Cơ sở kinh tế - xã hội của tình trạng học sinh trung học cơ sở bỏ học ở huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình - pdf 26

Link tải luận văn miễn phí cho ae
Luận văn ThS. Kinh tế chính trị -- Trường đại học Kinh tế. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2015
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ những năm 80 của thế kỷ XX đến nay, dưới tác động mạnh mẽ của
cuộc cách mạng Khoa học công nghệ hiện đại, đặc biệt sự phát triển như vũ
bão của công nghệ thông tin đã làm cho nền kinh tế thế giới đang có những
biến đổi sâu sắc và nhanh chóng trên tất cả các lĩnh vực của đời xã hội. Sự ra
đời và phát triển của nền kinh tế tri thức đã trở thành xu thế tất yếu khách
quan của nền kinh tế thị trường. Khi mà tri thức trở thành lực lượng sản xuất
trực tiếp và là yếu tố hàng đầu quyết định sự tăng trưởng và phát triển kinh tế
của các quốc gia thì các nước trên thế giới đều ý thức được rằng giáo dục
chính là đòn bẩy quan trọng để thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội. Thực tế
cho chúng ta thấy, trong thời kỳ lao động thủ công là chủ yếu thì các yếu tố
lao động và đất đai đóng vai trò là động lực của sự phát triển. Nhưng đến thời
kỳ cách mạng công nghiệp, lao động, vốn, kỹ thuật và phương pháp quản lý
được xem là những yếu tố chủ chốt của tăng trưởng kinh tế. Trong thời đại
của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại, với sự tiến đến nền văn
minh trí tuệ, tiến đến các "xã hội thông tin", trong đó "thông tin" trở thành
nguồn tài nguyên quan trọng để thúc đẩy sự phát triển của xã hội thì vai trò
của giáo dục ngày càng quan trong và cần thiết hơn bao giờ hết.
Việt Nam là một nước có nền kinh tế đang phát triển, để hội nhập vào
nền kinh tế chung của thế giới thì vấn đề đào tạo nguồn nhân lực là một trong
những yếu tố then chốt luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm. Mặt khác,
Việt Nam theo đuổi phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Do đó, để
đảm bảo phát triển theo hướng tiến bộ đòi hỏi phải đảm bảo công bằng cơ hội
cho mọi người, một trong những điều đó là đảm bảo công bằng trong giáo
dục, đặc biệt là giáo dục phổ cập đối với người cùng kiệt để khắc phục cùng kiệt đói
di truyền, cùng kiệt đói vĩnh viễn, tiến tới xóa đói giảm nghèo. Để thực hiện
được mục tiêu đó cần đảm bảo tỷ lệ trẻ em đến trường cao, đặc biệt là trẻ
em ở bậc phổ cập giáo dục. Tuy nhiên, bên cạnh những thành quả đã đạt được
trong sự phát triển của ngành giáo dục, thì vẫn còn đó không ít những khó
khăn, thách thức đòi hỏi phải tìm hướng giải quyết. Một trong số những thách
thức đó là tình trạng bỏ học của trẻ em. Đặc biệt, là tình trạng bỏ học của học
sinh THCS đang trở thành vấn đề nhức nhối của xã hội.Tình trạng học sinh bỏ
học là một dấu hiệu cho thấy yêu cầu công bằng trong giáo dục bị vi phạm.
Phát triển giáo dục và thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục - đào tạo là
cơ sở để nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, phát triển kinh tế - xã hội và bảo
tồn vốn văn hoá cho đồng bào các dân tộc. Công bằng trong giáo dục là việc
đảm bảo cơ hội học tập, cơ hội đến trường cho tất cả mọi người, từ miền xuôi
đến miền ngược, từ trẻ em bình thường đến trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó
khăn hay thuộc diện chính sách được Nhà nước và cộng đồng tạo điều kiện,
hỗ trợ để học tập. “Việc một bộ phận dân cư không thể theo đuổi bậc học cao
đã khiến cho việc giải quyết vấn đề chất lượng nguồn nhân lực con người gặp
khó khăn hơn” [17]. Do đó, việc cải thiện tình trạng bỏ học của học sinh
THCS ở Việt Nam là rất cần thiết.
Cũng như một số địa phương khác, ở Huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình tình
trạng học sinh bỏ học là một yếu tố đáng lưu tâm. Theo số liệu thống kê năm
học 2009 - 2010 trên địa bàn huyện Kỳ Sơn có 59 học sinh bỏ học ở độ tuổi
THCS, chiếm 3,19% so với số lượng học sinh cùng độ tuổi. Trong những
năm gần đây, được sự quan tâm hỗ trợ đặc biệt của Đảng và Nhà nước, các
cấp ban ngành, tỷ lệ học sinh bỏ học có giảm nhưng vẫn chiếm tỷ lệ cao. Tính
đến năm học 2012-1013, trên địa bàn huyện Kỳ Sơn số học sinh độ tuổi
THCS bỏ học là 39 học sinh chiếm 2,37%. Các xã có số trẻ em nghỉ học
nhiều như Hợp Thịnh, Độc Lập, Yên Quang. Như vậy có thể thấy rằng, việc
tồn tại tỷ lệ học sinh THCS bỏ học không nhỏ thực sự trở thành một vấn đề
khiến cho ai có tâm huyết với giáo dục không khỏi băn khoăn, trăn trở.
Xuất phát từ những lý do trên mà tác giả đã mạnh dạn tìm hiểu đề tài
“Cơ sở kinh tế - xã hội của tình trạng học sinh trung học cơ sở bỏ học ở
huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình”, nhằm góp phần tìm hiểu thêm về hành vi bỏ
học của học sinh THCS cũng như nguyên nhân dẫn đến hiện trạng đó, làm cơ
sở cho việc đề xuất một số biện pháp khắc phục.
Lựa chọn đề tài, tác giả tiếp cận vấn đề dưới góc độ kinh tế nói chung
và kinh tế chính trị nói riêng, trong đó đầu tư cho giáo dục được coi là một
trong những kênh đầu tư quan trọng nhất để phát triển nguồn nhân lực, đồng
thời việc đảm bảo công bằng trong giáo dục được xem như là điều kiện thiết
yếu để đảm bảo công bằng trong phân phối thu nhập tương lai. Hơn nữa, khi
xem xét hiện tượng bỏ học ở đối tượng mà luận văn nghiên cứu, tác giả sẽ cố
gắng cắt nghĩa vấn đề dưới lát cắt của một hiện tượng kinh tế tổng hợp bằng
việc phân tích, so sánh giữa lợi ích và chi phí học tập có liên quan đến quyết
định bỏ học của học sinh.
Nghiên cứu đề tài, tác giả cố gắng trả lời câu hỏi sau : Thực trạng bỏ học
của học sinh trung học cơ sở trên địa bàn huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình hiện
nay? Nguyên nhân nào chi phối tình trạng bỏ học nói trên? Các giải pháp,
chính sách cần áp dụng để cải thiện tình hình trong thời gian tới?
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu:
Luận văn tập trung vào phân tích và xác định các nguyên nhân chính
chi phối hiện trạng bỏ học của học sinh trung học cơ sở trên địa bàn huyện Kỳ
Sơn, tỉnh Hòa Bình hiện nay để trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp khả thi
nhằm hạn chế tình hình này.

632PMQ535zI0580
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status