hướng dẫn hoạt động giải bài tập chương Từ trường Vật lý 11 theo hướng phát huy tích cực, tự chủ và bồi dưỡng năng lực sáng tạo của học sinh - pdf 25

Luận văn:Soạn thảo hệ thống bài tập và hướng dẫn hoạt động giải bài tập chương" Từ trường" Vật lý 11 theo hướng phát huy tích cực, tự chủ và bồi dưỡng năng lực sáng tạo của học sinh : Luận văn ThS. Giáo dục học: 60 14 10
Nhà xuất bản:Đại học Giáo dục
Ngày:2011

Luận văn ThS. Lý luận và phương pháp dạy học (bộ môn Vật lý) -- Trường Đại học Giáo dục. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2011
Nghiên cứu cơ sở lý luận của phương pháp dạy học Vật lý để phát huy tính tích cực, tự chủ và bồi dưỡng năng lực sáng tạo của học sinh. Trình bày cơ sở lý luận về dạy giải bài tập vật lý phổ thông. Phân tích chương trình, nội dung kiến thức và kỹ năng cần đạt được của chương “Từ trường”. Điều tra thực trạng dạy bài tập chương “Từ trường” ở một số trường THPT. Soạn thảo hệ thống bài tập đảm bảo tính hệ thống, khoa học theo các mức độ nhận thức: nhận biết, hiểu, vận dụng. Xây dựng kế hoạch sử dụng hệ thống bài tập đã soạn thảo khi dạy học chương “Từ trường” Vật lý 11. Soạn thảo tiến trình hướng dẫn hoạt động giải hệ thống bài tập đó theo hướng phát huy tính tích cực, tự chủ và bồi dưỡng năng lực sáng tạo của học sinh. Tiến hành thực nghiệm sư phạm để đánh giá hệ thống bài tập đã soạn thảo về tính khả thi và tác dụng phát huy tính tích cực, tự chủ, bồi dưỡng năng lực sáng tạo của học sinh. Nêu các kết luận về ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục tiêu nghiên cứu 2
3. Phạm vi nghiên cứu 2
4. Mẫu khảo sát 3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu 3
6. Giả thuyết nghiên cứu 3
7. Dự kiến luận cứ 4
8. Phương pháp chứng minh luận điểm 4
9. Cấu trúc luận văn 4
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA HOẠT 5
ĐỘNG DẠY GIẢI BÀI TẬP VẬT LÍ PHỔ THÔNG.
1.1. Phương pháp dạy học tích cực 5
1.2. Dạy giải bài tập vật lí phổ thông 14
1.3. Thực trạng hoạt động dạy giải bài tập chương “Từ trường” 35
Vật lí 11 ở một số trường THPT thuộc thành phố Hà Nội.
Kết luận chương 1 39
CHƯƠNG 2. SOẠN THẢO HỆ THỐNG BÀI TẬP VÀ HƯỚNG 40
DẪN HOẠT ĐỘNG GIẢI BÀI TẬP VẬT LÍ CHƯƠNG
“TỪ TRƯỜNG” VẬT LÍ 11
2.1. Phân tích nội dung kiến thức khoa học về “Từ trường” 40 2.2. Cấu trúc nội dung chương “Từ trường” Vật lí 11 46
2.5. Hệ thống bài tập chương “Từ trường” vật lí 11 57
2.6. Dự kiến sử dụng hệ thống bài tập đã soạn thảo 85
trong dạy học chương “Từ trường” vật lí 11
2.7. Hướng dẫn hoạt động giải bài tập 86
chương “Từ trường” vật lí 11
Kết luận chương 2 104
CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 105
3.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm 105
3.2. Đối tượng của thực nghiệm sư phạm 105
3.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
3.4. Thời điểm thực nghiệm 15/11/2011 đến 14/12/2011 106
3.5. Phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm 106
Kết luận chương 3 134
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 135
TÀI LIỆU THAM KHẢO 136
Phụ lục 1. Lý do nghiên cứu
Định hướng đổi mới phương pháp dạy và học đã được xác định trong Nghị
quyết Trung ương 4 khóa VII (1 - 1993), Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII
(12 - 1996), và được thể chế hóa trong Luật giáo dục (2005). Luật giáo dục, điều
28.2 đã chỉ rõ: “Phương pháp giáo dục phổ thông là phải phát huy tính tích cực,
tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học,
môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc nhóm, rèn luyện kỹ
năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui,
hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh”.
Trong quá trình học tập môn vật lí, mục tiêu chính của người học bộ môn
này là việc học tập những kiến thức về lý thuyết, hiểu và vận dụng được các lý
thuyết chung của vật lí vào những lĩnh vực cụ thể, một trong những lĩnh vực đó
là việc giải bài tập vật lí.
Bài tập vật lí có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình nhận thức và
phát triển năng lực tư duy của người học, giúp cho người học ôn tập, đào sâu,
mở rộng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo, ứng dụng vật lí vào thực tiễn, phát
triển tư duy sáng tạo. Phần lớn các giáo viên đã nhận thức được điều này, đã
đánh giá đúng vai trò của bài tập vật lí và coi trọng hoạt động giải bài tập trong
dạy học vật lí. Tuy nhiên vẫn rất nhiều học sinh gặp khó khăn khi giải bài tập.
Điều này không chỉ do tính phức tạp, đa dạng, phong phú của công việc này mà
còn do chính nhược điểm mắc phải khi soạn thảo hệ thống bài tập, phân dạng và
hướng dẫn học sinh giải bài tập của giáo viên.
Thông thường, nhiều giáo viên có quan niệm rằng số lượng bài tập càng
nhiều và mức độ bài tập càng khó thì càng tốt. Chính điều này lại thường để lại
những dấu ấn căng thẳng và nặng nề trong tâm lí học sinh khi học vật lí. Thông qua bài tập vật lí có thể cung cấp cho cả giáo viên và học sinh
thông tin một cách đầy đủ để xác định, phân tích những khó khăn trong nhận
thức của từng học sinh để cả thầy và trò điều chỉnh hoạt động dạy và hoạt động
học. Đây là điều rất quan trọng mà mọi người đều phải quan tâm bởi vì, điều
khó nhất đối với giáo viên là phải tìm ra được những điểm mạnh, điểm yếu của
từng học sinh trong học tập vật lí. Điều đó không phải chỉ để phán xét cho điểm
mà quan trọng hơn cả là để uốn nắn, khích lệ học sinh vươn lên trong nhận thức.
Chương “Từ trường” nằm trong phần Điện học – Điện từ học của vật lí 11
trung học phổ thông. Những kiến thức về từ trường đã được đề cập sơ bộ ở
chương trình vật lí lớp 9 THCS. Ở lớp 11 các kiến thức về Từ trường được mở
rộng và hoàn thiện thêm. Kiến thức về Từ trường khá trừu tượng, các bài tập về
từ trường chứa đựng nhiều kiến thức tổng hợp, đòi hỏi học sinh không những
nắm vững kiến thức vật lí, kiến thức toán học mà còn phải biết cách vận dụng
linh hoạt sáng tạo các kiến thức đã có. Những yêu cầu này dẫn đến thực tế là học
sinh thường gặp nhiều khó khăn khi giải bài tập về Từ trường.
Với tất cả các lí do trên, chúng tui lựa chọn đề tài “Soạn thảo hệ thống
bài tập và hướng dẫn hoạt động giải bài tập chương Từ trường Vật lí 11 theo
hướng phát huy tính tích cực, tự chủ và bồi dưỡng năng lực sáng tạo của học
sinh” để nghiên cứu.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Soạn thảo hệ thống bài tập chương “Từ trường” Vật lí 11 đảm bảo tính
hệ thống, khoa học theo các mức độ nhận thức: nhận biết, hiểu, vận dụng.
- Xây dựng kế hoạch sử dụng hệ thống bài tập khi dạy học chương “Từ
trường” và soạn thảo tiến trình hướng dẫn hoạt động giải hệ thống bài tập đó theo
hướng phát huy tính tích cực, tự chủ và bồi dưỡng năng lực sáng tạo của học sinh.
3. Phạm vi nghiên cứu



V2aY0EmTyJUM836

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status