Mở rộng hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân Đội - pdf 27

Download miễn phí Mở rộng hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân Đội



LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA 3
1.1 Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nền kinh tế 3
1.1.1 Khỏi niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa 3
1.1.2 Đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa 5
1.1.2.1 Điểm mạnh 5
1.1.2.2 Điểm yếu 8
1.3.3 Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nền kinh tế 11
1.1.3.1 Doanh nghiệp nhỏ và vừa có khả năng tận dụng các nguồn lực xã hội 12
1.1.3.2 Doanh nghiệp nhỏ và vừa góp phần tạo công ăn việc làm cho người lao động 13
1.1.3.3 Đóng góp quan trọng về vào GDP và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 13
1.1.3.4 Đóng góp về xuất khẩu và tăng nguồn ngân sách 14
1.1.3.5 Góp phần to lớn vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế 14
1.2. Tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa 15
1.2.1. Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa 16
1.2.1.1 Tín dụng ngân hàng là nguồn tài trợ quan trọng, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp nhỏ và vừa 16
1.2.1.2 Tín dụng ngân hàng hỗ trợ sự phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa 17
1.2.1.3 Tín dụng ngân hàng tác động vào xu hướng chuyển dịch cơ cấu sản xuất của các doanh nghiệp nhỏ và vừa 18
1.2.2 Các hình thức tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa 18
1.2.2.1 Phân loại theo hình thức cấp tín dụng 19
1.2.2.2 Phân theo thời hạn 23
1.2.2.3 Phân theo mức độ đảm bảo 24
1.2.3 Mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa của Ngân hàng thương mại 25
1.2.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá 25
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa 28
1.3.1 Các nhân tố chủ quan 28
1.3.2 Các nhân tố khách quan. 32
Chương II: Thực trạng hoạt động cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội 34
2.1 Khái quát về Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội 34
2.1.1 Cơ cấu tổ chức và mạng lưới hoạt động 35
2.1.1.1 Cơ cấu tổ chức 35
2.1.1.2 Mạng lưới hoạt động 37
2.1.2 Thực trạng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Quân Đội 37
2.1.2.1. Hoạt động huy động vốn 38
2.1.2.2. Hoạt động tín dụng 40
2.2.2.3 Hoạt động phi tín dụng 42
2.2. Thực trạng hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội 43
2.2.1 Dư nợ tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa. 43
2.2.2. Tình hình nợ quá hạn. 49
2.3 Đánh giá thực trạng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa của Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội 50
2.3.1 Những kết quả đạt được 50
2.3.2 Một số hạn chế và nguyên nhân 52
2.3.2.1 Một số hạn chế 52
2.3.2.2 Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế 53
Chương III: Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân Đội 59
3.1 Định hướng hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa 59
3.1.1 Định hướng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam 59
3.1.2 Định hướng mở rộng hoạt động đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân Đội. 61
3.2 Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Quân Đội. 62
3.2.1 Một số giải pháp chủ yếu. 62
3.2.1.1 Xây dựng chính sách tín dụng phù hợp đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa. 62
3.2.2 Các giải pháp bổ trợ 71
3.2.2.1 Cung cấp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ các sản phẩm dịch vụ phù hợp 71
3.2.2.2 Xây dựng các chương trình marketing quảng bá rộng rãi hình ảnh ngân hàng TMCP Quân Đội trên thị trường 72
3.2.2.3 Đầu tư phát triển công nghệ thông tin 74
3.3 Một số kiến nghị 75
3.3.1 Đối với Nhà nước 75
3.3.1.1 Tăng cường chức năng quản lý, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 75
3.3.1.2 Hoàn thiện một số chính sách ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng 77
3.3.2 Đối với Ngân hàng Nhà Nước 78
3.3.2.1 Nâng cao chất lượng hệ thống thông tin tín dụng 78
3.3.2.2 Tăng cường thanh tra, kiểm soát hoạt động tín dụng tại các ngân hàng 79
Kết luận 81
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


đến doanh nghiệp.
Cạnh tranh và hợp tác
Cạnh tranh và hợp tác có tác động khá lớn đến hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của Ngân hàng. Trong nền kinh tế hiện nay, sự cạnh tranh giữa các Ngân hàng rất lớn, đặc biệt là trong khối Ngân hàng Thương mại Cổ phần.
1.3.2 Các nhân tố khách quan.
Cơ chế và chính sách của Nhà nước
Ngân hàng và các doanh nghiệp nhỏ và vừa điều chịu sự quản lý của Nhà nước bằng hệ thống pháp luật, chính sách, tổ chức, các thể chế về kinh tế- tài chính và các công cụ quản lý. Hệ thống chính sách và cơ chế quản lý phù hợp với thực tế thị trường, tạo môi trường kinh doanh và những điều kiện cần và đủ cho để giúp đỡ khuyến khích các doanh nghiệp, ngân hàng hoạt động hiệu quả hơn.
Những cơ chế chính sách tác động tới hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa bao gồm: hệ thống pháp luật đảm bảo hoạt động của thị trường nói chung và tín dụng ngân hàng cũng như doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng. Ví dụ như: các văn bản liên quan đến hoạt động cho vay đối với các tổ chức tín dụng, quy định về đảm bảo tiền vay, văn bản liên quan đến những chính sách khuyến khích phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Sự phát triển của nền kinh tế
Sự phát triển hệ thống ngân hàng và nền kinh tế có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Quá trình phát triển nền kinh tế là điều kiện và đòi hỏi sự phát triển của ngân hàng, sự phát triển của hệ thống ngân hàng là động lực thúc đẩy kinh tế phát triển. Nền kinh tế phát triển sẽ làm tăng khả năng cạnh tranh, hiệu quả hoạt động của ngân hàng và các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Nhu cầu của thị trường cũng tăng lên khi nền kinh tế phát triển kéo theo nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh, thay đổi thiết bị công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩmcủa các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp phải tìm đến nguồn vốn tín dụng ngân hàng, thúc đẩy hoạt động ngân hàng phát triển hơn.
Ngoài ra còn phải kể đến các nhân tố khác như: tình hình chính trị, sự phát triển của thị trường tài chính, sự phù hợp của chính sách, quy định đối với thông lệ và chuẩn mực quốc tế.
Chương II: Thực trạng hoạt động cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội
2.1 Khái quát về Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội
Được thành lập ngày 4/11/1994 theo giấy phộp hoạt động số 194/QĐ-NH5 ngày 14/9/1994 của NH nhà nước Việt Nam và quyết định thành lập số 00374/GBUP ngày 30/12/1993 của UBND thành phố Hà Nội, với tờn gọi đầy đủ là Ngõn hàng TMCP Quõn Đội, 15 năm hỡnh thành và phỏt triển là 15 năm MB khẳng định vị trớ và tờn tuổi của mỡnh trong lĩnh vực tài chớnh – ngõn hàng. MB cú cỏc cổ đụng chớnh là cỏc tổ chức thuộc cỏc lĩnh vực cụng nghiệp, tài chớnh - ngõn hàng, dịch vụ và khoảng 7.000 cổ đụng cỏ nhõn khỏc. Hiện nay MB cú vốn điều lệ 2.000 tỷ đồng và dự kiến con số này sẽ tăng lờn đến 7.300 tỷ đồng vào năm 2010, trở thành một tập đoàn tài chớnh ngõn hàng cú quy mụ lớn tại Việt Nam.
Là một trong những ngõn hàng cổ phần hàng đầu, MB luụn được Ngõn hàng Nhà nước xếp hạng A và liờn tục đạt cỏc giải thưởng lớn trong và ngoài nước như
Thương hiệu mạnh VN 2005, 2006; Thương hiệu Việt uy tớn chất lượng 2007; Top 100 thương hiệu mạnh Việt nam 2007; Giải thưởng Sao vàng Đất Việt; Giải thưởng thanh toỏn xuất sắc nhất do Citi Group, Standard Chartered Group và nhiều tập đoàn quốc tế khỏc trao tặng.
Đến cuối năm 2007, MB đó mở rộng mạng lưới hoạt động đến hầu hết cỏc tỉnh, thành phố lớn trờn cả nước với 65 điểm giao dịch và gần 2.000 cỏn bộ nhõn viờn. Con số này sẽ khụng ngừng tăng và sẽ đạt 100 điểm giao dịch cựng khoảng 3000 cỏn bộ nhõn viờn trong năm 2008.
MB cũng chỳ trọng mở rộng quan hệ hợp tỏc quốc tế với gần 700 Ngõn hàng đại lý tại 75 quốc gia trờn thế giới
Cơ cấu tổ chức và mạng lưới hoạt động
2.1.1.1 Cơ cấu tổ chức
Mô hình tổ chức của Ngân hàng Quân Đội đã liên tục được củng cố và hoàn thiện theo định hướng khách hàng và tăng cường hiệu quả quản lý rủi ro. Theo đó, khách hàng luôn ở vị trí trung tâm của mọi hoạt động của Ngân hàng Quân Đội. Sở giao dịch, các chi nhánh, phòng giao dịch có nhiệm vụ chủ yếu là chăm sóc khách hàng. Hội sở đóng vai trò hỗ trợ và giám sát, quản lý rủi ro. Tất cả các công việc không trực tiếp tiếp xúc, giao dịch với khách hàng như công nghệ thông tin, tổ chức nhân sự, sẽ được tập trung xử lý toàn bộ hay chi nhánh của từng vùng.
Đến hết năm 2005, Ngân hàng đã cơ bản hoàn thiện mô hình quản lý của một ngân hàng hai cấp, tách hoạt động quản lý và hoạt động kinh doanh. Vai trò của các Uỷ ban cấp cao được đề cao, chức năng nhiệm vụ của các phòng ban Hội sở được hoàn thiện dần. Các chi nhánh được phân cấp quản lý, thực hiện sắp xếp lại theo Quyết định 888 của Ngân hàng Nhà nước.
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân Đội
Đại hội cổ đông
Hội đồng quản trị
Tổng giám đốc
Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ
Ban kiểm soát
Các ủy ban cao cấp
Công ty CK Thăng Long
Phòng đầu tư
Khối mạng lưới bán hàng
Khối khách hàng cá nhân
Khối khách hàng DN
Phòng Kế hoạch tổng hợp và Pháp chế
Phòng CN thông tin
Cty QL nợ và khai thác TS
Khối Treasury
Khối quản lý tín dụng
Phòng nhân sự hành chính
Phòng Tài chính kế toán
SGD và chi nhỏnh
2.1.1.2 Mạng lưới hoạt động
Trải qua hơn 10 năm hoạt động, Ngân hàng Quân Đội đã luôn là người bạn đồng hành đáng tin cậy không chỉ của riêng các doanh nghiệp quân đội mà còn phục vụ đắc lực nhu cầu vốn của các doanh nghiệp và cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế. Ngân hàng Quân Đội cũng tập trung thực hiện chiến lược mở rộng mạng lưới hoạt động tại các trung tâm kinh tế lớn của đất nước
Mạng lưới chi nhánh là hoạt động hết sức quan trọng phục vụ tốt hơn các nhu cầu của khách hàng, đảm bảo nhanh chóng, kịp thời, an toàn góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng. Hoạt động của Ngân hàng từ một điểm giao dịch là trụ sở ban đầu, đến nay đã có 25 chi nhánh và phòng giao dịch tại các thành phố lớn: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh. Trong đó có 1 Sở giao dịch và 4 chi nhánh cấp 1 (chi nhánh Điện Biên Phủ, chi nhánh Đà Nẵng, chi nhánh Hải Phòng, chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh). Ngoài ra còn có 3 điểm giao dịch mới đã được Ngân hàng Nhà nước cấp phép và chuẩn bị khai trương.
Cùng với việc mở rộng mạng lưới hoạt động trong nước, Ngân hàng Quân Đội cũng rất chú trọng đến việc mở rộng quan hệ hợp tác và mạng lưới giao dịch với các ngân hàng trên thế giới. Đến nay, Ngân hàng đã thiết lập được quan hệ đại lý với 350 ngân hàng trên toàn thế giới ở trên 70 Quốc gia.
2.1.2 Thực trạng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Quân Đội
Cùng với sự phát triển kinh tế đất nước, với đường lối chính sách đúng đắn, chất lượng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Quân Đội luôn đạt mức tăng trưởng ổn định.
Nguồn vốn và quy mô hoạt động của Ngân hàng luôn ổn định và tăng trưởng liên tục trong thời gian qua. Vốn chủ sở hữu của Ngân hàng q...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status