Đặc điểm tâm lý trong hoạt động chọn nghề của học sinh lớp 12 trung học phổ thông hiện nay - pdf 26

Link tải luận văn miễn phí cho ae
Luận án TS. Tâm lý học xã hội -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2011
Khái quát và hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về đặc điểm tâm lý của học sinh (HS) trung học phổ thông (THPT) trong họat động chọn nghề (các khái niệm và một số đặc điểm tâm lý cơ bản của hoạt động chọn nghề và các nhân tố tâm lý – xã hội có ảnh hưởng tới đặc điểm này...) nhằm xây dựng cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án. Khảo sát thực trạng những đặc điểm tâm lý cơ bản trong hoạt động chọn nghề của HS thể hiện ở 3 mặt: nhận thức, thái độ, hành động và ảnh hưởng của nó đến hoạt động chọn nghề của HS lớp 12 THPT. Chỉ ra những những yếu tố ảnh hưởng đến các đặc điểm tâm lý trong hoạt động chọn nghề của các em hiện nay. Đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả chọn nghề của học sinh và thực nghiệm biện pháp tư vấn nghề cho HS THPT trước khi các em có quyết định lựa chọn nghề, nhằm giúp các em có được sự lựa chọn nghề phù hợp

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Bước vào lứa tuổi 16, 17, HS THPT đã có được mức độ trưởng thành về tư
tưởng và tâm lý đủ để các em bắt đầu xây dựng cho mình những kế hoạch của cuộc
sống tự lập, trong đó có việc hoạch định một hướng nghề nghiệp trong tương lai.
Nghề nghiệp - việc làm không chỉ tạo ra thu nhập để đáp ứng các nhu cầu sống mà
còn là phương tiện để các em HS hiện thực hóa những hoài bão, ước mơ, thể hiện
trách nhiệm công dân của mình. Thế nhưng, chọn được một nghề phù hợp không
chỉ với mong muốn, khả năng của bản thân mà còn phù hợp với yêu cầu chung của
nghề và xã hội lại không phải là chuyện đơn giản, nhất là với những bạn trẻ còn
đang ngồi trên ghế nhà trường với vốn hiểu biết, kinh nghiệm còn hạn chế. Thực tế
thời gian qua cho thấy, việc chọn nghề của học sinh trung học phổ thông (THPT)
còn nhiều bất cập, nhiều em có quan niệm học đại học là con đường duy nhất để
dẫn đến thành công, có địa vị cao trong xã hội. Số khác lại lấy sự đánh giá, phán xét
thiếu căn cứ của dư luận xã hội để lựa chọn nghề mà không cần quan tâm mình có
phù hợp với nghề đó hay không. Theo thống kê, hàng năm chúng ta có gần 450
nghìn cử nhân đại học, cao đẳng tốt nghiệp ra trường, nhưng có đến 63% không có
việc làm, 37% số còn lại có việc làm thì hầu hết phải đào tạo lại và có nhiều người
không làm đúng nghề mình đã học. [83] Trong khi đó, có đến 69% các doanh
nghiệp, khu chế xuất trong cả nước thiếu hụt trầm trọng lao động có tay nghề đã
qua đào tạo. [61]. Vậy đâu là nguyên nhân của hiện trạng này? Biện pháp nào có thể
cải thiện được thực trạng đó? Câu trả lời chỉ có thể có lời giải khi chúng ta tìm hiểu
và phân tích những đặc điểm tâm lý đã điều khiển hoạt động chọn nghề của học
sinh trong mối liên quan tới các yếu tố ảnh hưởng khác như gia đình, nhà trường, xã
hội… Tuy nhiên hiện nay, để điều chỉnh, điều khiển quá trình chọn nghề của học
sinh, chúng ta mới chủ yếu dừng lại ở các biện pháp tác động giáo dục, sư phạm
mà chưa chú ý thật đầy đủ đến các biện pháp tác động tâm lý. Sự thiếu hụt này xuất
phát từ chỗ hiện chưa nhiều các nghiên cứu thuộc lĩnh vực tâm lý đề cập đến vấn đề
chọn nghề của HS THPT cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn. Vì thế, việc nghiên cứu
các đặc điểm tâm lý trong họat động chọn nghề của HS THPT sẽ là căn cứ khoa
học để tổ chức các hoạt động GDHN một cách có hiệu quả, đáp ứng được không chỉ
nhu cầu của HS mà còn những yêu cầu của nền kinh tế - xã hội trong giai đoạn hội
nhập và phát triển hiện nay.
2. Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn các đặc điểm tâm lý biểu hiện trong
hoạt động chọn nghề của nhóm HS lớp 12, chỉ ra các yếu tố tâm lý – xã hội có ảnh
hưởng đến các đặc điểm này, trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp tác động tâm
lý nhằm nâng cao hiệu quả chọn nghề của các em.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Nghiên cứu lý luận:
Khái quát và hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về đặc điểm tâm lý của HS
THPT trong họat động chọn nghề (các khái niệm và một số đặc điểm tâm lý cơ bản
của họat động chọn nghề và các nhân tố tâm lý – xã hội có ảnh hưởng tới đặc điểm
này...) nhằm xây dựng cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án.
3.2. Nghiên cứu thực tiễn:
Khảo sát thực trạng những đặc điểm tâm lý cơ bản trong hoạt động chọn
nghề của HS thể hiện ở 3 mặt: nhận thức, thái độ, hành động và ảnh hưởng của nó
đến hoạt động chọn nghề của HS lớp 12 THPT. Chỉ ra những những yếu tố ảnh
hưởng đến các đặc điểm tâm lý trong hoạt động chọn nghề của các em hiện nay.
3.3. Đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả chọn nghề của học sinh và
thực nghiệm biện pháp tư vấn nghề cho HS THPT trước khi các em có quyết định
lựa chọn nghề, nhằm giúp các em có được sự lựa chọn nghề phù hợp.
4. Đối tƣợng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đặc điểm tâm lý trong họat động chọn nghề biểu hiện ở nhận thức, thái độ và
hành động của HS lớp 12 THPT.

4.2. Khách thể nghiên cứu
Thực hiện mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, chúng tui tiến hành
nghiên cứu trên những nhóm khách thể như sau:
+ 709 HS lớp 12 tại 6 trường THPT ở Hà Nội, Thái Bình và Lào Cai.
+ 60 giáo viên đang trực tiếp tham gia giảng dạy môn “Giáo dục hướng
nghiệp” và 12 cán bộ là lãnh đạo tại các trường THPT.
+ 120 cha mẹ HS có con trong diện nghiên cứu.
5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
5.1. Giới hạn nội dung nghiên cứu:
Đặc điểm tâm lý biểu hiện trong họat động chọn nghề rất đa dạng, phong phú
và phức tạp, do đó chúng tui chỉ tập trung nghiên cứu một số đặc điểm tâm lý nổi
trội biểu hiện trong hoạt động chọn nghề của HS lớp 12 THPT (hệ chính quy) được
thể hiện ở 3 mặt nhận thức, thái độ, hành động và một số nhân tố tâm lý – xã hội
(họat động giáo dục hướng nghiệp nhà trường, gia đình, nhóm bạn bè, động cơ,
định hướng giá trị nghề...) có ảnh hưởng đến các đặc điểm tâm lý này.
5.2. Giới hạn địa bàn nghiên cứu:
Để đảm bảo tính thay mặt vùng miền trong nghiên cứu, chúng tui lựa chọn 3
tỉnh, tại Hà Nội nghiên cứu tại 2 trường THPT Trần Nhân Tông và Trường THPT
Đống Đa; tại Thái Bình nghiên cứu tại Trường THPT Nguyễn Trãi và trường THPT
Nguyễn Đức Cảnh; tại Lào Cai nghiên cứu ở Trường THPT Số 1 và số 2 Bát Xát.
5.3. Giới hạn về khách thể nghiên cứu:
Để thực hiện được mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án, chúng tôi
lựa chọn 3 nhóm xã hội sau với tính cách là khách thể nghiên cứu của đề tài: một là
nhóm HS lớp 12; hai là nhóm giáo viên và đội ngũ lãnh đạo nhà trường, và ba là
nhóm cha mẹ HS có con đang theo học lớp 12 tại các trường THPT.


/file/d/0Bz7Zv9 ... sp=sharing
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status