hóa của quốc gia nào đó trở nên dư thừa so với nhu cầu tiêu dùng trong nước. Ở một số quốc gia khác, thì người tiêu dùng lại phải luôn mơ ước và kì vọng các nhà sản xuất trong nước thỏa mãn cho họ nhũng mặt hàng nào đó. Sự mâu thuẫn đó đã phá vỡ sự bó hẹp của quy mô sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng...để mở ra một xu hướng mới, xu hướng mở rộng kinh doanh, kinh doanh thương mại quốc tế, mà một phần của nó là hoạt động xuất nhập khẩu.
Xuất nhập khẩu là một dạng (biểu hiện rõ nhất) của thương mại quốc tế. Kinh doanh hàng hóa xuất nhập khẩu cũng chính là một dạng của kinh doanh thương mại quốc tế. Và chúng mang bản chất của nhau.
Người ta lý giải rằng bản chất của thương mại quốc tế là sự chuyên môn hóa ở mỗi quốc gia, kết quả trên sự so sánh những lợi thế và không lợi thế của những điều kiện sản xuất ở mỗi nước mang lại.
Hình thức biểu hiện của thương mại quốc tế đầu tiên là xuất khẩu-xuất khẩu cưỡng bức. Đây là tư tưởng cốt lõi của trường phái tư tưởng theo lý thuyết trong thương. Xuất hiện từ thế kỉ 15, các nhà trọng thương lý luận rằng: sự giàu có của một quốc gia biểu hiện ở số lượng vàng bạc mà quốc gia đó có được. Vì vậy chính phủ các nước phải có chính sách xuất khẩu mạnh mẽ để thu vàng về và tránh (hay hạn chế thấp nhất) hiện tượng nhập khẩu. Bằng mọi cách (trong đó có cả cách bắt các nước thuộc địa tiêu thụ hàng hóa của mình), họ phải xuất khẩu. Và theo họ cán cân thương mại quốc tế luôn có tổng bằng “không”.
Trên thực tế không một quốc gia nào có thể tự thỏa mãn toàn bộ hàng hóa cho nhu cầu của người dân .Và không một quốc gian nào “duy trì” mãi được “sự cưỡng bức” nhập khẩu với quốc gia khác. Bởi vậy đến thế kỉ 18, người ta đã tỏ vẻ nghi ngờ học thuyết của của phái trọng thương.


UPw0xk7V82d79cX
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status