Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học bài ôn tập tiếng Việt lớp 6 - pdf 25

Link tải luận văn miễn phí cho ae
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Xuất phát từ những ứng dụng mang tính lợi thế của bản đồ tư duy
Vào những năm 60 của thế kỉ trước lí thuyết về bản đồ tư duy lần đầu
tiên xuất hiện gắn với cái tên Tony Buzan đã tạo được tiếng vang lớn. Trong
cuốn Lập bản đồ tư duy của tác giả Tony Buzan, ông đã khẳng định bản đồ tư
duy “giúp bạn bằng rất nhiều, rất nhiều cách khác nhau” [17; tr.30] và đã kể
ra 13 trong số rất nhiều lợi ích mà bản đồ tư duy mang lại, đó là: bản đồ tư
duy giúp con người sáng tạo hơn, tiết kiệm thời gian hơn, giải quyết các vấn
đề, tập trung, tổ chức và phân loại suy nghĩ của bạn, vượt qua các kì thi với
điểm số tốt, ghi nhớ tốt, học nhanh hơn và hiệu quả hơn, tạo ra cách học nhẹ
nhàng, nhìn thấy “bức tranh tổng thể”, lên kế hoạch, truyền đạt thông tin và
cuối cùng là sống lâu hơn. Với những lợi ích đó, bản đồ tư duy đã trở thành
một công cụ được sử dụng rộng rãi. Ban đầu bản đồ tư duy được tạo nhằm
phát triển trí tuệ ở trẻ em nhưng dần nó được ứng dụng trong tất cả các
phương diện của đời sống hàng ngày. Bản đồ tư duy đã được xem như một
công cụ hỗ trợ tư duy của con người trong việc ghi nhớ một cách có hệ thống
và sáng tạo những tri thức, những công việc…trong đời sống. Việc sử dụng
bản đồ tư duy trong giáo dục nói chung và trong dạy học nói riêng là một gợi
ý tích cực, thúc đẩy chúng tui nghiên cứu, tìm hiểu về lí thuyết về bản đồ tư
duy và việc sử dụng bản đồ tư duy trong việc dạy học bài ôn tập Tiếng Việt
lớp 6.
1.2. Xuất phát từ vị trí, vai trò và tầm quan trọng của học phần Tiếng Việt
nói chung và những bài ôn tập Tiếng Việt nói riêng
Đối với việc học môn Ngữ văn trong nhà trường phổ thông
Tiếng Việt là một học phần không thể thiếu trong bộ môn Ngữ văn.
Với tinh thần tích hợp của sách giáo khoa Ngữ văn nói chung và sách
giáo khoa Ngữ văn 6 nói riêng thì ba học phần: Văn học – Làm văn và Tiếng
Việt có mối liên hệ khăng khít và tác động qua lại. Nếu Văn học là ngữ liệu
để việc học Tiếng Việt thuận lợi hơn thì ngược lại Tiếng Việt cung cấp cho
chúng ta những tri thức để có thể cảm nhận và hiểu một cách cặn kẽ, sâu sắc
về các văn bản văn học.
Với học phần Làm văn cũng vậy. Muốn viết được một bài văn đúng về
từ, về câu, về diễn đạt đòi hỏi cần nắm vững các chuẩn về từ vựng, về ngữ
pháp câu. Muốn viết một bài văn hay, giàu hình ảnh, cảm xúc…cần biết và
vận dụng hiệu quả các biện pháp tu từ…tất cả những tri thức đó đều nằm
trong học phần Tiếng Việt.
Đặc biệt, với xu thế đổi mới kiểm tra, đánh giá năng lực học Ngữ văn
của học sinh hiện nay thì phần Tiếng Việt lại đóng vai trò hết sức quan trọng
trong các câu hỏi đọc – hiểu văn bản. Do vậy, ngay từ những kiến thức ngữ
pháp đầu tiên của bậc học mới càng đòi hỏi chúng ta có một phương pháp dạy
học hiệu quả để giúp học sinh nắm chắc kiến thức để vận dụng và làm nền
tảng để tiếp nhận các kiến thức nâng cao.
Rõ ràng có thể thấy Tiếng Việt đóng một vai trò quan trọng trong việc
học môn Ngữ văn.
Tiếng Việt là công cụ giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày.
Tiếng Việt có vai trò đặc biệt trong đời sống hàng ngày. Phân môn
Tiếng Việt cung cấp cho chúng ta những tri thức chuẩn về mặt ngữ pháp và
ngữ dụng học, giúp chúng ta có thể giao tiếp hiệu quả trong sinh hoạt cũng
như trong công việc trên tất cả các kĩ năng Nghe – Nói – Đọc và Viết.
Tiếng Việt là ngôn ngữ của người dân Việt nhưng trong thực tế không
phải ai cũng nói và hiểu tiếng Việt một cách chuẩn xác. Đã xảy ra rất nhiều sự
hiểu lầm trong những trường hợp “Ông nói gà, bà nói vịt”. Nguyên nhân dẫn
đến điều này là do nhân vật giao tiếp chưa diễn tả đúng nội dung muốn truyền
đạt hay người nghe chưa đủ trình độ để lĩnh hội hết những gì người nói
muốn thể hiện... Do đó, để giao tiếp có hiệu quả, đòi hỏi chúng ta cần có một
vốn từ vựng phong phú, cần nắm chắc các quy tắc ngữ pháp, các quy tắc
sử dụng từ trong từng trường hợp. Và không một phân môn nào khác, ngoài
Tiếng Việt dạy cho ta điều đó.
Bài ôn tập có nhiệm vụ quan trọng trong việc giúp học sinh củng cố,
khắc sâu và hệ thống hóa những kiến thức học sinh đã học
Nhân dân ta thường có câu: “Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp
Việt Nam”. Ngữ pháp Việt Nam phong phú, đa dạng và cũng rất phức tạp.
Muốn hiểu được những tầng bậc ngữ pháp khó thì chúng ta cần biết và
hiểu bản chất từ những cái đơn giản, căn bản. Tiếng Việt bậc Tiểu học đã
cung cấp cho chúng ta những đơn vị kiến thức căn bản về ngữ pháp và sang
bậc Trung học cơ sở, ở lớp 6 chúng ta sẽ được học kỹ hơn và rộng hơn.
Học phần Tiếng Việt lớp 6 bao gồm khá nhiều nội dung kiến thức quan
trọng làm sơ sở, nền tảng không chỉ cho việc học Tiếng Việt ở các lớp, các
bậc học tiếp theo mà còn đóng vai trò trong việc cảm thụ văn học và phân tích
văn chương trong hai học phần Văn học và Làm văn. Có thể kể đến đó là một
loạt các kiến thức về Từ loại, về Câu, Cách sử dụng câu, Các biện pháp tu
từ…đây đều là những đơn vị kiến thức quan trọng và cần thiết.
Bài ôn tập trong chương trình Tiếng Việt 6 có nhiệm vụ khắc sâu và hệ
thống hóa lại toàn bộ kiến thức học sinh đã học trước đó. Với nhiệm vụ này,
các bài ôn tập sẽ giúp các em ghi nhớ lại kiến thức cũ, lấy đó làm nền tảng để
tiếp nhận những kiến thức mới. Đồng thời, thông qua những bài học ôn tập,
giáo viên có thể kiểm tra, đánh giá năng lực học Tiếng Việt của mỗi học sinh
để từ đó có những sự điều chỉnh phù hợp.
1.3. Xuất phát từ sự phù hợp giữa việc sử dụng bản đồ tư duy và việc dạy
học bài ôn tập kiến thức Tiếng Việt lớp 6
Như đã nói ở trên, toàn bộ kiến thức Tiếng Việt lớp 6 là một hệ thống
các đơn vị kiến thức mang tính tầng bậc, đi từ các đơn vị thấp đến các đơn vị
cao hơn. Ở bậc Tiểu học, học sinh đã được làm quen với các đơn vị kiến thức
Tiếng Việt qua phần Luyện từ và câu, sang đến bậc Trung học, các em không
chỉ được tìm hiểu kỹ hơn các đơn vị về từ và câu mà còn được học thêm một
số đơn vị kiến thức khác cùng nằm trong hệ thống tiếng Việt phổ thông.
Đối với các bài ôn tập Tiếng Việt, việc nhắc lại một cách hệ thống,
logic các đơn vị kiến thức lí thuyết đã được học trước đó là một yêu cầu bắt
buộc và cần thiết. Nó không chỉ giúp học sinh nhớ lại các đơn vị kiến thức cũ,
lấy đó làm nền tảng cho việc tiếp nhận kiến thức mới mà còn là cơ hội để giáo
viên kiển tra, đánh giá năng lực tiếng Việt của học sinh thông qua một loạt
các loại bài tập về cả lí thuyết lẫn vận dụng, thực hành.
Với cấu trúc của bản đồ tư duy gồm từ trung tâm và các nhánh cho
phép việc hệ thống các đơn vị kiến thức lí thuyết được diễn ra một cách dễ
dàng. Nhìn vào bản đồ tư duy cấp độ 1, chúng ta có thể biết được những nét
chính nhất của đơn vị kiến thức đó, nó cung cấp bức tranh tổng thể về đối
tượng đang được đề cập đến.
Với các cấp độ nhỏ hơn của bản đồ tư duy sẽ thuận lợi cho việc trình
bày các đơn vị kiến thức nhỏ hơn, làm chi tiết, cụ thể thêm các nội dung. Bản
đồ tư duy cấp độ 2, 3, ... sẽ được xem như những nhánh phụ của một con sông
lớn. Như vậy, với một sơ đồ mạng như vậy sẽ cho phép hệ thống, cụ thể hóa
nhiều đơn vị kiến thức trên cùng một hình vẽ. Ngoài ra sự hỗ trợ đắc lực của
các yếu tố: hình ảnh, kí hiệu, màu sắc sẽ giúp cho việc ghi nhớ kiến thức một
cách hiệu quả, giờ học trở nên thú vị hơn, không còn khô khan nữa.
Rõ ràng, với những đặc điểm này thì bản đồ tư duy là một sự lựa chọn
phù hợp cho việc dạy học bài ôn tập Tiếng Việt 6.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1. Nghiên cứu và ứng dụng bản đồ tư duy vào dạy học
Với hơn 50 năm có mặt trên thế giới cùng với những lợi thế mang lại,
bản đồ tư duy đã và đang được hơn 250 triệu người trên thế giới sử dụng, phát
huy tầm ảnh hưởng nhiều hoạt động thuộc các lĩnh vực ngành nghề khác
nhau.
Việc đề xuất và phát triển ý tưởng bản đồ tư duy của Tony Buzan được
thể hiện trong nhiều công trình nghiên cứu đã xuất bản. Với cuốn “Bản đồ tư
duy trong công việc” (Mindmaps at work), tác giả giúp bạn đọc khám phá
“khả năng đạt đến sự cân bằng hơn giữa công việc và cuộc sống” [15, tr. 18]
bằng việc trình bày những phương pháp mới để giải quyết vấn đề, nắm bắt
sức mạnh của sự thay đổi, cách thức hoạt động nhóm hiệu quả, bí quyết
thuyết trình thành công,… Thông qua những ví dụ sinh động về những điển
hình đã áp dụng thành công bản đồ tư duy trong công việc của mình như Con
Edison – nhà cung cấp khí đốt và điện cho thành phố New York, hãng máy
tính Apple,… Tony Buzan khẳng định khả năng ứng dụng đa lĩnh vực của ý
tưởng này. Trong đó, phạm vi hoạt động hiệu quả nhất mà vô hình chung tác
giả hướng tới là lĩnh vực kinh doanh. Ứng dụng bản đồ tư duy trong công việc
giảng dạy như thế nào hầu như chưa được đề cập.
Ở công trình “Đón nhận thay đổi” (Embracing change), Tony Buzan
nêu ra bảy bộ công cụ mà theo ông, cần thiết phải sử dụng để tự bản thân mỗi
người có sự chuyển biến, thấy mình mạnh mẽ như thế nào, ảnh hưởng cá nhân
tới người khác lớn đến đâu, phải dùng trí tuệ ra sao để đạt tới hiệu năng cao
nhất… Bản đồ tư duy là một trong bảy bộ công cụ hữu ích này. Với chương
“Tự nhận thức: Cách thay đổi thế giới của bạn”, Buzan đề cập đến việc ông
đã “khai thác khả năng lập sơ đồ tư duy như một công cụ học tập, hỗ trợ trí
nhớ trong lúc cố gắng ghi chép sao cho hiệu quả vào những năm tháng còn là
sinh viên” [16, tr. 118]. Từ trải nghiệm phi thường này, sơ đồ tư duy được
phát triển thành một bộ công cụ mang đến tầm nhìn mới và thành công. Xét một
cách cụ thể hơn, ở đây Buzan đã hệ thống lại cách tạo tập một bản đồ tư duy
thông thường như sử dụng hình ảnh, đường nét, màu sắc, từ khoá,... Đồng thời,
do mục đích chính của cuốn sách là hướng đến sự thay đổi nên tác giả cũng nêu
lên vấn đề việc việc áp dụng bản đồ tư duy trong thay đổi nhà cửa, kinh doanh,
các mối quan hệ, thời gian rỗi hay việc làm... Như thế, ở công trình này, Tony



/file/d/0Bz7Zv9 ... sp=sharing

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status