Hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam - Thực trạng và giải pháp - pdf 27

Download miễn phí Đề tài Hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam - Thực trạng và giải pháp



PHẦN MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 4
I. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG 4
1. Thời kỳ hoạt động của các ngân hàng sơ khai 4
2. Từ thế kỷ V đến thế kỷ XVII 5
3. Từ thế kỷ XVIII đến thế kỷ XX 6
4. Từ đầu thế kỷ XX đến nay. 6
II. KHÁI NIỆM NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI. 7
1. Khái niệm 7
2. Đặc điểm. 8
III. CHỨC NĂNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI. 8
1. Chức năng trung gian tín dụng. 8
2. Chức năng trung gian thanh toán. 9
3. Chức năng tạo tiền 10
IV. NGHIỆP VỤ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI. 12
1. Nghiệp vụ thuộc tài sản có. 12
2. Nghiệp vụ thuộc tài sản có. 14
V. VAI TRÒ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI. 16
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 18
I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HỆ THỐNG
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM. 18
1. Quá trình hình thành và phát triển. 18
2. Phân loại các ngân hàng thương mại Việt Nam. 20
3. Các loại hình dịch vụ và công cụ của ngân hàng thương mại Việt Nam. 21
II. BỐI CẢNH NỀN KINH TẾ VIỆT NAM THỜI GIAN QUA 23
III. HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 25
1. Những thành tựu đã đạt được 25
2. Những hạn chế và tồn tại. 28
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ 32
1. Nâng cao chất lượng tín dụng. 32
2. Kiện toàn, cơ cấu lại và hiện đại hoá toàn hệ thống. 34
3. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và phòng ngừa rủi ro. 35
4. Đa dạng hoá các loại hình dịch vụ 36
5. Đào tạo và nâng cao chất lượng cán bộ và nhân viên ngân hàng. 37
KẾT LUẬN 39
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


tài sản có phản ánh việc sử dụng vốn của ngân hàng thương mại. Nghiệp vụ này mang lại thu nhập cho ngân hàng thông qua việc thu lãi cho vay, lãi đầu tư, giúp ngân hàng tạo ra lợi nhuận. Nó bao gồm các khoản mục chính là: nghiệp vụ ngân hàng, nghiệp vụ cho vay, nghiệp vụ đầu tư và các loại tài sản có khác.
2.1. Nghiệp vụ ngân quỹ.
Khoản mục này bao gồm: tiền mặt tại quỹ (tiền giấy và tiền kim loại). Nhu cầu dự trữ tiền mặt cao hay thấp phụ thuộc vào quy mô hoạt động của ngân hàng, nhu cầu rút tiền mặt của khách hàng và còn mang tính thời vụ. Tiền gửi ở ngân hàng trung ương gồm tiền gửi dự trữ bắt buộc theo quy định và tiền gửi thanh toán tại ngân hàng trung ương. Hai bộ phận trên hình thành nên phần dự trữ của ngân hàng thương mại. Nó không tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng.
Thêm vào đó, nghiệp vụ ngân quỹ còn có tiền mặt trong quá trình thu là khoản phát sinh do quan hệ thanh toán vãng lai giữa các ngân hàng, khi ngân hàng đã ghi vào bên nợ nhưng thực chất lại chưa nhận được tiền và tiền gửi ở ngân hàng khác.
Nói chung, tiền dự trữ, tiền mặt trong quá trình thu và tiền gửi trong các ngân hàng khác đều được coi như những khoản tiền mặt. Nó chỉ chiếm 1 tỷ trọng nhỏ và đang ngày càng giảm dần.
2.2. Nghiệp vụ cho vay.
Tiền cho vay là một món nợ đối với cá nhân hay doanh nghiệp đi vay và là 1 tài sản có đối với ngân hàng, tạo ra thu nhập cho ngân hàng. Tiền cho vay thường có tính chất kém lỏng hơn so với các tài sản có khác. Vì chúng không thể chuyển thành tiền mặt trước khi các khoản cho vay đó đến hạn. Các khoản tiền cho vay cũng có xác suất vỡ nợ cao hơn so với những tài sản có khác. Chính vì tính lỏng thấp và mức rủi ro cao nên ngân hàng phải thu lãi cao từ các khoản cho vay và tạo ra phần lớn thu nhập cho ngân hàng. Do đó nghiệp vụ cho vay được xem là hoạt động sinh lời chủ yếu của ngân hàng trung gian nói chung và ngân hàng thương mại nói riêng. Nó thường chiếm tỷ trọng lớn trong các khoản mục thuộc tài sản có.
Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại thường rất phong phú và đa dạng với các loại hình chủ yếu: chiết khấu thương phiếu; cho vay ứng trước; tín dụng uỷ thác hay bao thanh toán; cho vay thuê mua; tín dụng bằng chữ ký; tín dụng tiêu dùng,...
2.3. Nghiệp vụ đầu tư.
Hình thức phổ biến trong nghiệp vụ tài sản có của ngân hàng thương mại là đầu tư vào chứng khoán như: trái khoán Chính phủ hay trái khoán công ty để thu lợi tức đầu tư và do đó mang lại thu nhập cho ngân hàng. Nghiệp vụ này cũng nâng cao khả năng thanh toán cho ngân hàng, bảo tồn ngân quỹ, đặc biệt khi đầu tư vào trái khoán Chính phủ vì loại này có tính lỏng rất cao.
Đồng thời, nó còn làm đa dạng hoá các hoạt động kinh doanh của ngân hàng nhằm phân tán rủi ro và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
2.4. Những tài sản có khác.
Đó là những vốn hiện vật như văn phòng làm việc, máy tính và những trang thiết bị khác do ngân hàng sở hữu.
Ngoài các nghiệp vụ thuộc tài sản có và nghiệp vụ thuộc tài sản nợ là những nghiệp vụ trong bảng cân đối tài sản còn có nghiệp vụ ngoài bảng cân đối tài sản. Đó là các dịch vụ:
- Thanh toán qua ngân hàng: cung ứng các phương tiện và thực hiện các dịch vụ thanh toán.
- Dịch vụ đại lý và uỷ thác: phát hành trái phiếu cho kho bạc, quản lý tài sản, vốn đầu tư của các tổ chức, cá nhân theo hợp đồng.
- Kinh doanh ngoại tệ: mua vào các tài sản ngoại tệ và bán ra khi tỷ giá có lợi. Ngoài ra còn có các dịch vụ khác cùng liên quan đến vấn đề ngoại hối: đổi tiền, chuyển tiền,...
Các dịch vụ trên và một số hoạt động ngân hàng khác được thực hiện cũng chỉ nhằm mục đích làm tăng thêm lợi nhuận cho ngân hàng và nâng cao chất lượng cũng như hiệu quả hoạt động của ngân hàng.
V. Vai trò của ngân hàng thương mại.
Vai trò của ngân hàng thương mại nói riêng và của các ngân hàng trung gian nói chung được thể hiện qua chính các chức năng của chúng.
Với chức năng trung gian tín dụng, nghiệp vụ huy động vốn, cho vay và đầu tư, ngân hàng thương mại đã góp phần tạo lợi ích cho tất cả các bên tham gia.
- Đối với người gửi tiền, họ thu được lợi từ vốn tạm thời nhàn rỗi của mình do ngân hàng trả lãi tiền gửi cho họ. Hơn nữa, ngân hàng còn đảm bảo cho sự an toàn và cung cấp các phương tiện thanh toán.
- Đối với người đi vay, họ sẽ thoả mãn nhu cầu vốn để kinh doanh, chi tiêu, thanh toán mà không phải chi phí nhiều về sức lực, thời gian cho việc tìm kiếm nơi cung ứng vốn tiện lợi, chắc chắn và hợp pháp.
- Đối với ngân hàng thương mại, họ sẽ tìm kiếm được lợi nhuận cho bản thân mình từ chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi hay hoa hồng môi giới. Lợi nhuận này chính là cơ sở để tồn tại và phát triển của ngân hàng thương mại.
- Đối với nền kinh tế, chức năng này có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vì nó đáp ứng được nhu cầu vốn để đảm bảo quá trình tái sản xuất được thực hiện liên tục và mở rộng quy mô sản xuất. Với chức năng này, ngân hàng đã biến vốn nhàn rỗi không hoạt động thành vốn hoạt động, kích thích quá trình luân chuyển vốn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh.
Như vậy, các ngân hàng đã thực sự huy động được sức mạnh tổng hợp của nền kinh tế vào quá trình sản xuất và lưu thông hàng hoá. Nếu không có ngân hàng trung gian, việc huy động của cải xã hội vào quá trình sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng sẽ chậm đi rất nhiều.
Với chức năng trung gian thanh toán, ngân hàng đã thực hiện các dịch vụ thanh toán cho nền kinh tế từ đó thúc đẩy lưu thông hàng hoá, đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế. Đồng thời với việc thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng đã giảm được tiền mặt trong lưu thông, dẫn đến tiết kiệm chi phí lưu thông tiền mặt như chi phí in ấn, đếm nhận bảo quản tiền,... Hơn nữa, ngân hàng còn giám sát được các hoạt động kinh tế góp phần tạo ra một môi trường kinh doanh lành mạnh, tạo ra sự ổn định trong đời sống kinh tế xã hội.
Ngày nay, có thể nói mọi quan hệ kinh tế đều được thực hiện thông qua quan hệ tiền tệ và chủ yếu là hoạt động của hệ thống ngân hàng bên cạnh các tổ chức tài chính phi ngân hàng.
Với chức năng tạo tiền, ngân hàng thương mại là một trong các chủ thể tham gia vào quá trình cung ứng tiền, tạo ra một khối lượng phương tiện thanh toán rất lớn trong nền kinh tế.
Căn cứ vào các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tạo tiền, ngân hàng trung ương thực hiện chính sách tiền tệ để kiểm soát quá trình tạo tiền của ngân hàng thương mại và kiểm soát lượng tiền cung ứng nhằm đạt được các mục tiêu của nền kinh tế vĩ mô, đặc biệt là mục tiêu ổn định tiền tệ. Phần lớn các công cụ của chính sách tiền tệ chỉ được thực thi có hiệu quả với sự hợp tác tích cực và có hiệu quả của các ngân hàng thương mại cũng như các ngân hàng trung gian khác trong việc chấp hành quy định dự trữ bắt buộc, quy chế thanh toán không dùng tiền mặt và việc nâng cao hiệu quả cho vay và đầu tư.
Tóm lại, vai trò của hệ thống ngân hàng thương mại nói riêng và các ngân hàng trung gian nói chung có thể khái quát thành 2 điểm lớn là:
- Các ngân ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status