Thực trạng nguy cơ và các giải pháp đối với rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại Việt Nam - pdf 27

Download miễn phí Đề tài Thực trạng nguy cơ và các giải pháp đối với rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại Việt Nam



MỞ ĐẦU. 1
PHẦN A.RỦI RO TÍN DỤNG TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI. 3
I.Hoạt động tín dụng trong ngân hàng thương mại: 3
1.Cho vay thấu chi( Overdraft lending): 4
2. Cho vay đối với doanh nghiệp: 4
3. Cho vay tiêu dùng(consumer loans): 6
4. Vay mua bất động sản ( housing loans): 6
5. Quan hệ tín dụng quốc tế : 6
II. Rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại: 7
1.Rủi ro cơ bản(principal risk): 8
2.Rủi ro lãi suất : 8
3.Rủi ro ngoại hối: 9
4.Rủi ro cấu trúc : 10
5.Rủi ro ngiệp vụ hay rủi ro hoạt động: 11
PHẦN B. CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO TÍN DỤNG: 12
I. Phòng ngừa trước khi cho vay: 12
1. Phân tích tín dụng: 12
2. Công tác phân tích khả năng tài chính của khách hàng: 15
II. Phòng ngừa sau cho vay: 17
III. Phòng ngừa rủi ro tín dụng bằng nghiệp vụ ngân hàng ( Hedging): 18
1.Quản lí khe hở nhạy cảm ( sensitive gap)với các biến số kinh tế: 18
2.Sử dụng các nghiệp nụ phái sinh(derivatives): 21
IV. Các công tác khác mà ngân hàng cần xem xét và thực hiện: 25
PHẦN C: THỰC TRẠNG NGUY CƠ VÀ CÁC GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI RRTD CỦA NHTM VIỆT NAM: 27
I. Một số nguy cơ và vấn đề còn tồn đọng: 27
II. Các giải pháp tham khảo chủ yếu: 29
KẾT LUẬN. .32
TÀI LIỆU THAM KHẢO 33
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


các nghiệp vụ nhanh gọn chính xác. 6. Rủi ro từ môi trường và các yếu tố thể chế khác:
Đây là loại rủi ro mà không chỉ tác động lên hoạt động tín dụng mà nó còn tác động lên mọi mặt hoạt động của ngân hàng. Đó là do sự biến đổi trong những qui định của pháp luật, do những thay đổi lớn về khoa học công nghệ. Đôi khi đó là do lạm phát, khủng hoảng kinh tế v.v. Như vậy, khả năng phòng chống các rủi ro này của một ngân hàng là khá hạn chế, để làm được việc đó, các ngân hàng phải có quan hệ hợp tác mật thiết lẫn nhau, cùng nhau tiến hành phân tích và đưa ra các biện pháp phòng ngừa thích hợp.
Phần B. Các biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng:
Như trên đã đề cập, việc phân loại rủi ro tín dụng chỉ mang ý nghĩa tương đối vì giữa chúng có những mối liên hệ rất mật thiết, loại này tác động lên loại kia và ngược lại. Vì vậy, để công tác phòng ngừa rủi ro thực sự đạt hiệu quả chúng ta phải tiến hành các biện pháp một cách tổng hợp, khoa học và mang tính hệ thống cao. Việc phòng ngừa RRTD phải được tiến hành thường xuyên liên tục và triệt để, từ trước đến sau khi quan hệ tín dụng được phát sinh, từ tầm vi mô đến tầm vĩ mô, phải xác định đó là nhiệm vụ của mỗi nhân viên trong ngân hàng mà phòng tín dụng chỉ là biểu hiện tập trung của công tác đó. Để đạt được những yêu cầu đó, một ngân hàng thường tổ chức thực hiện các nghiệp vụ một cách có hệ thống có chiến lược và kế hoạch cụ thể bao gồm các nội dung sau:
I. Phòng ngừa trước khi cho vay:
Đây là một cách phòng ngừa rủi ro thực sự hiệu quả và cần được đề cao vì phòng bệnh bao giờ cũng hơn là chữa bệnh. Khi một quan hệ tín dụng chưa phát sinh, việc lường trước và đánh giá đúng rủi ro tiềm năng là một công việc rất có ích nhưng cũng đòi hỏi người làm công tác tín dụng phải có những nỗ lực đi đôi với những biện pháp và điều kiện khác như cơ sở kĩ thuật, trình độ ...ỏ mức độ cao.Phòng ngừa trước cho vay có thể bao gồm các nội dung sau:
1. Phân tích tín dụng:
Đây là một công tác nghiệp vụ mang tính bắt buộc mà mọi ngân hàng phải thực hiện trước khi kí kết bất kì một hợp đồng tín dụng nào, nó giúp ngân hàng trong quá trình cho điểm tín dụng và đo lường rủi ro tín dụng trước cho vay. Việc phân tích tín dụng nhằm giải đáp những vấn đề sau:
- Người xin vay có đáng tin cậy hay không? Vì sao?
- Hợp đồng tín dụng có được cấu trúc hoàn chỉnh không
- Quyền đối với tài sản thế chấp và các quyền khác của phía ngân hàng.
1.1.Múc độ tin cậy đối với khách hàng :
Đây là vấn đề đánh giá khả năng thanh toán khoản vay đầy đủ, cả gốc và lãi, và đúng hạn của khách hàng, nó có tính quyết định trong việc phòng ngừa các rủi ro cơ bản khi quan hẹ tín dụng phát sinh. Để giải đáp vấn đề này ngân hàng cần căn cứ vào các yếu tố sau:
- Tính cách( character) : Trách nhiệm, tính trung thực, mục đich vay vốn đúng đắn nghiêm túc, kế họch trả nợ cụ thể và hợp lí là những cơ sở để tạo nên tính cách hay uy tín của khách hàng trong mắt ngân hàng. Ngân hàng sẽ không khi nào cho vay khi họ nhận thấy những yếu tố thiếu trung thực, thiếu trách nhiêm trong việc quản lí sử dụng vốn cũng như tính khả thi của khoản vay vì nó sẽ dễ khiến ngân hàng phải gánh chịu những món nợ khó đòi. Tính cách và uy tín của khách hàng được ngân hàng đánh giá qua những tiêu trí sau quan hệ lâu nay giữa ngân hàng và khách hàng, tham khảo chủ nợ khác của khách hàng, bạn hàng, mục đích vay, tính khả thi của dự án…
- Năng lực (capacity): năng lực ở đây có thể được hiểu là khả năng vay vốn, khả năng hoàn trả cũng như tư cách pháp lí của khách hàng trong việc kí kết hợp đồng tín dụng. Để hiểu về những vấn đề này, ngân hàng cũng có một hệ thống các chỉ tiêu cụ thể bao gồm: qui định pháp luật, năng lực người bảo lãnh, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh…
- Dòng tiền mặt (cash flow): đây là yếu tố đánh giá khả năng thanh khoản của khách hàng, nghĩa là khả năng trả nợ trong những thời kì khác nhau, đặc biệt là trong ngắn hạn. Việc đánh giá chỉ tiêu này tập trung vào một số chỉ tiêu sau : dòng tiền mặt từ doanh thu bán hàng, thu nhập, dòng tiền mặt từ việc bán tài sản, huy động từ các công cụ nợ, chứng khoán v.v. đây cũng là nhân tố bộc lộ những khía cạnh khác của doanh nghiệp như sức mạnh thị trường, chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh, trình độ quản lí, tiềm năng phát triển…
- Tài sản thế chấp (collateral): Đây là vật đảm bảo cho sự vay nợ của khách hàng, giúp ngân hàng giảm bớt rủi ro mất vốn. Công tác thẩm định giá trị tài sản thế chấp do đó trở nên hết sức quan trọng. Trong việc đánh giá tài sản thế chấp, cán bộ tín dụng thường đặt câu hỏi: người vay có sở hữu một tài sản nào có giá trị tương xứng với khoản vay hay không? đồng thời các cán bộ tín dụng phải đặc biệt nhạy cảm với những đặc điểm như: thời gian sử dụng, tình trạng hiện tại và mức độ chuyên môn hoá thể hiện ở tài sản của khách hàng. Trong đó, yếu tố công nghệ đóng một vai trò quan trọng. Nếu tài sản của khách hàng qua lỗi thời thì giá trị thế chấp của nó sẽ giảm xuống, lí do là vì ngân hàng sẻ gặp nhiều khó khăn trong việc bán lại tài sản đó nếu khoản vay không được hoàn trả( ta sẽ đề cập kĩ hơn ở phần sau ).
- Các điều kiện về môi trường: ngân hàng phải luôn luôn nhận biết được những xu hướng tiến triển gần đây của hãng cũng như của ngành mà hãng hoạt động, hiểu được mức độ tác động của những thay đổi trong nền kinh tế đối với khoản cho vay. Một khoản cho vay có thể rất hiệu quả trên giấy tờ nhưng có thể giá trị của nó sẽ bị sụt giảm khi nền kinh tế lâm vào suy thoái hay lãi suất tăng cao do sức ép của lạm phát. Để làm tốt công tác này, ngân hàng phải có một hệ thống thu thập và lưu trữ thông tin thường xuyên liên tục với khối lượng lớn và phải tiến hành các nghiên cứu định kì về ngành và ngân hàng phục vụ.
- Sự kiểm soát : Nhân tố cuối cùng để đánh giá độ đáng tin cậy của một khách hàng là sự kiểm soát, nó tập trung vào các cây hỏi như : những thay đổi về qui định có ảnh hưởng bất lợi đến người vay không và liệu khách hàng có đáp ứng được tiêu chuẩn chất lượng tín dụng mà các cơ quan quản lí của ngân hàng đặt ra không?v.v.
1.2. Cấu trúc của một hợp đồng tín dụng hoàn chỉnh:
Khi niềm tin mà ngân hàng dành cho khách hàng đã được xác định, vấn đề tiếp theo là tạo nên một hợp đồng tín dụng hoàn chỉnh để có thể đáp ứng yêu của cả ngân hàng và khách hàng. Vấn đề này được thể hiện trên các điều khoản của một hợp đồng tín dụng về thời gian cấp phát, kế hoạch hoàn trả, lãi suất, tài sản thế chấp, sự cam đoan bảo lãnh, và những điều khoản bảo đảm khác. Cấu trúc của một hợp đồng tín dụng không những phải phù hợp với điều kiện cụ thể của từng ngân hàng và khách hàng mà nó còn phải hạn chế đến mức tối đa những nguy cơ rủi ro mà cả hai bên phải gánh chịu. Nếu khách hàng gặp khó khăn trong việc thanh toán nợ do cấu trúc của một món vay bắt bí hay không phù hợp thì chính ngân hàng cũng p...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status