Hoàn thiện quản lý kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước của Kho bạc Nhà nước - pdf 27

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 3
1.1. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản 3
1.1.1. Khái niệm 3
1.1.2. Đặc điểm 5
1.1.3. Vai trò của Vốn đầu tư xây dựng cơ bản 7
1.2. Các nguồn hình thành Vốn đầu tư xây dựng cơ bản 8
1.2.1. Nguồn vốn đầu tư trong nước 8
1.2.1.1. Nguồn vốn Nhà nước 8
1.2.1.2. Nguồn vốn của khu vực tư nhân và dân cư 10
1.2.2. Nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài 10
1.3. Quản lý nhà nước về vốn đầu tư XDCB từ NSNN 12
1.4. Kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn
Ngân sách Nhà nước của Kho bạc Nhà nước 14
1.4.1. Khái niệm kiểm soát thanh toán vốn đầu tư 14
1.4.2. Vai trò của Kho bạc Nhà nước trong công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư 15
1.4.3. Nguyên tắc Kiểm soát thanh toán vốn đầu tư của KBNN 16
1.5. Phạm vi, Nội dung kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản
của KBNN 17
1.5.1. Phạm vi 17
1.5.2. Nội dung kiểm soát thanh toán vốn đầu tư của KBNN 18
1.5.2.1. Kiểm soát hồ sơ ban đầu: 19
1.5.2.2. Kiểm soát hồ sơ từng lần tạm ứng hay thanh toán 20
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT THANH TOÁN VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN THUỘC NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA KHO BẠC NHÀ NƯỚC 22
2.1. Cơ sở pháp lý về kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản 22
2.1.1. Chủ trương của Đảng và Nhà nước 22
2.1.2. Những quy định của Chính phủ về quản lý vốn đầu tư XDCB từ
Ngân sách Nhà nước 24
2.2. Thực trạng kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn Ngân sách Nhà nước của Kho bạc Nhà nước 26
2.2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy thực hiện kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản của hệ thống KBNN 26
2.2.1.1. Cơ cấu tổ chức 26
2.2.1.2. Phân công nhiệm vụ kiểm soát thanh toán 28
2.2.2. Quản lý kế hoạch vốn 28
2.2.3. Kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản 34
2.2.3.1.Sơ đồ và diễn giải 36
2.2.3.2. Đối tượng điều chỉnh của quy trinh kiểm soát 37
2.2.3.3. Hồ sơ tài liệu và Nội dung kiểm soát 37
2.3. Kết quả công tác thanh toán vốn đầu tư 41
2.4. Đánh giá chung tình hình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn Ngân sách Nhà nước trong giai đoạn 2001-2008 47
2.4.1. Những kết quả đạt được 47
2.4.2. Tồn tại, hạn chế 52
2.4.2.1.Tồn tại về công tác tổ chức và Phân công nhiệm vụ 52
2.4.2.2. Tồn tại về công tác kế hoạch vốn đầu tư 52
2.4.2.3. Tồn tại về Quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư 53
2.4.2.4. Tồn tại về ứng dụng tin học trong kiểm soát thanh toán 57
2.4.2.5. Năng lực cán bộ làm công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB 58
2.4.3. Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế 58
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ KIỂM SOÁT THANH TOÁN VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN THUỘC NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA KHO BẠC NHÀ NƯỚC 60
3.1. Định hướng, mục tiêu 60
3.1.1. Định hướng 60
3.1.1.1. Định hướng chung 60
3.1.1.2. Các định hướng cụ thể 60
3.1.1.3. Các định hướng cụ thể trong hoạt động thanh toán vốn đầu tư XDCB thuộc nguồn vốn NSNN của KBNN 63
3.1.2. Mục tiêu 64
3.2. Những giải pháp cụ thể 64
3.2.1. Hoàn thiện mô hình tổ chức và phân công nhiệm vụ Kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản 64
3.2.2. Hoàn thiện công tác Kế hoạch vốn đầu tư 66
3.2.3. Hoàn thiện Quy trình Kiểm soát thanh toán vốn đầu tư 67
3.2.4. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin 73
3.2.5. Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ 76
3.3. Kiến nghị về điều kiện thực hiện các giải pháp 77
3.3.1. Kiến nghị với Bộ Tài chính 77
3.3.2. Kiến nghị với các Bộ, ngành, địa phương 78
3.3.3. Kiến nghị với Chủ đầu tư, đơn vị tư vấn và nhà thầu 80
KẾT LUẬN 81
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ KIỂM SOÁT THANH TOÁN VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN THUỘC NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA KHO BẠC NHÀ NƯỚC

3.1. Định hướng, mục tiêu
3.1.1. Định hướng
3.1.1.1. Định hướng chung
Thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của hệ thống KBNN phục vụ mục tiêu phát triển tài chính Việt Nam đến năm 2010 và hướng tới thông lệ quốc tế trong điều kiện vận hành hệ thống thông tin Kho bạc-ngân sách (TABMIS). Nâng cao vai trò quản lý quỹ NSNN và các quỹ tài chính nhà nước; quản lý ngân quỹ, quản lý nợ; hoàn thiện kế toán NSNN làm cơ sở xây dựng hệ thống kế toán nhà nước thống nhất; tạo dựng được nền tảng để xây dựng KBNN hiện đại trong giai đoạn tiếp theo (2010-2020).
3.1.1.2. Các định hướng cụ thể
(1) Hoàn thiện cơ chế chính sách và quy trình nghiệp vụ KBNN gắn với tiến trình cải cách hành chính, cụ thể:
• Đổi mới cơ chế quản lý và quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư phù hợp với thông lệ quốc để vận hành TABMIS như: kiểm soát cam kết chi, kiểm soát thanh toán theo kết quả đầu ra, kiểm soát theo nội dung và giá trị khoản chi,…; đồng thời, đảm bảo tính đơn giản, công khai và minh bạch, cụ thể:
 Xây dựng cơ chế, quy trình quản lý, kiểm soát thanh toán vốn đầu tư của KBNN phù hợp với thông lệ quốc tế để vận hành TABMIS. Từng bước chuyển dần việc quản lý, kiểm soát thanh toán vốn đầu tư theo yếu tố đầu vào sang thực hiện quản lý, kiểm soát thanh toán theo kết quả đầu ra, theo các nhiệm vụ và chương trình ngân sách. Thực hiện phân loại các khoản chi theo nội dung và giá trị để xây dựng quy trình kiểm soát thanh toán hiệu quả.
 Cải cách công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư theo hướng tập trung đầu mối, gắn với việc phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan tài chính, cơ quan chủ quản, KBNN và các đơn vị sử dụng kinh phí NSNN.
 Tăng cường cải cách thủ tục hành chính trong công tác kiểm soát thanh toán, đảm bảo đơn giản, rõ ràng, minh bạch về hồ sơ, chứng từ, nộ dung kiểm soát… Từng bước xây dựng và áp dụng thí điểm quy trình, thủ tục kiểm soát thanh toán điện tử.
 Kết nối và trao đổi thông tin với các đơn vị sử dụng kinh phí NSNN; xây dựng, quản lý danh mục đơn vị cung cấp hàng hóa dịch vụ theo lộ trình triển khai TABMIS nhằm tăng cường quản lý chi NSNN và tăng tỷ trọng chi NSNN theo cách thanh toán trực tiếp từ KBNN cho người cung cấp hàng hóa, dịch vụ.
• Thực hiện cơ chế quản lý ngân quỹ KBNN đảm bảo an toàn và bước đầu tính đến hiệu quả; từng bước nghiên cứu và hoàn thành hệ thống kiểm soát rủi ro quản lý ngân quỹ và quản lý nợ; hiện đại hóa công tác phát hành trái phiếu Chính phủ phù hợp với sự phát triển của thị trường tài chính. Gắn kết quả quản lý ngân quỹ với quản lý nợ trái phiếu Chính phủ để nâng cao hiệu quả huy động vốn, phấn đấu đến 2010 giảm khoảng 5% chi phí trả lãi tiền vay hàng năm của trái phiếu Chính phủ để giảm bớt gánh năng cho NSNN.
• Bước đầu thực hiện kế toán NSNN trên nền tảng hệ thống TABMIS, đáp ứng các yêu cầu cải cách tài chính công như: lập kế hoạch chi tiêu ngân sách trung hạn; chính sách phân bổ ngân sách theo kết quả đầu ra; đảm bảo tính công khai, minh bạch.
• Hiện đại hóa công tác thanh toán của hệ thống KBNN; giảm dần khối lượng giao dịch tiền mặt qua hệ thống KBNN.
• Đổi mới công tác kiểm tra, kiếm soát theo hướng xây dựng hệ thống kiểm tra, kiểm toán nội bộ KBNN về các mặt thể chể chính sách, tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ và phương pháp thực hiện nhằm mục tiêu đảm bảo sự phát triển an toàn, ổn định và vững chắc của hệ thống KBNN.
(2) Hiện đại hóa công nghệ thông tin của hệ thống KBNN trên nền tảng hệ thống TABMIS hướng tới hình thành hệ thống thông tin tài chính tích hợp.
Chuẩn hóa và phát triển các chương trình ứng dụng phục vụ hoạt động nghiệp vụ KBNN, tạo nền tảng để hướng tới xây dựng kho bạc điện tử trong giai đoạn tiếp theo.
(3) Kiện toàn tổ chức bộ máy và phát triển nguồn nhân lực, cụ thể:
• Kiện toàn tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động phù hợp với tiến trình, định hướng cải cách hành chính và hiện đại hóa hoạt động KBNN.
• Phát triển nguồn nhân lục đảm bảo số lượng, chất lượng và cơ cấu hợp lý, đáp ứng các yêu cầu của quá trình đổi mới cơ chế chính sách, quy trình nghiệp vụ và công nghệ quản lý.
3.1.1.3. Các định hướng cụ thể trong hoạt động thanh toán vốn đầu tư XDCB thuộc nguồn vốn NSNN của KBNN
• Về thể chế, chính sách: Các văn bản chế độ quy định về quản lý, kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB phải tiếp tục được nghiên cứu để ban hành đầy đủ, đồng bộ, mang tính nhất quán xuyên suốt và ổn định lâu dài, có tính khả thi cao.
• Cán bộ kiểm soát thanh toán phải được tiêu chuẩn hóa, được đào tạo đúng ngành nghề, được bố trí đúng ngành nghề đã được đào tạo, làm việc có kiến thức quản lý kinh tế, vừa nắm chắc chế độ quản lý đầu tư XDCB, vừa phải là cán bộ kỹ thuật, có khả năng xem xét (đọc được) các bản vẽ thiết kế, từ đó mới đưa ra được các kết luận chính xác, giảm thiểu những rủi ro, những lãng phí, thất thoát trong đầu tư XDCB, đồng thời là người có đức tính liêm khiết, trung thực, có phong cách giao tiếp văn minh, lịch sự.
• Về cơ sở vật chất, điều kiện, phương tiện làm việc phải được tăng cường, bổ sung cho đầy đủ, đáp ứng yêu cầu kiểm soát thanh toán trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hiện đại hóa công nghệ thanh toán, truyền tin đảm bảo lưu trữ thông tin và xử lý thông tin nhanh chóng, chính xác và mang tính thời đại, không bị lạc hậu. Những thiết bị tin học, những chương trình quản lý chuyên ngành là điều kiện, là phương tiện quan trọng đảm bảo cho công tác kiểm soát thanh toán hữu hiệu và nhanh chóng.

3.1.2. Mục tiêu
Xét trên các góc độ khác nhau, công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB từ NSNN của hệ thống KBNN phải đạt được:
Thứ nhất, Đảm bảo các khoản chi tiêu đúng đối tượng, đúng nội dung của dự án đã được phê duyệt, góp phần chống thất thoát, lãng phí trong công tác quản lý, thanh toán vốn đầu tư XDCB, nâng cao hiệu quả của vốn đầu tư.
Thứ hai, Qua công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư làm cho các Chủ đầu tư hiểu rõ hơn để thực hiện đúng chính sách, chế độ về quản lý đầu tư và xây dựng, góp phần đưa công tác quản lý đầu tư và xây dựng đi vào nề nếp, đúng quỹ đạo, từ đó nâng cao vai trò và vị thế của KBNN là cơ quan kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB từ NSNN.
Thứ ba, Qua công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB, KBNN đóng góp tích cực và có hiệu quả với các cấp chính quyền khi xác định chủ trương đầu tư, xây dựng kế hoạch đầu tư dài hạn và hàng năm sát với tiến độ thực hiện dự án. Tham mưu với các Bộ, ngành trong việc hoạch định chính sách quản lý đầu tư, thu hút được các nguồn vốn dành cho đầu tư phát triển.
3.2. Những giải pháp cụ thể
3.2.1. Hoàn thiện mô hình tổ chức và phân công nhiệm vụ Kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản



kBt7TnRQa01G30r
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status